Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long (Trang 36 - 41)

D. Mối quan hệ với KH (15/20)

3.1.2.2Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, DNVVN chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức: ngân hàng chưa quan

tâm đúng mức đến cho vay DNVVN. Trong định hướng kinh doanh của mình, chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng là các DNNN, đối tượng khách hàng cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo….nên hoạt động cho vay DNVVN chưa được quan tâm đúng mức. Những kết quả về tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh thực sự mới chỉ là bước đầu, khi mà thị trường tiềm năng về các đối tượng khách hàng này là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, việc thiếu một định hướng cụ thể phát triển cho vay DNVVN là nguyên nhân làm cho hoạt động này của chi nhánh còn chưa tương xứng với tiềm năng. Về chính sách tín dụng hay quy trình cho vay của ngân hàng.

Thứ hai, chính sách tín dụng của chi nhánh vẫn chưa linh hoạt: chính sách tín dụng

của chi nhánh tuy đã được bổ sung, sửa chữa, nhưng so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay thì đòi hỏi cần phải có sự hoàn thiện về cơ chế pháp lý và cải cách thủ tục hành chính hơn nữa. Chính sách về TSĐB chưa linh hoạt, thông thường khách hàng chỉ nhận được một khoản vay từ 50% đến 70% giá trị TSĐB, nhiều trường hợp không đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng chưa linh hoạt trong việc chấp nhận TSĐB là động sản khi mà phần lớn tài sản của các DNVVN tồn tại dưới dạng động sản ( hàng tồn kho, các khoản phải thu..), chúng đều có thể đảm bảo cho một lượng tín dụng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng chưa đem lại hiệu quả cao: do việc

động trong thời gian qua vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, chưa đánh giá đúng, thực chất được chất lượng tín dụng. Thông tin tín dụng chưa được quan tâm đúng mức cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống xếp hạng tín dụng.

Thứ tư, do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế: Chưa đáp ứng tốt được

những yêu cầu của việc quản lý một khối lượng vốn lớn trên địa bàn rộng, với số lượng khách hàng lớn. Do vậy việc kiểm tra thẩm định dự án cho vay, thu thập xử lý thông tin, kiểm tra, đôn đốc thu nợ, thu lãi không được kịp thời và đầy đủ. Dẫn tới không phát hiện sớm được những món vay có tỷ lệ rủi ro cao, vì thế nợ quá hạn trong cho vay DNVVN vẫn còn tăng lên qua các năm.

Thứ năm, quy trình và thủ tục vay vốn: qui trình thủ tục cấp tín dụng còn rườm rà, làm

chậm quá trình xét duyệt vay vốnnên tạo tâm lý ngại cho các DNVVN khi đi vay. Trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần lại thông thoáng hơn trong thủ tục cho vay nên đã thu hút lôi kéo được nhiều khách hàng hơn. Vì thế trong thời gian qua, số lượng DNVVN vay vốn trên địa bàn chưa cao. Một số nơi cán bộ tín dụng chưa bám sát khách hàng dẫn đến không nắm bắt kịp thời diễn biến khách hàng. Thậm chí vẫn tồn tại DNVVN sử dụng vốn ngắn hạn để thay thế cho các dự án trung, dài hạn. Bởi vậy mà doanh số thu nợ có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp.

Thứ sáu, sản phẩm và dịch vụ cho vay chưa phong phú, đa dạng và linh hoạt: các chính sách lãi suất, TSĐB, chưa phù hợp với đặc điểm của các DNVVN nên doanh số cho vay vẫn chưa thể hiện hết được nguồn lực của ngân hàng. Thu nhập từ cho vay DNVVN đã tăng mạnh nhưng tỷ trọng so với các chủ thể khác thì chưa cao, trong khi tiềm năng cho vay các DNVVN là rất lớn.

