CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ GRAPH VÀ SĐTD

Một phần của tài liệu Sử dụng graph và sơ đồ tư duy hỗ trợ học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 THPT (Trang 29)

1.5.1. Khái quát về phần mềm iMindMap 5.3

IMindMap là phần mềm dùng để tạo các sơ đồ tư duy (Mind Map), được đầu tư xây dựng và phát triển bởi chính Tony Buzan, người rất nổi tiếng với những sách viết về MindMaps. Có thể nói iMindMap là một chương trình rất được mong đợi của giới tin học, bởi sự quy mô, giao diện đẹp và tính… khó crack của nó [43].

CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM IMINDMAP ● Các thao tác cơ bản:

- Cài đặt chương trình:tương tự như các phần mềm khác. - Các thao tác:đóng, mở, lưu tương tự trong Microsoft Office. ●Cách tạo sơ đồ:

Bước 1:Mở ứng dụng

- Trên màn hình Window chọn Start/ iMindMap. - Giao diện khi khởi động chương trình

- Sau khi nhấn Create, chương trình tự động chuyển sang tab Home, có giao

diện như hình dưới:

- Chèn nội dung vào branch và các lệnh bổ trợ để hiệu chỉnh + Menu  Insert

+ Menu  Home  Insert Link: tạo liên kết của branch với 1 tài liệu, wedsite………..

+ Menu  Home  Insert Note: ghi chú thông tin kèm theo branch đã chọn. +Menu  DesignBackground Colour: chọn màu nền cho iMindMap.

+ Menu  DesignStyles: lựa chọn màu sắc, Font chữ, lớp và hình dạng cho branch thiết kế ra một Style riêng sau đó Save Stylelại với tên mới .

+ Boundary để nhấn mạnh nhấn mạnh một nội dung quan trọng.

+ Apply Filter:cho phép người tạo bản đồ tùy biến hiển thịhoặc biến mất 1 hay nhiều chủ đề dưới mắt xem của người khác và hiển thị đầy đủkhi tác giả muốn.

+ Menu  ViewFocus In/ Out: giúp xử lý các branch đã chọn và các con của nó. Branch được chọn có vai trò như Central Idea. Những hiệu chỉnh trong không gian này sẽ được cập nhật vào Mind Map ban đầu.

+ Menu  Home  Document View: điều chỉnh hiển thị iMindMap dưới các dạng khác nhau.

1.5.2. Khái quát về phần mềm XMind

Xmind cũng giống như iMindMap là phần mềm dùng để vẽ SĐTD với nhiều dạng cấu trúc khác nhau. XMind hoàn toàn miễn phí, thích hợp với HS, sinh viên cần sơ đồ hóa bài giảng hoặc đề tài nghiên cứu. Xmind giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và tư duy một cách khoa học.

CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM XMIND ● Các thao tác cơ bản:

- Cài đặt chương trình:tương tự như các phần mềm khác. - Các thao tác:đóng, mở, lưu tương tự trong Microsoft Office. ● Cách tạo sơ đồ:

Bước 1: Mở ứng dụng

- Trên màn hình Window chọn Start/XMind. - Giao diện chính của chương trình như sau:

Bước 2:Tạo mới Xmind

- Nhập tên chủ đề vào ô Central Topic: ấn Enter để hoàn thành. - Tạo những nhánh con.

+ Click chuột trái 2 lần (R-click > Insert Main Topic) để tạo nhánh con cấp 1. + Insert/subtopic để tạo nhánh con,triển khai kế hoạch chi tiết hơn. Hoặc R- click chọn Insert/subtopic.

+ Phím Enter (Insert/topic) để tạo nhánh con cùng cấp với con trỏ chuột. + Relationship: chỉ rõ mối quan hệ giữa các thông tin có liên quan với nhau. + Boundary: chọn các thông tin cần nhóm lại.

+ Hyperlink: tạo liên kết của Main/Sub Topic với một tài liệu hoặc website… Menu/Insert/Hyperlink.

+ Attachment: khi muốn đính kèm tài liệu Main/Sub Topic giúp cho việc truy cập tài liệu dễ dàng hơn (Menu/Insert/Attachment).

+ Notes: sử dụng diễn giải thông tin chi tiết cho Main/Sub Topic nào đó….Menu  View  Notes.

- Topic Shape: cho phép thay đổi hình dáng của Central/Main và Sub Topic nhằm làm cho tài liệu nhìn sinh động hơn và dễ nhận biết.

- Topic Structure: cho phép hiệu chỉnh bố cục của XMind theo ý thích. + Mind Map - Structures: kết cấu thể hiện hoạt động đặc biệt của não bộ.

