0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN CÁI RĂNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 26 -26 )

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay

DSCV năm nay – DSCV năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV(%) = x100%

DSCV năm trước

Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng.

Tổng dự nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%, lần)

Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào vốn cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động >1: Ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít.

15

Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động <1: Ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí (Nguyễn Đăng Dờn, 2010, trang 188).

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)

Tổng nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) = x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Chỉ số này càng cao có nghĩa là chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại (Thái Văn Đại, 2012, trang 138-139).

Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = x 100%

Dư nợ bình quân trong kỳ

Chỉ số này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao (Thái Văn Đại, 2012, trang 138-139).

Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100%

Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng. Chỉ số này càng cao càng phản ánh hoạt động thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của khách hàng cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả (Thái Văn Đại, 2012, trang 138-139)

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với HS-SV

 Thực trạng người vay vốn NHCSXH:

Trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay–vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền vay. Vì vậy, năng lực và trình độ của người vay là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay

16

về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc theo đúng thỏa thuận cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ gốc của đơn vị.

 Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, Đoàn thể và chất lượng hoạt động ủy nhiệm của Tổ TK&VV:

Các tổ chức Hội, Đoàn thể và Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH.

Trước khi thực hiện chuyển tải cho vay chương trình tín dụng ưu đãi đối với HS-SV, tổ chức Hội, đoàn thể phải tuyên truyền cho các đối tượng hiểu kênh tín dụng gì, mục đích vay để làm gì? Mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay cho bao nhiêu? Việc tuyên truyền này phải công khai tại cuộc họp Tổ TK&VV (có sự chứng kiến của tổ viên, tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng thôn/ấp và tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác).

Hoạt động của Ban đại diện HĐQT các cấp.

Công tác chỉ đạo, giám sát của UBND các cấp (đặc biệt là UBND xã). Hoạt động tác nghiệp của NHCSXH, công tác tham mưu phối hợp với chính quyền, tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các bảng báo cáo tài chính của Phòng giao dịch quận Cái Răng Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Cần Thơ, ngoài ra còn được thu thập từ sách, báo chí, internet, tạp chí...

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

So sánh bằng số tuyệt đối: Là số hiệu của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. 0 1 y y y   

17 Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

So sánh bằng số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó, so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

% 100 0 0 1    y y y y

18

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH QUẬN CÁI RĂNG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

Theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg và Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập NHCSXH Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank Social Polices (VBSP) với mục đích tách hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo ra khỏi hoạt động thương mại của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập trung đầu mối huy động các nguồn lực để cho vay các đối tượng chính sách, hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 99 năm.

Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

Chi nhánh NHCSXH Thành phố Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 70/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội động quản trị ngày 14/01/2003. Phòng giao dịch NHCSXH quận Cái Răng trực thuộc Chi nhánh NHCSXH Thanh phố Cần Thơ, là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng; hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH. Phòng giao dịch NHCSXH quận Cái Răng được thành lập vào tháng 04 năm 2004 theo Quyết định số 250/QĐ-HĐQT ngày 14/09/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07 năm 2005, với dư nợ nhận bàn giao là 7.750 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kho bạc quận Cái Răng. Đến nay Phòng giao dịch đã trình và được Ủy ban nhân dân quận chấp thuận cho thực hiện 7/7 điểm giao dịch ở các phường; nhân sự của Phòng giao dịch hiện có 09 cán bộ gồm 02 cán bộ quản lý điều hành, 05 nhân viên nghiệp vụ và 02 bảo vệ (Nguồn: Tổ kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng của PGD).

19

Thông tin về Ngân hàng Chính sách xã hội Phòng giao dịch Quận Cái Răng

Tên phòng giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội Phòng giao dịch Quận Cái Răng

Địa chỉ: Quốc lộ 1. Khu vực Yên Trung. Phường Lê Bình. Quận Cái Răng. Tp.Cần Thơ.

Điện thoại: 07103.91.44.97; - Fax: 0710.828950 – 914498 Phòng giao dịch có 7 điểm giao dịch bao gồm:

- Phường Lê Bình. - Phường Ba Láng. - Phường Thường Thạnh. - Phường Hưng Phú. - Phường Hưng Thạnh. - Phường Tân Phú. - Phường Phú Thứ.

(Nguồn: Tổ kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng của PGD)

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của NHCSXH là mô hình được thống nhất từ Trung Ương đến địa phương. Tại PGD quận Cái Răng chi nhánh Tp. Cần Thơ bao gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm chính trong quá trình hoạt động và các tổ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động của PGD.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức tại PGD Quận Cái Răng

Nguồn: Tổ Kế Hoạch – Tín Dụng của PGD

Giám đốc

Phó giám đốc

Tổ kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng

Tổ kế toán – ngân quỹ

Nhân viên tín dụng Nhân viên kế toán Nhân viên ngân quỹ

20 Chức năng của các phòng ban

Ban giám đốc

 Giám đốc

Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của PGD theo quy định tại Điều 8, Quyết định 703/QĐ-HĐQT ngày 15/05/2003.

