Vietinbank cần tạo một mồi trường làm việc thân thiện và văn hóa tốt khi mà lợi ích của chi nhánh, của ngân hàng hài hòa với lợi ích của nhân viên Khi lợi ích hài hòa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại NHTMCP Công thương Việt Nam,Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 57 - 62)

của chi nhánh, của ngân hàng hài hòa với lợi ích của nhân viên. Khi lợi ích hài hòa nhân viên sẽ làm việc có trách nhiệm hơn. Tăng cường các hoạt động đoàn thể để tăng tính đoàn kết giữa các nhân viên trong hệ thống ngân hàng.

3.2.3.Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro là việc làm bắt buộc đối với các NHTM, việc làm này nhằm tạo ra quỹ dự phòng, sẵn sàng bù đắp thiệt hại cho NH khi rủi ro xảy ra. Một mặt nó đảm bảo chất lượng tín dụng, mặt khác nó thể hiện năng lực tài chính của bản thân ngân hàng. Nguồn trích lập quỹ này lấy từ chính thu nhập của ngân hàng, do đó để bảo đảm kinh doanh có lãi thì mỗi NH cũng phải chủ động nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo số trích lập hay xử lý quỹ hàng năm trong khả năng tài chính của NHTM.

Trước đây việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro được tính theo một tỷ lệ do NHNN xác định trên các loại nợ quá hạn phân loại theo thời gian nợ quá hạn. Dù đã tạo cho NHTM một quỹ dự phòng, tuy nhiên việc trích lập này mang tính chất định lượng theo thời gian, mà chưa mang tính chất định tính theo tính chất khoản nợ quá hạn. Bởi lẽ có thể mang một khoản nợ quá hạn, dù đã kéo dài nhưng NH vẫn có khả năng thu hồi do yếu tố tài chính, kinh tế của nó vẫn tồn tại. Nhưng cũng có những khoản nợ, ngay khi gặp rủi ro thì NH đã hoàn toàn không có khả năng thu hồi.

Để khắc phục vấn đề này, gần đây quy định về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã có thay đổi phù hợp. Đó là thực hiện việc trích lập dự phòng chung

cho nợ trong hạn, bởi lẽ bất kỳ món vay nào được cung ứng ra đều chứa đựng rủi ro, cho dù khoản vay đó đến hạn trả hay chưa. Việc phân nhóm nợ quá hạn không chỉ căn cứ vào tuổi nợ, mà được căn cứ đồng thời vào tính chất rủi ro của khoản nợ, của khách hàng có nợ quá hạn. Các năm qua việc trích lập sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tại chi nhánh luôn thực hiện đúng đủ theo quy định.

3.2.4. Tăng cường thông tin chống RRTD

Phải có một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả trong nội bộ để tự thu thập thông tin và nối mạng với hệ thống thông tin tín dụng chung nhằm cung cấp 2 loại thông tin chính sau cho guồng máy QLRRTD hoạt động:

Một là, thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và

xếp loại khách hàng cũng như khoản vay.

Hai là, thông tin có liên quan về khách hàng vay (hoặc khoản vay). Nguồn thông

tin từ tổ chức cho vay không đủ mà phải thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài. Phân tích thông tin tài chính: Trước khi tiến hành các phân tích sâu hơn về tài chính, nhân viên tín dụng cần xem xét những tiêu chí sau của thông tin:

- Tính hợp lý: Thông tin tài chính phản ánh hoạt động của pháp nhân, cơ sở kinh doanh hoặc dự án là đối tượng trả nợ

- Tính tin cậy: Thông tin tài chính chưa được kiểm toán có thể chứa đựng nhưng sai sót dẫn tới phản ánh quá doanh thu và lợi nhuận, từ đó dẫn đến những sai lệch về tình hình tài chính hiện tại của KH

- Kịp thời: Thông tin tài chính quá cũ quá 3 tháng cần được bổ sung thêm bằng những dữ liệu mới hơn để dựa vào đó nhân viên tín dụng có thể đánh giá chắc chắn liệu kết quả hoạt động trong thời gian tiếp theo có biến động gì lớn hay không.

