1.6.1. Mục đích điều tra
−Tìm hiểu tình hình sử dụng graph và SĐTD trong dạy học ở trường THPT: mức độ sử dụng, tính hiệu quả của việc sử dụng graph và SĐTD, những khó khăn khi sử dụng graph và SĐTD.
1.6.2. Đối tượng và phương pháp điều tra
−Đối tượng: GV hóa học tại các trường THPT.
− Phương pháp: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát ý kiến 96 GV hóa học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thông qua học viên lớp cao học Lí luận và phương pháp dạy học hóa học khóa 20.
Bảng 1.2. Đối tượng điều tra
Trường (TP.HCM) Số lượng Trường (Tỉnh) Số lượng THPT Việt Âu THPT Củ Chi THPT Thăng Long THPT Nguyễn Thị Định THPT Herman Gmeiner THPT Phú Hòa
THPT Tân Thông Hội THPT Trung Lập THPT Hồng Hà THPT Đào Duy Từ THPT Lý Thái Tổ 4 10 5 5 2 4 8 5 10 2 4 THPT Nam Hà - ĐN THPT Xuân Thọ – ĐN THPT Võ Trường Toản – ĐN THPT Nguyễn Trãi – ĐN THPT Dầu Tiếng – BD THPT Lai Uyên – BD
THPT chuyên Quang Trung – Bình Phước
THPT Lưu Văn Liệt – Vĩnh Long THPT Vĩnh Long – Vĩnh Long 9 1 2 1 4 4 1 6 9
1.6.3. Kết quả điều tra
Câu 1:Mức độ sử dụng graph trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng graph của GV Hình thức Khôngsử dụng (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB
Graph nội dung dạy học 56 25 15 0 1.57
Câu 2:Mức độ sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT Bảng 1.4. Mức độ sử dụng SĐTD của GV Hình thức Không sử dụng (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB SĐTD về lí thuyết 69 17 10 0 1.38 SĐTD về bài tập 96 0 0 0 1.00
Nhận xét: Ở các trường phổ thông mức độ sử dụng graph lí thuyết; graph bài tập và
SĐTD ít hơn mức trung bình 2.5. Điều này chứng minh, nó ít được vận dụng trong quá trình dạy và học hóa học, trong khi phương pháp học bằng SĐTD đã và đang được vận dụng rộng rãi ở các trường đại học trong nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau trên thế giới như anh văn, toán học…. Vì vậy, đây là vấn đề cần được quan tâm.
Câu 3: Để thiết kế graph và SĐTD trong dạy học hóa học, thầy (cô) thường sử dụng phương tiện trực quan
Bảng 1.5. Mức độ sử dụng các loại PTTQ để thiết kế graph và SĐTD
Phương tiện trực quan Không sử dụng (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB Máy vi tính 45 16 22 13 1.6 Bìa cứng 63 28 5 0 1.39 Tự thiết kế trên bảng 81 15 0 0 1.15 Phức hợp 90 3 3 0 1.09
Nhận xét:Vì mức độ sử dụng graph và SĐTD bị hạn chế nên các giáo viên ít
chú trọng đến việc thiết kế graph hay SĐTD ở đâu, như thế nào có hiệu quả, thuận lợi với điều kiện vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Nhưng nhìn chung, GV vẫn gần gũi với máy vi tính, hầu như mọi vấn đề GV đều soạn thảo và làm việc với trang thiết bị hiện đại này. Đây là một điều thuận lợi, khi chúng tôi giới thiệu phần mềm thiết kế graph và SĐTD đến với GV ở các trường THPT.
Câu 4: Theo thầy (cô) ở giai đoạn củng cố bài học và trong tiết luyện tập nếu sử dụng tốt graph và SĐTD thì tính hiệu quả của chúng như thế nào?