Trực tiếp chỉ đạo Tổ kế toán – Ngân quỹ và công tác thi đua khen thưởng của Phòng.

Giải quyết những vấn đề khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng ngoài chức năng nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng.

Tiếp dân vào ngày 05 hàng tháng.  Phó giám đốc

Chuẩn bị nội dung cho giám đốc trong các cuộc họp Ban đại diện, họp giao ban, họp sơ kết - tổng kết, họp cơ quan thường kỳ.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tín dụng được phân công, giám sát hoạt động của Tổ giao dịch lưu động.

Thực hiện chế độ thông tin báo cáo.

Phụ trách tín dụng ít nhất 01 Hội, Đoàn thể.

Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng

Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Tiếp thu, nghiên cứu các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nguười nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cập nhật và lưu trữ các thông tin có liên quan đến các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi của NHCSXH.

Tổ chức học tập, phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và NHCSXH liên quan đến hoạt động của PGD và các đơn vị nhận ủy thác.

Đảm bảo duy trì thường xuyên cân đối vốn và nguồn vốn, duy trì quỹ an toàn và chi trả tại PGD theo quy định của NHCSXH cấp trên.

21

Tổ Kế toán – Ngân quỹ

Điều hành Tổ Kế toán – Ngân quỹ là Trưởng kế toán tại PGD quận. Tổ chức hoạch toán kế toán, quản lý tài chính tại PGD theo quy định. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của PGD.

Lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán khoản tài chính theo quy định hiện hành của NHCSXH.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Giám đốc PGD.

3.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của NHCSXH

3.1.3.1 Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Trong quá trình hoạt động, PGD luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía hội sở NHCSX tỉnh. Ngân hàng hội sở đã phân công cán bộ hỗ trợ PGD, giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc, đặc biệt là đã hỗ trợ tích cực trong công tác rà soát xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và triển khai thực hiện tương đối tốt theo phương án đã được phê duyệt trên địa bàn quận.

Năng lực của cán bộ lãnh đạo tốt, tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình tác nghiệp trực tiếp tại địa bàn đã xử lý kịp thời, hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh. Chẳng hạn: giải thích rõ ràng, chính xác những thắc mắc của Tổ TK&VV về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hầu hết PGD đã triển khai kịp thời những văn bản mới của Trung Ương, của chi nhánh tỉnh; đôn đốc các tổ chức Hội, Đoàn thể, các xã, phường, thị trấn triển khai kịp thời để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm và chỉ tiêu đề ra trong từng giai đoạn.

Các điểm giao dịch xã đều công khai các chính sách tín dụng, dư nợ, nội quy giao dịch, hòm thư góp ý.

Các tổ giao dịch lưu động của PGD đã chuẩn bị tốt nội dung giao ban, đảm bảo giao ban có chất lượng, khắc phục được những tồn tại, đóng góp nâng cao chất lượng tín dụng của PGD.

Khó khăn

PGD đã phối hợp Hội, Đoàn thể và chính quyền địa phương thực hiện củng cố Tổ, tuy nhiên hiện trình độ quản lý của các Tổ vẫn chưa đồng đều, một số Tổ hoạt động chưa đạt yêu cầu, chưa phát huy được vai trò của Tổ.

22

Việc lập hồ sơ và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan còn chưa kịp thời. Một số nơi hộ vay thực sự bị rủi ro nhưng việc tập hợp hồ sơ còn chậm trễ, dẫn đến việc xử lý nợ bị rủi ro chậm, gây nhiều khó khăn cho hộ vay.

Nợ quá hạn và lãi chưa thu còn tồn đọng một tỷ lệ tương đối cao, một phần là do nguyên nhân khách quan do việc thu và đăng nộp lãi hàng tháng của Tổ trưởng chưa thực hiện nghiêm túc, một số Tổ để lãi tồn đọng hoặc không đến giao dịch, lãnh đạo Hội, Đoàn thể cấp xã chưa kiểm tra xử lý kịp thời.

Còn khá nhiều Tổ TK&VV chưa thực hiện đúng quy ước hoạt động của tổ về gửi tiền tiết kiệm định kỳ. Có nơi hộ vay gửi tiền tiết kiệm ngay sau khi nhận tiền vay. Nguyên nhân là do việc tuyên truyền mục đích ý nghĩa của tiền gửi tiết kiệm chưa hiệu quả.

Một bộ phận hộ vay nhận thức chưa rõ về trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay nên chưa có ý thức tích lũy tiền trả lãi và nợ gốc hoặc chây ỳ không chịu trả nợ.

3.1.3.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 10/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. NHCSXH chi nhánh Cần Thơ – PGD Quận Cái Răng quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với mục tiêu như sau:

Mục tiêu chung được xác định là: Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Để thực hiện mục tiêu tiêu đó, các mục tiêu cụ thể đưa ra là:

100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ.

Phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ chung cho các chương trình tín dụng đạt trên 12%; hoàn thành tốt các chỉ tiêu tín dụng do chi nhánh giao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN CÁI RĂNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 26 -26 )

×