Thứ bảy, chiến lược marketing: chiến lược Marketing, điều tra thị trường, công tác tiếp

thị, tuyên truyền tới các khách hàng của ngân hàng chưa thực sự có hiệu quả. b. Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân từ khách hàng vay (DNVVN)

Thứ nhất, phương án, chiến lược kinh doanh của các DNVVN thường mang tính ngắn

hạn, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo mùa vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển lâu dài nên dễ đổ vỡ, không mang lại hiệu quả cao, chưa đủ tính thuyết phục để có thể tiếp cận được với các nguồn vốn của ngân hàng.

Thứ hai, trình độ kỹ thuật, khả năng làm việc của đội ngũ lao động tại các DNVVN

còn chưa cao, năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý còn đôi chút bất cập. Trước những thay đổi biến động của thị trường của thời cuộc, các DNVVN còn thiếu bản lĩnh và sự nhạy bén, do sự thiếu am hiểu các lĩnh vực khoa học kinh tế xã hội, dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Bên cạnh đó tình hình sản xuất kinh doanh của DNVVN thường không ổn định, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ bên ngoài, để có thể tối đa hóa cơ cấu tài chính trong doanh nghiệp mình. Một số hiện tượng giả mạo giấy tờ làm thủ tục vay vốn vẫn còn, ảnh hưởng đến uy tín của DNVVN khi giao dịch với ngân hàng.

Thứ ba, DNVVN do có quy mô vốn chủ sở hữu thấp, giá trị tài sản cố định thấp, lại có

nhiều tranh cãi về quyền sở hữu nên không đáp ứng được các yêu cầu về tài sản bảo đảm từ phía ngân hàng. Khả năng tài chính cũng không được đảm bảo nên khó nhận được sự bảo lãnh từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

Thứ tư, thiếu các báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh có tính minh bạch, độ an toàn cao. Khi các doanh nghiệp lập kế hoạch vay vốn thường “làm đẹp” các số liệu, báo cáo tài chính, để có thể được ngân hàng cho vay nhanh chóng, thuận tiện. Do đó cũng là một nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ năm, sự hiểu biết, nắm bắt thông tin của các DNVVN về các chính sách, quy trình

cho vay, thủ tục và các điều kiện cần thiết khi vay vốn ngân hàng còn hạn chế nên phần lớn các DNVVN khi trình đơn yêu cầu vay và các thủ tục vay vốn cho ngân hàng đều phải chỉnh sửa hoặc làm lại. Điều này gây tốn kém chi phí và thời gian, nhận được đánh giá không tốt ban đầu của ngân hàng.

Thứ sáu, tư cách đạo đức của khách hàng cũng là một nguyên nhân của những tồn tại

trên. Mặc dù đa số người vay thường có ý nghĩ xuất phát tốt đẹp, với mong muốn chính đáng, tích cực sản xuất thanh toán được nợ ngân hàng từ kết quả kinh doanh của mình nhưng không ít người có những chủ tâm xấu, chiếm đoạt, lừa đảo vốn của ngân hàng bằng những hành vi, thủ đoạn tinh vi, gây tổn thất cho ngân hàng.

Thứ nhất, nền kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động như: tốc độ lạm

phát cao (ở mức 2 con số), chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, cùng với sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối và lãi suất trên thị trường tiền gửi… đã gây ra những khó khăn cho cả ngân hàng và DNVVN muốn tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Thứ hai, môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ, vẫn còn những vướng mắc trong

việc cưỡng chế thi hành theo pháp luật gây trở ngại cho các hoạt động giao dịch tín dụng. Bên cạnh đó, luật sở hữu vẫn còn những tranh cãi, nên các doanh nghiệp muốn sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn. Vì chưa có các chế tài, chính sách hướng dẫn đầy đủ, chi tiết nên việc thực hiện phát mại TSĐB để thu hồi nợ còn nhiều khúc mắc, do giá TSĐB thay đổi theo biến động liên tục của thị trường.