+ Tree Chart – Structures: biểu đồ hình cây cho phép điều hướng các chủ đề

từ đầu đến cuối.

+ Logic Chart – Structures: kết cấu logic mà các nội dung con được đặt bên

phải hoặc bên trái nội dung gốc, phù hợp với việc liệt kê bước thực hiên trước khi đi tiếp 1 bước cấp dưới.

+ Fishbone Chart – Structures: biểu đồ xương cá thể hiện một chủ đề xuyên

suốt với các tác nhân luôn tác độngtrong suốt quá trình diễn ra chủ đề đó. - Topic Line: chức năng giúp thay đổi kiểu đường liên kết giữa các Topic.

- Topic Text: định dạng nội dung văn bản trong các topic như Font chữ, kích thước chữ, màu sắc.

- Background: chọn màu cho Sheet.

- Wallpaper: chọn hình nền.

Bước 4: Xem và trình bày Mindmap

•Menu VIEW-Topics: lựa chọn chế độ xem: xem tài liệu (Map view); xem tổng thể bố cục (Outline view); xem nhiều tài liệu Mindmap trong một màn hình…

Bước 5: Lưu Mindmap Bước 6: Xuất file Mindmap

Sau khi hoàn thành sơ đồ muốn xuất ra dạng Word, PowerPoint, Image, PDF…click vào biểu tượng sơ đồ ở góc trên cùng bên trái để chọn các định dạng.

1.5.3. So sánh 2 phần mềm iMindMap 5.3 và XMind

Bảng 1.1. Ưu điểm và hạn chế của phần mềm XMind và iMindMap

XMIND IMINDMAP

Ưu điểm

1. Người dùng có thể trình bày ý tưởng, diễn biến tư duy hoặc phương pháp tư duycủa mình qua 6 cách thể hiện khác nhau trên XMind

1. Có chế độ vẽ hình trực tiếp trong phần mềm, đặc biệt là có thể uốn các đường nối để làm iMindMap sinh động  Tính tự do.

2. Xmind hỗ trợ các phím tắt dễ nhớ, đơn giản hóa thao tác của bạn

2. Phần mềm hỗ trợ màu sắc tốt. 3. Tốc độ xử lý chương trình

khá nhanh và ổn định 3. Có chức năng tổ chức project. 4. Giao diện rất giống Office

Word rất dễ tìm các nút lệnh  Dễ sử dụng.

4. Tương thích tốt với các ứng dụng và định dạng office.

5. Dễ Export ra các định dạng 5. Dễ Export ra các định dạng

6. Bộ lọc cho phép người tạo bản đồ có thể tùy biến hiển thị hoặc biến mất 1 hay nhiều chủ đề. 6. Có nhiều template. Hạn chế 1. Các nhánh còn hạn chế độ đậm nhìn không tự nhiên. 1. Tốn nhiều bộ nhớ, làm chậm tốc độ sử dụng. 2. Phần mềm hỗ trợ màu sắc chưa thu hút nhiều.

2. Chế độ phím tắt để thêm / sửa chữa các topic kém, làm cho người dùng tốn nhiều thao tác hơn khi muốn tạo / sửa một topic.

3. iMindMap thiếu các tính năng tự động sắp xếp, với mindmap lớn thì sẽ tốn nhiều công hơn để sắp xếp các nhánh.

1.6. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GRAPH VÀ SĐTD TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC 1.6.1. Mục đích điều tra 1.6.1. Mục đích điều tra

−Tìm hiểu tình hình sử dụng graph và SĐTD trong dạy học ở trường THPT: mức độ sử dụng, tính hiệu quả của việc sử dụng graph và SĐTD, những khó khăn khi sử dụng graph và SĐTD.

1.6.2. Đối tượng và phương pháp điều tra

−Đối tượng: GV hóa học tại các trường THPT.

− Phương pháp: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát ý kiến 96 GV hóa học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thông qua học viên lớp cao học Lí luận và phương pháp dạy học hóa học khóa 20.