Bảng 1.6. Tính hiệu quả của việc sử dụng graph và SĐTD Tác dụng Không hiệu quả (1) Ít hiệu quả (2) Hiệu quả vừa phải (3) Rất hiệu quả (4) Mức độ TB
Giúp HS dễ hiểu bài 0 6 62 28 3.23
HS khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn 0 8 18 70 3.65
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức
0 4 52 40 3.38
Bài học có chiều sâu hơn 0 8 28 60 3.54
Nhận xét:Các GV đều nhận ra được hiệu quả của việc dạy học bằng graph và
SĐTD, mức độ TB đều lớn hơn 2,5. Rõ ràng, graph và SĐTD cần được vận dụng một cách rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, ở các trường phổ thông lại hoàn toàn ngược lại, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới thì rất khó khăn. Nó như một luồng gió mới, cần có thời gian để thích nghi và cần được sự cộng tác từ phía HS. Một tiết dạy và học đạt hiệu quả tốt khi thầy và trò phối hợp ăn ý một cách nhịp nhàng. Muốn làm được điều đó, các thầy cô, cần tác động đến HS phương pháp học tập mới thường xuyên, để HS thấy được cái hay, cái hứng thú, cái hiệu quả của phương pháp học mới mang lại.Vì vậy, tôi đã chọn đề tài lấy HS trung bình, yếu là đối tượng chính để tôi thiết kế các graph và SĐTD phục vụ cho quá trình tự học của các em. Tâm lí chung của hầu hết HS là học lí thuyết ít nhưng hiểu bài, làm được bài tập, điểm cao. Nắm bắt được tâm lí đó, chúng ta cần cho HS luyện tập thật nhiều dựa vào các graph và SĐTD.
Câu 5: Trong năm học, thông thường, khoảng bao nhiêu % tiết dạy thầy (cô) dạy bằng graph và SĐTD?
Bảng 1.7. Tỉ lệ bài giảng hóa học dùng graph và SĐTD ở THPT
Tỉ lệ thực hiện graph và SĐTD
Dưới 20% 20 – 40% 40–60% 60 – 80% Trên 80%
13 53 25 5 0
10.13 + 30.53 + 50.25 + 70.5 + 90.0
Nhận xét:Chỉ có một số GV thực hiện bài giảng bằng graph và SĐTD, nhìn
chung tỉ lệ này vẫn còn thấp 35,52% trên tổng số GV được khảo sát. Vì vậy, là GV trẻ, chúng ta cần ra sức đưa phương pháp dạy và học mới đến với HS THPT.
Câu 6: Những khó khăn thầy (cô) gặp phải khi sử dụng graph và SĐTD trong quá trình dạy học
Bảng 1.8. Mức độ khó khăn khi sử dụng graph và SĐTD trong dạy học hóa học
Khó khăn
(Đánh giá theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5)
Mức độ Mức
độ TB
(1) (2) (3) (4) (5) Đây là phương pháp dạy mới, HS khó tiếp thu,
khó học. 16 22 20 31 7 2.91
Nhà trường chưa trang bị đủ máy chiếu. 42 5 7 11 31 2.83 Mất thời gian trong quá trình thiết kế các sơ đồ. 20 19 13 13 31 3.17
Thời gian dạy tiết 45 phút là không đủ. 16 20 19 19 22 3.11
HS quen cách học truyền thống, học từ trên
xuống theo kiểu gạch đầu dòng.... 10 23 23 24 16 3.13 Khó khăn khác (vui lòng ghi cụ thể nếu có).
Nhận xét:Để có các graph và SĐTD, GV cần có sự chuẩn bị và thiết kế trước,
điều này làm mất thời gian của hầu hết các GV, khiến GV ngại dạy theo graph và SĐTD. Mặt khác, thời gian lên lớp có 45 phút, trong khi khâu ổn định lớp mất 5 phút, nội dung chương trình hóa 11 lại nặng, việc dạy đồng thời cả lí thuyết và vận dụng bài tập nhiều trong 1 tiết là không đủ. HS quen cách học ở các cấp THCS, GV cho ghi vở theo cách liệt kê, giờ cho HS ghi theo kiểu sơ đồ khiến các em gặp nhiều khó khăn trong quá trình tư duy, các em lại mất thời gian để làm quen với cách học mới. Chính gặp những khó khăn trên nên đa số các GV ít dạy bằng graph và SĐTD.
Nhận xét chung:
-Các GV đánh giá cao tác dụng của dạy học bằng graph và SĐTD, tuy nhiên trên thực tế việc dạy và học bằng graph và SĐTD chưa thật sự hiệu quả và gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan.
-Phần lớn thầy cô chỉ dạy một cách đơn thuần là viết nội dung theo kiểu liệt kê mang tính tái hiện các kiến thức từ trong sách giáo khoa.