Thứ ba, sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của các DNVVN chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường xuyên và bộc lộ nhiều thiếu xót.Trường hợp các doanh nghiệp sau khi đăng kí thành lập đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động như 1 doanh nghiệp “ma”, nhưng các cơ quan chức năng chưa nắm bắt được hết. Quá trình xử lý sai phạm của các doanh nghiệp còn chưa triệt để, mới chỉ mang tính răn đe nên các tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra.

Thứ tư, hệ thống bảo lãnh quỹ tín dụng cho các DNVVN của Việt Nam hiện nay phát

triển chậm chạp do khung pháp lý chưa hoàn thiện, tỏ ra thiếu thích ứng với thực tế; ngân sách hoạt động và việc huy động vốn cho các quỹ tín dụng này còn nhiều hạn chế.

3.2 Các hướng giải quyết vấn đề phát hiện

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong các ngân hàng có một ý nghĩa hết sức quan trọng khi mà áp lực cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng ngày càng tăng lên.

3.2.1 Một số giải pháp giải quyết các vấn đề phát hiện

3.2.1.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay

Thực hiện mở rộng tín dụng cần phải có các giải pháp đồng bộ như: xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng với nhiều lựa chọn cho DNVVN, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đổi mới quy trình cho vay, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường các hoạt động marketing khách hàng.

Luôn coi trọng, tích cực cải thiện và nâng cao mối quan hệ với các khách hàng truyền thống: ưu đãi lãi suất, phí suất tín dụng, có các hình thức khuyến mãi về phương thức thanh toán, thẻ.

Quảng bá thương hiệu và giữ vững được uy tín của ngân hàng. Tăng cường mạnh mẽ công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh của chi nhánh, lựa chọn phân loại khách hàng để áp dụng cơ chế chăm sóc khách hàng, thiết lập bộ phận chuyên trách chăm sóc và duy trì quan hệ tốt với khách hàng chiến lược.

Tạo được uy tín với khách hàng thông qua giao dịch trực tiếp, thái độ phục vụ niềm nở, chu đáo, tăng cường các dịch vụ tiện ích bổ trợ cho hoạt động huy động vốn như : tiện ích thanh toán, rút tiền nhanh chóng…

Thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn, sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng và đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay

Trong năm 2011, nền kinh tế được dự báo là vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Các ngân hàng vì thế sẽ vẫn quan tâm nhiều hơn đến những khách hàng truyền thống của mình, sau đó là ưu tiên xem xét cho vay đối với những đối tượng được sự hỗ trợ từ chính phủ, từ các tổ chức tín dụng có uy tín như IMF, ADB… Bên cạnh là việc thực hiện đa dạng hóa khách hàng cho vay.

Thực thi các chính sách lãi suất cho vay, phí suất tín dụng linh hoạt và phù hợp với từng khách hàng, từng khoản vay. Điều này là thực sự cần thiết trong hoàn cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gắt gao, quyết liệt hơn. Cùng với đó là thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ, thời hạn nợ, hỗ trợ đối tượng vay trong việc thực hiện sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Đa dạng hóa các hình thức tài sản đảm bảo, linh động và có những ưu đãi về các hình thức đảm bảo. Chấp nhận cả những TSĐB có giá trị thấp. Khi tiến hành giám sát trong quá

trình cho vay, ngân hàng cần có những phương pháp quản lý hiệu quả, có những chính sách linh hoạt, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đa dạng hóa các hình thức cho vay. Trước nhu cầu vốn ngày càng cấp thiết của DNVVN và các loại hình doanh nghiệp khác, ngân hàng cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả cho vay, tìm kiếm các hình thức, phương thức cho vay mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế như: Cho vay dựa trên các khoản phải thu của doanh nghiệp, cho vay thông qua việc mua lại các khoản phải thu. Qua đó, góp phần nâng cao được uy tín cũng như doanh số cho vay, hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long (Trang 36 - 41)