Bảng 1.2. Đối tượng điều tra

Trường (TP.HCM) Số lượng Trường (Tỉnh) Số lượng THPT Việt Âu THPT Củ Chi THPT Thăng Long THPT Nguyễn Thị Định THPT Herman Gmeiner THPT Phú Hòa

THPT Tân Thông Hội THPT Trung Lập THPT Hồng Hà THPT Đào Duy Từ THPT Lý Thái Tổ 4 10 5 5 2 4 8 5 10 2 4 THPT Nam Hà - ĐN THPT Xuân Thọ – ĐN THPT Võ Trường Toản – ĐN THPT Nguyễn Trãi – ĐN THPT Dầu Tiếng – BD THPT Lai Uyên – BD

THPT chuyên Quang Trung – Bình Phước

THPT Lưu Văn Liệt – Vĩnh Long THPT Vĩnh Long – Vĩnh Long 9 1 2 1 4 4 1 6 9

1.6.3. Kết quả điều tra

Câu 1:Mức độ sử dụng graph trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng graph của GV Hình thức Khôngsử dụng (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB

Graph nội dung dạy học 56 25 15 0 1.57

Câu 2:Mức độ sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT Bảng 1.4. Mức độ sử dụng SĐTD của GV Hình thức Không sử dụng (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB SĐTD về lí thuyết 69 17 10 0 1.38 SĐTD về bài tập 96 0 0 0 1.00

Nhận xét: Ở các trường phổ thông mức độ sử dụng graph lí thuyết; graph bài tập và

SĐTD ít hơn mức trung bình 2.5. Điều này chứng minh, nó ít được vận dụng trong quá trình dạy và học hóa học, trong khi phương pháp học bằng SĐTD đã và đang được vận dụng rộng rãi ở các trường đại học trong nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau trên thế giới như anh văn, toán học…. Vì vậy, đây là vấn đề cần được quan tâm.

Câu 3: Để thiết kế graph và SĐTD trong dạy học hóa học, thầy (cô) thường sử dụng phương tiện trực quan

Bảng 1.5. Mức độ sử dụng các loại PTTQ để thiết kế graph và SĐTD

Phương tiện trực quan Không sử dụng (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB Máy vi tính 45 16 22 13 1.6 Bìa cứng 63 28 5 0 1.39 Tự thiết kế trên bảng 81 15 0 0 1.15 Phức hợp 90 3 3 0 1.09

Nhận xét:Vì mức độ sử dụng graph và SĐTD bị hạn chế nên các giáo viên ít

chú trọng đến việc thiết kế graph hay SĐTD ở đâu, như thế nào có hiệu quả, thuận lợi với điều kiện vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Nhưng nhìn chung, GV vẫn gần gũi với máy vi tính, hầu như mọi vấn đề GV đều soạn thảo và làm việc với trang thiết bị hiện đại này. Đây là một điều thuận lợi, khi chúng tôi giới thiệu phần mềm thiết kế graph và SĐTD đến với GV ở các trường THPT.

Câu 4: Theo thầy (cô) ở giai đoạn củng cố bài học và trong tiết luyện tập nếu sử dụng tốt graph và SĐTD thì tính hiệu quả của chúng như thế nào?

Bảng 1.6. Tính hiệu quả của việc sử dụng graph và SĐTD Tác dụng Không hiệu quả (1) Ít hiệu quả (2) Hiệu quả vừa phải (3) Rất hiệu quả (4) Mức độ TB

Giúp HS dễ hiểu bài 0 6 62 28 3.23

HS khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn 0 8 18 70 3.65

Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức

0 4 52 40 3.38

Bài học có chiều sâu hơn 0 8 28 60 3.54

Nhận xét:Các GV đều nhận ra được hiệu quả của việc dạy học bằng graph và

SĐTD, mức độ TB đều lớn hơn 2,5. Rõ ràng, graph và SĐTD cần được vận dụng một cách rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, ở các trường phổ thông lại hoàn toàn ngược lại, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới thì rất khó khăn. Nó như một luồng gió mới, cần có thời gian để thích nghi và cần được sự cộng tác từ phía HS. Một tiết dạy và học đạt hiệu quả tốt khi thầy và trò phối hợp ăn ý một cách nhịp nhàng. Muốn làm được điều đó, các thầy cô, cần tác động đến HS phương pháp học tập mới thường xuyên, để HS thấy được cái hay, cái hứng thú, cái hiệu quả của phương pháp học mới mang lại.Vì vậy, tôi đã chọn đề tài lấy HS trung bình, yếu là đối tượng chính để tôi thiết kế các graph và SĐTD phục vụ cho quá trình tự học của các em. Tâm lí chung của hầu hết HS là học lí thuyết ít nhưng hiểu bài, làm được bài tập, điểm cao. Nắm bắt được tâm lí đó, chúng ta cần cho HS luyện tập thật nhiều dựa vào các graph và SĐTD.

Câu 5: Trong năm học, thông thường, khoảng bao nhiêu % tiết dạy thầy (cô) dạy bằng graph và SĐTD?