-Tiết ôn tập, luyện tập: GV chỉ đưa ra câu hỏi, và giải 1 số bài tập như trong sách giáo khoa (đọc đề, hướng dẫn HS giải).
-GV ở 1 số trường dân lập trong giờ luyện tập đa số chỉ thực hiện bước đưa ra nhiều bài tập tương tự cho HS làm quen với từng dạng toán, HS làm quen tay và nhớ, GV chưa thiết kế thành các bước giải cho HS nên gây mất thời gian cho HS lúc ôn tập, HS muốn nhớ lại cách làm phải đọc lại bài mẫu.
- Từ cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn, thực hiện đề tài này nhằm tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp phát huy vai trò của graph và SĐTD,nâng cao hiệu quả sử dụng graph và SĐTD, hỗ trợ HS trung bình yếu trong quá trình học hóa học hữu cơ ở trường THPT.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
−Tìm hiểu các luận án,luận văn, các tài liệu cùng hướng nghiên cứu với đề tài. Chúng tôi nhận thấy graph và SĐTD được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề phục vụ chương trình hóa học THPT. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu thiết kế graph và SĐTD hổ trợ HS trung bình, yếu yêu thích và học tập hóa học tích cực, chủ động, sáng tạo được đề cập chưa nhiều.
−Cách xác định một HS là HS trung bình yếu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn một HS trở thành HS trung bình, yếu. Từ đó đưa ra hướng khắc phục và phương pháp dạy HS trung bình, yếu. Chúng ta thấy rằng, dạy HS trung bình yếu đòi hỏi người GV cần có sự kiên trì, lòng nhiệt tình, từng bước hướng dẫn các em phương pháp học, cách ghi bài, cách tư duy dựa trên nội dung tóm tắt của bài học.
−Tìm hiểu cơ sở lí luận về graph và SĐTD, trình bày khái niệm, nguyên tắc xây dựng, ý nghĩa của graph và SĐTD đối với quá trình dạy học môn hóa; phân loại các SĐTD, so sánh graph và SĐTD, nghiên cứu phần mềm xmind và imindmap dùng để thiết kế SĐTD.
−Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài, tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng graph và SĐTD của các GV trong quá trình giảng dạy. Việc khảo sát đã được tiến hành trên 96 GV, cho thấy rằng đa số các thầy cô vẫn chưa vận dụng graph và SĐTD thường xuyên, còn gặp nhiều khó khăn khi vận dụng. Đồng thời, phần lớn các GV thường chỉ cho HS cách ghi bài truyền thống.
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG GRAPH VÀ SĐTD ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11 VỚI ĐỐI TƯỢNG HS TRUNG BÌNH, YẾU
2.1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN HOÁ HỮU CƠ 11 BAN CƠ BẢN 2.1.1. Cấu trúc và nội dung các chương [33] 2.1.1. Cấu trúc và nội dung các chương [33]
Phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản được chia làm 6 chương (từ chương 4 đến chương 9) Chương 4: Đại cương về hoá hữu cơ
Nội dung của chương cung cấp các kiến thức cơ sở lí thuyết dùng cho việc nghiên cứu các loại chất hữu cơ cơ bản được nghiên cứu trong chương trình như: Khái niệm chất hữu cơ và hoá học hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ, phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ, phân loại gọi tên hợp chất hữu cơ, phân tích nguyên tố, công thức phân tử, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, phản ứng hữu cơ. Đây là các khái niệm cơ bản ban đầu về hoá hữu cơ theo quan điểm của thuyết cấu tạo hoá học và cấu tạo chất hữu cơ. Các khái niệm cơ bản được trình bày chuẩn xác theo quan điểm hiện đại giúp học sinh có cơ sở nghiên cứu sâu cấu trúc không gian của các chất hữu cơ nhằm tìm hiểu khả năng phản ứng và ứng dụng của chúng.
