3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg và Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập NHCSXH Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank Social Polices (VBSP) với mục đích tách hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo ra khỏi hoạt động thương mại của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập trung đầu mối huy động các nguồn lực để cho vay các đối tượng chính sách, hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 99 năm.
Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.
Chi nhánh NHCSXH Thành phố Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 70/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội động quản trị ngày 14/01/2003. Phòng giao dịch NHCSXH quận Cái Răng trực thuộc Chi nhánh NHCSXH Thanh phố Cần Thơ, là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng; hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH. Phòng giao dịch NHCSXH quận Cái Răng được thành lập vào tháng 04 năm 2004 theo Quyết định số 250/QĐ-HĐQT ngày 14/09/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07 năm 2005, với dư nợ nhận bàn giao là 7.750 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kho bạc quận Cái Răng. Đến nay Phòng giao dịch đã trình và được Ủy ban nhân dân quận chấp thuận cho thực hiện 7/7 điểm giao dịch ở các phường; nhân sự của Phòng giao dịch hiện có 09 cán bộ gồm 02 cán bộ quản lý điều hành, 05 nhân viên nghiệp vụ và 02 bảo vệ (Nguồn: Tổ kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng của PGD).
19
Thông tin về Ngân hàng Chính sách xã hội Phòng giao dịch Quận Cái Răng
Tên phòng giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội Phòng giao dịch Quận Cái Răng
Địa chỉ: Quốc lộ 1. Khu vực Yên Trung. Phường Lê Bình. Quận Cái Răng. Tp.Cần Thơ.
Điện thoại: 07103.91.44.97; - Fax: 0710.828950 – 914498 Phòng giao dịch có 7 điểm giao dịch bao gồm:
- Phường Lê Bình. - Phường Ba Láng. - Phường Thường Thạnh. - Phường Hưng Phú. - Phường Hưng Thạnh. - Phường Tân Phú. - Phường Phú Thứ.
(Nguồn: Tổ kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng của PGD)
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của NHCSXH là mô hình được thống nhất từ Trung Ương đến địa phương. Tại PGD quận Cái Răng chi nhánh Tp. Cần Thơ bao gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm chính trong quá trình hoạt động và các tổ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động của PGD.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức tại PGD Quận Cái Răng
Nguồn: Tổ Kế Hoạch – Tín Dụng của PGD
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng
Tổ kế toán – ngân quỹ
Nhân viên tín dụng Nhân viên kế toán Nhân viên ngân quỹ
20 Chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc
Giám đốc
Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của PGD theo quy định tại Điều 8, Quyết định 703/QĐ-HĐQT ngày 15/05/2003.
Trực tiếp chỉ đạo Tổ kế toán – Ngân quỹ và công tác thi đua khen thưởng của Phòng.
Giải quyết những vấn đề khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng ngoài chức năng nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng.
Tiếp dân vào ngày 05 hàng tháng. Phó giám đốc
Chuẩn bị nội dung cho giám đốc trong các cuộc họp Ban đại diện, họp giao ban, họp sơ kết - tổng kết, họp cơ quan thường kỳ.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tín dụng được phân công, giám sát hoạt động của Tổ giao dịch lưu động.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Phụ trách tín dụng ít nhất 01 Hội, Đoàn thể.
Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng
Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Tiếp thu, nghiên cứu các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nguười nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cập nhật và lưu trữ các thông tin có liên quan đến các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi của NHCSXH.
Tổ chức học tập, phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và NHCSXH liên quan đến hoạt động của PGD và các đơn vị nhận ủy thác.
Đảm bảo duy trì thường xuyên cân đối vốn và nguồn vốn, duy trì quỹ an toàn và chi trả tại PGD theo quy định của NHCSXH cấp trên.
21
Tổ Kế toán – Ngân quỹ
Điều hành Tổ Kế toán – Ngân quỹ là Trưởng kế toán tại PGD quận. Tổ chức hoạch toán kế toán, quản lý tài chính tại PGD theo quy định. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của PGD.
Lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán khoản tài chính theo quy định hiện hành của NHCSXH.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Giám đốc PGD.