- Áp dụng các mô hình phân tích và ước lượng rủi ro. Hiện nay có rất nhiều mô hình được áp dụng tại các ngân hàng để phân tích rủi ro tín dụng ( mô hình ARCH, GARCH, T-GARCH, GARCH-M). Việc áp dụng các mô hình nãy sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ước lượng được hậu quả khi rủi ro tín dụng xảy ra

3.3..Một số kiến nghị hữu quan

- Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật, chính xác về khách hàng.

Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên cơ sở phát huy vai trò giám sát nhận dạng và đưa ra được

đánh giá độc lập về chiến lược chính sách, quy trình cấp tín dụng của NHTM. Đề từ đó các NHTM ngày càng hoàn thiện hơn trong việc QTRRTD

- Kiến nghị với chính phủ

Chính phủ vận hành và đưa ra các chính sách vĩ mô cho toàn nên kinh tế. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Sẽ giúp ngân hàng hạn chế được RRTD do khách hàng mất khả năng trả nợ. Đồng thời chính phủ phải nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý và đưa ra các thay đổi phù hợp.

- Các cơ quan hữu quan khác ( cục thuế, bộ tài nguyên môi trường…) tăng cường giúp đỡ ngân hàng trong việc thâm định thông tin của khách hàng đưa ra. Cụ thể, bộ tài nguyên môi trường là cơ quan triển khai đăng liên quan tới giao dịch đảm bảo ( đất đai…) cung cấp các thông tin này cho các NHTM khi NHTM cần.

3.4.Kiến nghị với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Vietinbank cần phải đề ra các chiến lược phát triển một cách hiệu quả và hợp lý. Sự phân chia chỉ tiêu KPI phải phù hợp với năng lực của các nhân viên

- Tăng cường đào tạo về QTRRTD cho bộ phận lãnh đạo của ngân hàng - Thường xuyên mở các khóa học đạo tạo về ngiệp vụ cho nhân viên.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong quá trình thẩm định.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian thực tập nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn tại Vietinbank Chi nhánh Vĩnh Phúc đã giúp em nhận thức được phần nào vai trò quan trọng của tín dụng TDH đối với phát triển kinh tế địa bàn nói chung và kết quả kinh doanh Chi nhánh ngân hàng nói riêng, đồng thời em cũng thấy được những kinh nghiệm của ban lãnh đạo Chi nhánh ngân hàng trong việc quản trị và xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn. Qua bài viết này, em mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình trong vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay trung dài hạn tại Chi nhánh, để Chi nhánh ngày một phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh,thành phố..

Trong bài khóa luận này,em đã trình bày sơ lược về các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của NHTM, tập trung phân tích kỹ về rủi ro tín dụng và công cụ quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó, khóa luận đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Chi nhánh Vĩnh Phúc, đồng thời kiến nghị các ban ngành hữu quan có các hướng giải pháp để tạo điều kiện cho ngân hàng tăng cường khả năng quản lý rủi ro tín dụng.

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHTMCP Công thương chi nhánh Vĩnh Phúc,liên quan đến nhiều khâu công việc, đối tượng tham gia. Vì vậy, quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cũng gặp rất nhiều khó khăn.Trong quá trình làm chuyên đề sẽ còn nhiều nội dung chưa đề cập tới, còn nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách sâu sắc, vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô.

Tài liệu tham khảo 1. Văn bản pháp luật:

[1] Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNNvề quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

[2] Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

[3] Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

[4] Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng.

[5] Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với tổ chức tín dung.

2. Giáo trình tham khảo:

[5] PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, 2011, Quản trị tác nghiệp ngân hàng

thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản thống kê.

[6] TS Nguyễn Minh Kiều, 2007, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thống kê.

[8] PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thông kê.

3. Một số tài liệu khác:

[9] Báo cáo tài chính củaNHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc qua các năm 2011, 2012, 2013

[10] Sổ tay tín dụng NHTMCP Công thương Việt Nam [11]Website:

http://www.thoibaonganhang.vn/ https://www.vietinbank.vn/

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại NHTMCP Công thương Việt Nam,Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w