Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long (Trang 47 - 48)

D. Mối quan hệ với KH (15/20)

3.2.2.3 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB thực hiện các nghiên cứu để đề xuất với NHNN bổ sung, hoàn thiện quy chế cho vay và các quy định khác tạo điều kiện cho các DNVVN dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng.Cần sớm hoàn thiện quy trình cho vay đối với DNVVN theo hướng đơn giản, khoa học. Sửa đổi quy trình cho vay, rút ngắn thời gian cho vay đối với hoạt động đầu tư tối đa là 60 tháng.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng hơn nữa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ đối với công tác quản trị rủi ro, nhất là đối với các khâu thẩm định, phân tích và đánh giá các dự án lớn.

Đẩy mạnh và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, những vi phạm trong quá trình cho vay, góp phần hạn chế rủi ro, tổn thất cho ngân hàng. Nâng cao trách nhiệm, quyền hạn và tính độc lập của cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Xây dựng và hoàn thiện bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhập thông tin tín dụng nhiều chiều tại chi nhánh cấp I hoặc theo từng khu vực. Bộ phận này sẽ trực tiếp tiếp nhận và xử lý các thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng. Qua đó sớm đưa ra được các cảnh báo về rủi ro tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời trực tiếp cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính, phi tài chính, thông tin về các khoản nợ thu thập được nhằm bảo đảm các giao dịch tín dụng được xác lập tại chi nhánh.

Kết luận

1. Kết quả nghiên cứu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w