2.4.2.1. Giáo án bài “Luyện tập ankin”
BÀI 33 LUYỆN TẬPANKIN
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin
- Học sinh làm được một số bài tập liên quan đến phản ứng đặc trưng của ankin.
- Học sinh phân biệt được các chất ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.
II. Phương pháp dạy học:
Hỏi đáp, sử dụng graph, thuyết trình
III. Đồ dùng dạy học:
Bảng tóm tắt các tính chất của anken và ankin, graph tóm tắt và graph giải trên bìa cứng hoặc trên máy vi tính.
IV. Kiểmtra bài cũ:
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho etylen, axetylen lần lượt tác dụng với H2 ( Ni;t0); ddBr2 dư; ddAgNO3/NH3 dư.
V. Họat động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:
GV chuẩn bị sẵn bảng tóm tắt, gọi HS lên bảng ghi bổ sung các phần còn trống.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất của ankin so với anken.
HS: ank-1- in có tham
gia phản ứng thế với ddAgNO3/NH3, còn anken thì không.
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chất hóa học của anken và ankin
Anken Ankin Công thức chung CnH2n(n≥2) CnH2n-2(n≥2) Cấu tạo Giống nhau
-Hidrocacbon không no,mạch hở.
-Có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết bội. Khác nhau -Có 1 liên kết đôi. -Có đồng phân hình học. -Có 1 liên kết ba. -Không có đồng phân hình học. Tính chất hóa học Giống nhau -Cộng hidro;cộng ddBr2; HX. -Làmmất màu ddKMnO4. Khác nhau Không có phản ứng thế bởi ion kim loại Ank – 1 – in có phản ứng thế bởi ion kim loại
Hoạt động 3 GV gọi HS nêu hiện tượng, giải thích, viết ptpư.
Hoạt động 4 GV gọi HS lên bảng thực hiện chuỗi phản ứng, các HS còn lại làm vào tập BT. Sau đó, HS nhận xét. Hoạt động 5 GV hướng dẫn HS đọc đề, xử lý các số liệu.Ở mỗi thí nghiệm, yêu cầu HS cho biết những chất nào tham gia phản ứng.
GV lưu ý HS: % về thể tích cũng bằng % về số mol.
Tính phần trăm theo khối lượng
2. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các ankan,anken,ankin
II. BÀI TẬP
Câu 1: Học sinh nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
Câu 2: Học sinh thực hiện chuỗi, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, sửa chữa.
Câu 3:Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen qua dd brom dư, thấy có 1,68 lít khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí X trên qua dd bạc nitrat trong amoniac thấy có 24,24g kết tủa.Tính % theo thể tích và theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.
- H2;t0,xt +H2; Pd/PbCO3 +H2dư;Ni; t0. +H2;Ni ANKAN ANKEN ANKIN
C2H2 + 2Br2→ C2H2Br4. C2H4 + Br2→C2H4Br2.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3→AgC≡CAg + 2NH4NO3. %VC3H8= 25%; %VC2H4= 41,33%; %VC2H2 = 33,67% %mC3H8 = 68,40%;%mC2H4 =17,99%;%mC2H2=13,61% Câu 6: C Câu 7:A
2.4.2.2. Giáo án bài “Luyện tập hidrocacbon thơm”(phụ lục 11)
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này tác giả đã trình bày được các nội dung sau: -Tổng quan về phần hoá hữu cơ lớp 11 ban cơ bản.
- Nêu những định hướng thiết kế, nguyên tắc thiết kế, quy trình thiết kế.
-Thiết kế được 17 SĐTD cùng hệ thống câu hỏi dành cho đối tượng HS trung bình yếu ở các bài:
+Bài 20: Mở đầu về hoá hữu cơ (hình 2.1 và hình 2.2). +Bài 21: CTPT HCHC (hình 2.3).
+Bài 22: Cấu trúc phân tử HCHC (hình 2.4). +Bài 25: Ankan (hình 2.5). +Bài 26: Xicloankan (hình 2.6) +Bài 29: Anken (hình 2.7). +Bài 30: Ankadien (hình 2.8) +Bài 32: Ankin (hình 2.9). +Bài 35: Benzen và đồng đẳng (hình 2.10). +Bài 40: Ancol (hình 2.11 và 2.12) +Bài 41: Phenol (hình 2.13).
+Bài 44: Andehit và xeton (hình 2.14 và 2.15). +Bài 45: Axit cacboxylic (hình 2.16 và 2.17).
-Thiết kế được 86 graph (từ hình 2.18 đến hình 2.103 bao gồm graph hướng dẫn chung, tóm tắt bài toán, bài giải ứng với các dạng bài cơ bản từ bài “Mở đầu về hoá hữu cơ” đến bài “ Andehit-xeton-axit cacboxylic”.
+Tìm CTĐGN, tìm CTPT HCHC, ankan, anken, ankadien, ankin, benzen, ancol, phenol, andehit, axit cacboxylic.
+Tính %m, %V của 1 số bài toán hỗn hợp các hidrocacbon, toán các chất cùng dãy đồng đẳng kế tiếp nhau.
+Tìm m hỗn hợp,%m các HCHC có nhóm chức.
-Thiết kế 6 giáo án minh hoạ có sử dụng graph và SĐTD vận dụng trong tiết truyền thụ kiến thức mới và tiết luyện tập.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM