KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA PGD QUẬN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận cái răng – chi nhánh cần thơ (Trang 43)

4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA PGD QUẬN CÁI RĂNG QUẬN CÁI RĂNG

Đối với NHCSXH hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất. hiệu quả tín dụng càng cao càng chứng tỏ Ngân hàng thực hiện công tác cung cấp vốn đến cho hộ nghèo cùng các đối tượng chính sách ngày càng tốt hơn. Những kết quả hoạt động tín dụng đạt được trong năm 2011 – 2013 và sáu tháng năm 2014 được trình bày qua bảng sau.

Bảng 4.2: Hoạt động tín dụng của PGD Quận Cái Rănggiai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 34.959 34.928 57.187 23.898 (31) (0,09) 22.259 63,7 DSTN 30.603 27.900 40.187 14.233 (2.073) (8,8) 12.287 44,0 Dư nợ 73.347 80.375 97.375 107.040 7.028 9,6 17.000 21,1 Nợ quá hạn 1.867 1.448 1.541 1.110 (419) (22,4) 93 6,4

Nguồn: Tổ Tín dụng PGD quận Cái Răng

Nhìn chung hoạt động tín dụng của PGD quận Cái Răng có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực từ doanh số cho vay, doanh số dư nợ, dư

32

nợ và nợ quá hạn. Doanh số cho vay tăng liên tục qua ba năm từ đó làm cho doanh số thu nợ tăng theo dẫn đến dư nợ trong ba năm của PGD cũng tăng theo đáng kể. Tuy nợ quá hạn có xu hướng tăng giảm không đều qua ba năm nhưng cũng vẫn ở mức chấp nhận được trong tỷ lệ cho phép của Ngân hàng. Để thấy rõ về sự thay đổi của các chỉ tiêu này ta đi sâu phân tích qua từng chỉ số cụ thể sau đây.

4.2.1 Doanh số cho vay

Như đã biết NHCSXH là Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận và mục tiêu xã hội nên hoạt động cho vay là chủ yếu. Do đó, việc đẩy mạnh công tác vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả luôn được PGD chú trọng và quan tâm bởi nghiệp vụ cho vay là nguồn thu chính của Ngân hàng.

Đối tượng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, HS-SV và các đối tượng chính sách có nằm trong các chương trình tín dụng đang triển khai của Ngân hàng mới được giải ngân tiền vay vốn, các đối tượng này cần có xác nhận của chính quyền địa phương về hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn. Do đối tượng vay vốn là hạn chế dẫn đến doanh số cho vay cũng có những hạn chế nhất định và không cao như các Ngân hàng thương mại.

Từ bảng 4.2 ta thấy doanh số cho vay của PGD tăng, giảm không ổn định. Cụ thể: Năm 2011 là 34.959 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số cho vay giảm nhưng rất ít còn 34.928 triệu đồng, giảm 31 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm với tỷ lệ là 0,09%. Do trong năm 2012 tuy có chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, còn ảnh hưởng của lạm phát nhưng Đảng bộ và Chính quyền thành phố Cần Thơ tăng cường phát huy đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển sản xuất…Từ đó, một số hộ có hoàn cảnh khó khăn canh tác, sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên không có nhu cầu vay vốn của NHCSXH. Tuy nhiên đó chỉ là một số ít trong tổng số nhiều hộ cần có nguồn vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh do nguyên liệu đầu vào tăng theo giá cả thị trường, cho nên doanh số cho vay năm 2012 giảm rất ít chỉ có 31 triệu đồng. Ngoài ra năm 2011, việc thu nợ của các tổ chức chính trị nhận ủy thác chưa được đảm bảo. Tình hình nợ còn bị ứ đọng nhiều, trong giai đoạn này việc xử lý nợ và gia hạn nhiều nên xét duyệt cho vay được kiểm tra chặt chẽ, vốn vay cần thiết và đúng với mục đích phát vay. Quá trình phổ biến cho các đơn vị chưa được nắm bắt kịp thời vì đối với những đối tượng này thường là người nông dân. Khi được phổ biến từ các lãnh đạo xuống thì họ hiểu nhưng khi truyền đạt cho các hộ trong tổ thì các thành viên lại không nắm được.