Bảng 1.7. Tỉ lệ bài giảng hóa học dùng graph và SĐTD ở THPT

Tỉ lệ thực hiện graph và SĐTD

Dưới 20% 20 – 40% 40–60% 60 – 80% Trên 80%

13 53 25 5 0

10.13 + 30.53 + 50.25 + 70.5 + 90.0

Nhận xét:Chỉ có một số GV thực hiện bài giảng bằng graph và SĐTD, nhìn

chung tỉ lệ này vẫn còn thấp 35,52% trên tổng số GV được khảo sát. Vì vậy, là GV trẻ, chúng ta cần ra sức đưa phương pháp dạy và học mới đến với HS THPT.

Câu 6: Những khó khăn thầy (cô) gặp phải khi sử dụng graph và SĐTD trong quá trình dạy học

Bảng 1.8. Mức độ khó khăn khi sử dụng graph và SĐTD trong dạy học hóa học

Khó khăn

(Đánh giá theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5)

Mức độ Mức

độ TB

(1) (2) (3) (4) (5) Đây là phương pháp dạy mới, HS khó tiếp thu,

khó học. 16 22 20 31 7 2.91

Nhà trường chưa trang bị đủ máy chiếu. 42 5 7 11 31 2.83 Mất thời gian trong quá trình thiết kế các sơ đồ. 20 19 13 13 31 3.17

Thời gian dạy tiết 45 phút là không đủ. 16 20 19 19 22 3.11

HS quen cách học truyền thống, học từ trên

xuống theo kiểu gạch đầu dòng.... 10 23 23 24 16 3.13 Khó khăn khác (vui lòng ghi cụ thể nếu có).

Nhận xét:Để có các graph và SĐTD, GV cần có sự chuẩn bị và thiết kế trước,

điều này làm mất thời gian của hầu hết các GV, khiến GV ngại dạy theo graph và SĐTD. Mặt khác, thời gian lên lớp có 45 phút, trong khi khâu ổn định lớp mất 5 phút, nội dung chương trình hóa 11 lại nặng, việc dạy đồng thời cả lí thuyết và vận dụng bài tập nhiều trong 1 tiết là không đủ. HS quen cách học ở các cấp THCS, GV cho ghi vở theo cách liệt kê, giờ cho HS ghi theo kiểu sơ đồ khiến các em gặp nhiều khó khăn trong quá trình tư duy, các em lại mất thời gian để làm quen với cách học mới. Chính gặp những khó khăn trên nên đa số các GV ít dạy bằng graph và SĐTD.

Nhận xét chung:

-Các GV đánh giá cao tác dụng của dạy học bằng graph và SĐTD, tuy nhiên trên thực tế việc dạy và học bằng graph và SĐTD chưa thật sự hiệu quả và gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan.

-Phần lớn thầy cô chỉ dạy một cách đơn thuần là viết nội dung theo kiểu liệt kê mang tính tái hiện các kiến thức từ trong sách giáo khoa.

-Tiết ôn tập, luyện tập: GV chỉ đưa ra câu hỏi, và giải 1 số bài tập như trong sách giáo khoa (đọc đề, hướng dẫn HS giải).

-GV ở 1 số trường dân lập trong giờ luyện tập đa số chỉ thực hiện bước đưa ra nhiều bài tập tương tự cho HS làm quen với từng dạng toán, HS làm quen tay và nhớ, GV chưa thiết kế thành các bước giải cho HS nên gây mất thời gian cho HS lúc ôn tập, HS muốn nhớ lại cách làm phải đọc lại bài mẫu.

- Từ cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn, thực hiện đề tài này nhằm tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp phát huy vai trò của graph và SĐTD,nâng cao hiệu quả sử dụng graph và SĐTD, hỗ trợ HS trung bình yếu trong quá trình học hóa học hữu cơ ở trường THPT.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

−Tìm hiểu các luận án,luận văn, các tài liệu cùng hướng nghiên cứu với đề tài. Chúng tôi nhận thấy graph và SĐTD được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề phục vụ chương trình hóa học THPT. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu thiết kế graph và SĐTD hổ trợ HS trung bình, yếu yêu thích và học tập hóa học tích cực, chủ động, sáng tạo được đề cập chưa nhiều.

−Cách xác định một HS là HS trung bình yếu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn một HS trở thành HS trung bình, yếu. Từ đó đưa ra hướng khắc phục và phương pháp dạy HS trung bình, yếu. Chúng ta thấy rằng, dạy HS trung bình yếu đòi hỏi người GV cần có sự kiên trì, lòng nhiệt tình, từng bước hướng dẫn các em phương pháp học, cách ghi bài, cách tư duy dựa trên nội dung tóm tắt của bài học.

Một phần của tài liệu Sử dụng graph và sơ đồ tư duy hỗ trợ học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 THPT (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)