Các hợp chất hữu cơ được nghiên cứu dựa theo sự phân loại các nhóm chất như: Chương 5: Hiđrocacbon no
Chương 6: An ken - Ankađien – Akin
Chương 7: Aren - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Nội dung kiến thức trong ba chương này nghiên cứu các loại hiđrocacbon cụ thể. Các loại hiđrocacbon được nghiên cứu theo trình tự: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp -> Cấu trúc phân tử ->Tính chất vật lí ->Tính chất hoá học -> Điều chế và ứng dụng. Các nội dung kiến thức trong từng phần đều được nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết chủ đạo và kiến thức phần đại cương hoá hữu cơ. Cấu trúc phân tử của các chất tiêu biểu được nghiên cứu kĩ cùng với cơ chế của các phản ứng đặc trưng cho từng loại hiđrocacbon (phản ứng thế, phản ứng cộng hợp). Công nghiệp chế hoá dầu mỏ được nghiên cứu đầy đủ giúp học sinh hiểu đúng về tầm quan trọng của công nghiệp hoá dầu đối với nền kinh tế quốc dân.
Chương 8: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
Nội dung kiến thức trong hai chương này nghiên cứu về dẫn xuất halogen và các dẫn xuất chứa oxi của hiđrocacbon. Các chất trong các dãy đồng đẳng cũng được nghiên cứu theo trình tự tương tự với hiđrocacbon, các tính chất được dự đoán trên cơ sở phân tích câu trúc phân tử, nhóm chức của loại hợp chất. Các phản ứng đặc trưng được đề cập từ cơ chế đến các qui tắc chi phối quá trình diễn biến của phản ứng và giải thích chúng trên cơ sở lí thuyết cấu tạo chất hữu cơ. Sự nghiên cứu về các dãy chất hữu cơ (hiđrocacbon và dẫn xuất) sâu sắc, toàn diện và đi sâu vào bản chất của các quá trình biến đổi hoá học của chúng. Quá trình nghiên cứu này giúp cho học sinh có được phương pháp suy luận khoa học đi từ sự phân tích cấu trúc phân tử các loại chất hữu cơ để dự đoán tính chất của chúng và vận dụng kiến thức cơ sở lí thuyết cấu tạo chất hữu cơ để giải thích các tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
2.1.2. Phương pháp dạy học [28]
Chương 4: Đại cương về hoá hữu cơ
GV nên chuẩn bị kĩ thí nghiệm phân tích định tính, định lượng thành phần các nguyên tố trong HCHC.
Các ví dụ về HCHC nên cố gắng lấy những ví dụ sát với thực tế để HS dễ tiếp thu. Sưu tầm các dạng bài tập để giúp HS làm quen với các kiểu bài tập xác định CTPT HCHC.
Chương 5: Hiđrocacbon no
Chương 6: An ken - Ankađien – Akin
Chương 7: Aren - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Phần danh pháp, GV cần cho HS nắm được những quy tắc gọi tên. GV giúp HS nắm được dàn bài cơ bản khi nghiên cứu HCHC.
GV hướng dẫn cụ và kiểm tra thường xuyên các phần: CTPT chung, đồng đẳng, đồng phân, cách gọi tên, phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học.
GV hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết chung để suy luận kiến thức mới và so sánh với phần hidrocacbon no.
GV lưu ý HS về điều kiện phản ứng là một trong các yếu tố quan trọng trong tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm.
Chương 8: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
GV cần tạo điều kiện cho HS tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động tiếp nhận kiến thức mới bằng cách tổ chức các hoạt động theo nhóm.
Tăng cường sử dụng tranh, mô hình lắp ghép để HS dễ hình dung việc viết CTCT các đồng phân theo quan điểm thay thế các nguyên tử - nhóm nguyên tử có cùng hóa trị.
GV vận dụng các kiến thức về quan hệ cấu tạo – tính chất để xét các chất. GV không nên mở rộng sang các dãy đồng đẳng của đa chức, chỉ nên giới thiệu vài ancol đa chức, andehit đa chức, axit đa chức tiêu biểu có ứng dụng.
2.2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG SĐTD PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11 DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG HS TRUNG BÌNH, YẾU LỚP 11 DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG HS TRUNG BÌNH, YẾU
2.2.1. Các quy tắc thiết kế SĐTD
2.2.1.1. Nhấn mạnh, gây chú ý
Đây là một quy tắc quan trọng vì có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả nhấn mạnh tối ưu.
Chúng ta cần:
- Dùng một hình ảnh trung tâm hoặc từ ngữ có màu sắc, kích cỡ thật lôi cuốn. - Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD nhằm tăng cường khả năng hình dung. - Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in: thay đổi kích cỡ là cách tốt nhất để chỉ tầm quan trọng tương đối giữa các thành phần.