33

Đến năm 2013, doanh số cho vay tăng mạnh đạt 57.187 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 22.259 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ là 63,7%. Nguyên nhân là do PGD thực hiện thêm 1 chương trình cho vay mới là cho vay hộ cận nghèo đã làm cho doanh số cho vay có tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, cùng với sự phục hồi kinh tế năm 2013 các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh cá thể vay vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Sáu tháng năm 2014, doanh số cho vay của PGD là 23.898 triệu đồng, doanh số thu nợ là 14.233 triệu đồng, dư nợ đạt 106.979 triệu đồng, nợ quá hạn chiếm 1.110 triệu đồng. Từ những con số trên cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của PGD hoạt động khá tốt trong sáu tháng đầu năm nay. Nợ quá hạn chỉ chiếm 1% trong tổng dư nợ của PGD, từ đó cho thấy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, kiềm chế được nợ quá hạn trong mức quy định cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Mỗi chương trình tín dụng sẽ có một doanh số cho vay khác nhau, do vậy sự tăng giảm của doanh số cho vay chung của toàn PGD sẽ phụ thuộc vào từng doanh số cho vay của từng chương trình tín dụng.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo chương trình của PGD Quận Cái Răng giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Đvt: Triệu đồng Chương trình tín dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2014 Hộ nghèo 27.566 27.332 4.614 970 HS-SV 4.088 4.694 4.539 504,4

Giải quyết việc làm 3.305 2.902 3.421 2.333

NS&VSMT 0 0 0 1.000

Hộ cận nghèo 0 0 44.613 19.036

Đồng bào DTTS 0 0 0 0

Xuất khẩu lao động 0 0 0 54,95

Tổng cộng 34.959 34.928 57.187 23.898

Nguồn: Tổ Tín dụng PGD NHCSXH quận Cái Răng

Tuy PGD đang áp dụng 6 chương trình cho vay nhưng một vài chương trình có số lượng khách hàng rất ít như cho vay xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, do đó doanh số cho

34

vay của các chương trình này thường không đạt chỉ tiêu. Bên cạnh đó một số chương trình có doanh số cho vay cao như hộ nghèo, học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm. Các chương trình này mang tính thiết thực, cần thiết cho đời sống người dân vì vậy có một lượng khách hàng đông đảo. Qua bảng số liệu 4.3, nhìn chung doanh số cho vay từng chương trình có nhiều biến động, cụ thể theo từng chương trình sau:

Cho vay hộ nghèo: chiếm tỷ trọng cao nhất so với các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay hộ nghèo đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 doanh số cho vay hộ nghèo là 27.566 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số cho vay giảm xuống còn 27.332, giảm 234 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 0,8%. Doanh số cho vay giảm không phải do nguồn vốn phân bổ thấp mà do trong những năm qua có những món vay trung và dài hạn sang năm 2012 chưa đến hạn trả nợ nên trong năm 2012 doanh số thu nợ thấp làm cho doanh số cho vay thấp. Đến năm 2013, doanh số cho vay sụt giảm bất ngờ chỉ với 4.614 triệu đồng, giảm 22.718 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 83,1%. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lớn này là do năm 2013 chương trình cho vay hộ cận nghèo bắt đầu thực hiện làm cho doanh số cho vay hộ cận nghèo năm 2013 là 44.613 triệu đồng. Tuy đây là chương trình mới của PGD nhưng đạt được doanh số cho vay cao và chiếm tỷ trọng lớn trong một thời gian ngắn.

Chương trình có doanh số cho vay cao đứng thứ hai là tín dụng HS-SV. Tuy chiếm tỷ trọng không cao như hộ nghèo nhưng vẫn cao hơn so với các đối tượng khác vì đây là chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, nhờ vào nó mà HS-SV có hoàn cảnh khó khăn có thể đáp ứng được những nhu cầu chi phí học tập, tạo động lực giúp sinh viên yên tâm học tập. Trong 3 năm tỷ trọng của tín dụng HS-SV có dấu hiệu tăng giảm khác nhau, cụ thể: Năm 2011 doanh số cho vay HS-SV là 4.088 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số cho vay tăng lên là 4.694 triệu đồng tăng 606 triệu đồng, tăng 14,8% so với năm 2011. Do tình hình kinh tế năm 2012 gặp nhiều biến động, người dân làm ăn thua lỗ, sản phẩm làm ra mất mùa, mất giá cộng với tình hình lạm phát ngày càng tăng dẫn đến chi phí đầu vào rất cao mà đầu ra thì lại rất thấp nên các hộ gặp khó khăn không đủ điều kiện lo cho con em học hành đến nơi đến chốn. Từ đó mà doanh số cho vay HS-SV năm 2012 lại tăng lên như vậy. Đến năm 2013, tình hình kinh tế có vẻ khả quan hơn, ít biến động nhiều, cùng với các hộ được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Hội, Đoàn thể; các Tổ trưởng Tổ TK&VV nên người dân chí thú làm ăn, sản phẩm làm ra trúng mùa được giá nên mang lại thu nhập có phần khá hơn có thể lo cho các con ăn học. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số cho vay HS-SV giảm trong năm 2013, giảm

35

155 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 3,3%. Tuy doanh số cho vay giảm với mức tương đối nhẹ nhưng phần nào cũng cho thấy PGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mặt khác các thủ tục xét cho vay HS-SV của PGD ngày càng khó khăn so với trước đây, không để cho hộ dân vay vốn sử dụng sai mục đích, nếu như trước đây HS-SV chỉ cần có giấy xác nhận là HS-SV của nhà trường thì có thể vay vốn nhưng trong những năm gần đây cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương là HS-SV có hoàn cảnh khó khăn mới được PGD xét duyệt cho vay nên phần nào cũng làm cho doanh số cho vay giảm đi.

Cho vay giải quyết việc làm: là chương trình cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh. Doanh số cho vay của chương trình này có nhiều biến động khi thì tăng lên khi thì giảm xuống. Cụ thể: năm 2011 doanh số cho vay là 3.305 triệu đồng, sang năm 2012 giảm 403 triệu đồng, tương ứng giảm12,2% so với năm 2011. Nguyên nhân là do NHCSXH tỉnh đã cắt giảm nguồn vốn cho chương trình này vì nguồn vốn điều chuyển là hạn chế và phải ưu tiên cho các chương trình thật sự cần thiết như chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay HS-SV trong năm 2102 nên nguồn vốn dành cho chương trình giải quyết việc làm bị cắt giảm, do đó doanh số cho vay của năm 2012 giảm xuống. Đến năm 2013 doanh số cho vay tăng lên là 3.421 triệu đồng, tăng 519 triệu đồng, tương ứng tăng 17,9% so với năm 2012. Sỡ dĩ có sự tăng lên như vậy một phần là do Sở Lao động – Thương binh và xã hội quận kết hợp chặt chẽ với PGD từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định dự án, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định cho vay, vì vậy PGD luôn giải ngân kịp thời đối với nguồn vốn thu hồi và nguồn vốn mới được phân bổ hàng năm. Do hạn chế về nguồn vốn mà doanh số cho vay chương trình này có nhiều biến động.

Cho vay hộ cận nghèo: Theo Quyết định số 15/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo làm cho doanh số cho vay tăng lên 44.613 triệu đồng so với trước khi thực hiện chương trình này.