3.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của NHCSXH
3.1.3.1 Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Trong quá trình hoạt động, PGD luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía hội sở NHCSX tỉnh. Ngân hàng hội sở đã phân công cán bộ hỗ trợ PGD, giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc, đặc biệt là đã hỗ trợ tích cực trong công tác rà soát xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và triển khai thực hiện tương đối tốt theo phương án đã được phê duyệt trên địa bàn quận.
Năng lực của cán bộ lãnh đạo tốt, tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình tác nghiệp trực tiếp tại địa bàn đã xử lý kịp thời, hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh. Chẳng hạn: giải thích rõ ràng, chính xác những thắc mắc của Tổ TK&VV về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hầu hết PGD đã triển khai kịp thời những văn bản mới của Trung Ương, của chi nhánh tỉnh; đôn đốc các tổ chức Hội, Đoàn thể, các xã, phường, thị trấn triển khai kịp thời để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm và chỉ tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
Các điểm giao dịch xã đều công khai các chính sách tín dụng, dư nợ, nội quy giao dịch, hòm thư góp ý.
Các tổ giao dịch lưu động của PGD đã chuẩn bị tốt nội dung giao ban, đảm bảo giao ban có chất lượng, khắc phục được những tồn tại, đóng góp nâng cao chất lượng tín dụng của PGD.
Khó khăn
PGD đã phối hợp Hội, Đoàn thể và chính quyền địa phương thực hiện củng cố Tổ, tuy nhiên hiện trình độ quản lý của các Tổ vẫn chưa đồng đều, một số Tổ hoạt động chưa đạt yêu cầu, chưa phát huy được vai trò của Tổ.
22
Việc lập hồ sơ và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan còn chưa kịp thời. Một số nơi hộ vay thực sự bị rủi ro nhưng việc tập hợp hồ sơ còn chậm trễ, dẫn đến việc xử lý nợ bị rủi ro chậm, gây nhiều khó khăn cho hộ vay.
Nợ quá hạn và lãi chưa thu còn tồn đọng một tỷ lệ tương đối cao, một phần là do nguyên nhân khách quan do việc thu và đăng nộp lãi hàng tháng của Tổ trưởng chưa thực hiện nghiêm túc, một số Tổ để lãi tồn đọng hoặc không đến giao dịch, lãnh đạo Hội, Đoàn thể cấp xã chưa kiểm tra xử lý kịp thời.
Còn khá nhiều Tổ TK&VV chưa thực hiện đúng quy ước hoạt động của tổ về gửi tiền tiết kiệm định kỳ. Có nơi hộ vay gửi tiền tiết kiệm ngay sau khi nhận tiền vay. Nguyên nhân là do việc tuyên truyền mục đích ý nghĩa của tiền gửi tiết kiệm chưa hiệu quả.
Một bộ phận hộ vay nhận thức chưa rõ về trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay nên chưa có ý thức tích lũy tiền trả lãi và nợ gốc hoặc chây ỳ không chịu trả nợ.
3.1.3.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngày 10/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. NHCSXH chi nhánh Cần Thơ – PGD Quận Cái Răng quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung được xác định là: Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Để thực hiện mục tiêu tiêu đó, các mục tiêu cụ thể đưa ra là:
100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ.
Phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ chung cho các chương trình tín dụng đạt trên 12%; hoàn thành tốt các chỉ tiêu tín dụng do chi nhánh giao.
Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng từ 10% - 15%. Tỷ lệ thu lãi hàng năm đạt từ 95% - 100% lãi phải thu.
23
Chất lượng Tổ TK&VV: loại tốt đạt trên 62% không có tổ loại yếu, 100% tổ TK&VV thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV. Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro.
Phối hợp với các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác củng cố, kiện toàn chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, Tổ giao dịch lưu động, nâng cao tỷ lệ giải ngân, thu nợ, tỷ lệ tổ giao dịch tại điểm giao dịch.
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PGD QUẬN CÁI RĂNG RĂNG
Ngân hàng Chính Sách Xã Hội nói chung, PGD NHCSXH quận Cái Răng nói riêng đều hoạt động với nhiệm vụ mục tiêu không vì lợi nhuận, chỉ hoạt động vì mục tiêu xã hội – xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình còn khó khăn. Để Ngân hàng hoạt động được bền vững và hạn chế thua lỗ trong hoạt động thì việc tổng kết thu nhập đạt được và chi phí phải chi là công việc rất quan trọng để nắm bắt được tình hình hoạt động của Ngân hàng. Cho nên việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho PGD hoạt động ngày càng hiệu quả thêm.
Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD NHCSXH quận Cái Răng trong thời giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
24
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD quận Cái Răng trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Tổ Kế toán và Ngân Quỹ – Phòng Giao Dịch NHCSXH Quận Cái Răng
Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng (%) Triệu đồng (%) A. Thu nhập 4.489 5.245 6.270 4.336 756 16,8 1.025 19,5
Thu nhập lãi cho vay 4.461 5.192 6.172 4.301 731 16,4 980 18,9
Thu nhập khác 28 53 98 35 25 89 45 85 B. Chi phí 2.582 2.848 3.187 1.622 266 10,3 339 11,9 Chi hoạt động tín dụng Chi hoạt động dịch vụ 38 1.021 72 1.132 98 1.382 46 710 34 111 89,5 10,9 26 250 36,1 22,1 Chi khác 1.523 1.644 1.707 866 121 7,9 63 3,8
25
3.2.1 Thu nhập
Để có thể tồn tại và phát triển, Ngân hàng phải luôn tìm kiếm thu nhập và họ không chỉ tìm kiếm thu nhập hiện tại mà còn chú trọng đến các khoản thu nhập trong tương lai. Vì đó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và sự phát triển phồn vinh Ngân hàng. Việc xác định chính xác thu nhập, chi phí, lợi nhuận giúp cho Ngân hàng đầu tư đúng mức, đúng chỗ.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng nên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu nhập, còn lại là các khoản thu khác chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập. Nhìn chung thu nhập của PGD từ năm 2011–2013 có sự tăng trưởng liên tục. Năm 2011, thu nhập đạt 4.489 triệu đồng, sang năm 2012 thu nhập đạt 5.245 triệu đồng, tăng 756 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,8%. Đến năm 2013, thu nhập đạt 6.270 triệu đồng, tăng 1.025 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,5 %. Nguyên nhân là do những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đưa ra các chính sách tín dụng HS-SV nghèo phù hợp được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ ban lãnh đạo các cấp, các ngành, người dân lẫn hộ nghèo, HS-SV… Đồng thời, do sự nổ lực không ngừng của các cán bộ Ngân hàng về việc tư vấn người nghèo làm sao có vốn để ổn định cuộc sống. Vì thế nhu cầu sử dụng vốn ngày càng nhiều nên thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Mặt khác, cán bộ Ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh công tác thu lãi xuống từng địa phương để thu, chủ động tìm kiếm các hộ nghèo để hỗ trợ và giúp đỡ họ. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tăng lên góp phần làm tăng nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Có được kết quả đó PGD NHCSXH quận Cái Răng không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, kết hợp với các Hội, Đoàn thể trong việc đôn đốc, thu hồi nợ và lãi đúng hạn.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đặc biệt hoạt động cho vay ngày càng mở rộng, dư nợ ngày càng tăng nên kéo theo sự gia tăng của tổng thu nhập. Bên cạnh sự ảnh hưởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ thì năm 2013 Ngân hàng thực hiện chương trình mới đó là cho vay hộ cận nghèo đã góp phần không nhỏ trong việc tăng nguồn thu nhập của PGD. Mặt khác, theo đà phát triển như thế, tăng cường, mở rộng hoạt động cho vay đồng thời phối hợp để thực hiện tốt công tác thu hồi nợ thì PGD sẽ phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao trong thời gian tới.
26
3.2.2 Chi phí
Trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp để có được khoản thu nhập nhất định thì phải có khoản chi ra phù hợp. Nhà quản trị không chỉ giỏi trong việc phân tích các khoản chi phí phát sinh mà còn kiểm soát được chi phí trong hoạt động kinh doanh để duy trì và nâng cao sự phát triển của Ngân hàng.
Nhìn chung tổng chi phí của Ngân hàng qua 3 năm ngày càng tăng nhưng với lượng tăng không lớn so với lượng tăng của thu nhập. Cụ thể: Năm 2011, tổng chi phí là 2.582 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng chi phí là 2.848