Sáu tháng năm 2014 chương trình cho vay hộ nghèo đạt 970 triệu đồng giảm gần phân nửa so với năm 2013 với 2.053 hộ vay (dư nợ đạt 19.704 triệu đồng). Cho vay HS-SV đạt 504,4 triệu đồng, với 1.172 hộ vay (dư nợ đạt 19.471 triệu đồng) giảm so với cùng thời điểm năm 2013 là do trong năm 2014 kinh tế có nhiều bước chuyển tích cực làm cho nền kinh tế cũng phát triển, theo đó đời sống người dân cũng có nhiều bước cải thiện hơn, tạo thêm thu nhập giúp cho con em có nhiều điều kiện hơn trong vấn đề học tập. Cho vay giải quyết việc làm đạt 2.333 triệu đồng với 419 hộ vay (dư nợ đạt 7.537 triệu đồng). Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường đạt 1.000 triệu đồng tăng 100% so với cùng kỳ năm 2013 nguyên nhân là do từ ngày 1/5/2014, các

36

hộ gia đình ở nông thôn có nhu cầu xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được vay 6 triệu đồng/hộ, cho mỗi loại công trình tại NHCSXH và hộ vay tính tới thời điểm sáu tháng năm 2013 cho chương trình NS&VSMT là 111 hộ (dư nợ đạt 999,8 triệu đồng), nâng mức cho vay tăng hơn so với năm 2013. Cho vay hộ cận nghèo đạt 19.036 triệu đồng với 4.039 hộ vay, trong đó dư nợ cho vay là 58.988 triệu đồng. Cho vay xuất khẩu lao động đạt 54,95 triệu đồng với 10 hộ vay (dư nợ đạt 205,4 triệu đồng). Nhìn chung cho vay theo từng chương trình của PGD so với năm 2013 có sự thay đổi rõ rệt là do kinh tế biến đổi theo hướng tích cực nên giúp cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhiều mặt hơn trong cuộc sống.

Nếu như doanh số cho vay đánh giá khả năng hoạt động của Ngân hàng thì doanh số thu nợ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

4.2.2 Doanh số thu nợ

Với loại hình vốn vay nào cũng cần được tài trợ ban đầu và sau đó hoàn trả lại. Do đó, nguồn vốn phải thật sự đem lại hiệu quả cho người sử dụng vốn. Nếu như khách hàng đầu tư tốt thì công tác thu hồi nợ được đảm bảo và góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông tiền tệ.

Nhìn chung, doanh số thu nợ cũng thay đổi như doanh số cho vay. Giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013. Cụ thể: Năm 2011 là 30.603 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số thu nợ giảm nhưng rất ít còn 27.900 triệu đồng, giảm 2.703 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm với tỷ lệ là 8,83%. Nguyên nhân do tình hình kinh tế bất ổn, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh nên người vay không trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, một số thành viên trong Tổ TK&VV xin gia hạn nợ, trình độ nhận thức của các hộ trả nợ chưa cao, sự hướng dẫn và tư vấn của các cấp lãnh đạo phường tổ chức chưa tận tình. Dẫn đến người dân hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Ngoài ra, trong năm 2012 cho vay chương trình HS-SV tăng lên, mà khoản vay đó thuộc trung và dài hạn nên không thể thu hồi trong năm, điều này cũng làm giảm một phần doanh số thu nợ.

Bước sang năm 2013, doanh số thu nợ tăng cao đạt 40.187 triệu đồng tăng 12.287 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng với tỷ lệ là 44,0%. Doanh số thu nợ năm 2013 tăng cao là do việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu…Với lại các hộ xin gia hạn, cho vay lưu vụ năm trước đến năm nay họ làm ăn có hiệu quả

37

kết hợp việc cán bộ Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ khi tới hạn.

4.2.3 Dư nợ cho vay

Dư nợ phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của PGD tại một thời điểm nhất định. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng của PGD ngoài việc tăng doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận cái răng – chi nhánh cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)