CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long (Trang 33 - 36)

D. Mối quan hệ với KH (15/20)

CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân

3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long. 3.1.1 Các kết quả đạt được

Qua các số liệu trên cho thấy, trong những năm qua VCB Thăng Long đã từng bước đi lên và khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh được mở rộng, đi sâu vào chất lượng, gắn công tác thi đua với nhiệm vụ kinh doanh, luôn khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn, các chiến lược kinh doanh đúng hướng. Đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ, các chỉ tiêu đều có tốc độ tăng trưởng cao như về huy động vốn, cho vay, thu nợ. Ngân hàng đạt được những thành công này phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn, nhanh nhạy của ban giám đốc và trình độ nghiệp vụ, sự am hiểu các lĩnh vực kinh tế, sự nhiệt tình, có trách nhiệm, say mê công việc của các cán bộ trong cơ quan đặc biệt là cán bộ tín dụng.

Số lượng khách hàng DNVVN đến với Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng trong 3 năm vừa qua, mặc dù số lượng DNVVN đáp ứng được các yêu cầu cho vay của Chi nhánh chưa được đông đảo. Đã có thêm những khách hàng mới, tiềm năng với những dự án lớn, có tính khả thi cao, nhiều dự án đã dược giải ngân, một số dự án lớn đang được thẩm định trình Vietcombank phê duyệt giải ngân trong thời gian tới.

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ va dư nợ đều đạt kết quả khả quan, không ngừng tăng lên trong giai đoạn này, đặc biệt có sự tăng nhanh ở các ngành như giao thông vận tải, thương nghiệp, xây dựng, và sang cả những lĩnh vực không phải thế mạnh của Chi nhánh như nông nghiệp. Dư nợ trung dài hạn đã được cải thiện, dư nợ bằng ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể. Và dự báo trong những năm tới chỉ tiêu này sẽ ngày càng cao hơn, tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, khi mà DNVVN đang trở thành khách hàng quen thuộc của Chi nhánh.

Công tác thẩm định dự án và khách hàng được thực hiện ngày càng tốt, áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, kỹ thuật thẩm định hoàn chỉnh hơn. Việc kiểm tra, giám sát quy trình cho vay, công tác thu hồi nợ ngoại bảng cũng được tiến hành một cách sát sao, nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên quan. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng từ ban giám đốc, nên các khoản nợ khó đòi và có biểu hiện chây ỳ đều đã thu hồi được, dẫn đến doanh số thu nợ tăng.

Với kết quả hoạt động kinh doanh như vậy, VCB Thăng Long đã có đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, đồng vốn của Ngân hàng đã được sử dụng đúng mục đích, khai thác triệt để khả năng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tăng nhanh vòng quay đồng vốn.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giải quyết được những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất, phát triển và nâng cao công nghệ kĩ thuật nhờ đồng vốn của ngân hàng cho vay. Nhờ vậy, hàng nghìn lao động được giải quyết vấn đề công ăn việc làm, góp phần làm cho kinh tế Hà Nội nói riêng và kinh tế cả nước nói riêng ngày một đi lên, theo kịp sự phát triển của kinh tế thế giới.

Nhờ đồng vốn Ngân hàng, từ các nhu cầu thiết yếu của hộ nông dân như cây, con giống, phân bón... đến các phương tiện khoa học kỹ thuật như ứng dụng khoa học, máy móc, thiết bị đều được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Vốn Ngân hàng đã thực sự góp phần giúp nông dân khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

3.1.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1 Một số hạn chế trong hoạt động cho vay DNVVN

-Số DNVVN cho vay còn ít

Địa bàn hoạt động của VCB Thăng Long là nơi đông dân cư, các cao ốc văn phòng và các DNVVN. Số lượng DNVVN khá cao, nhu cầu vay để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng rất lớn. Trong các năm qua, số lượng DNVVN cần vay vốn để sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng tăng, nhưng số DNVVN được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng là rất ít.

- Dư nợ cho vay DNVVN còn thấp

Mặc dù dư nợ cho vay DNVVN của VCB Thăng Long có tăng lên qua các năm, nhưng đây chỉ là kết quả bước đầu. So sánh với dư nợ của DNVVN với DNNN, cho vay tiêu dùng thì tỷ trọng này là nhỏ nhất và không tương xứng với số lượng DNVVN trên địa bàn hoạt động của VCB Thăng Long. Vì vậy, thời gian tới ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hơn nữa dư nợ cho vay DNVVN trên địa bàn, từ đó làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng và đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu cho vay của tất cả DNVVN.

Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với các ngân hàng. Trong các năm qua, tại VCB Thăng Long, tình trạng nợ quá hạn trong cho vay DNVVN có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu nợ cho vay ở chi nhánh còn hạn chế. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Vì thế, trong thời gian tới, ngân hàng cần có biện pháp để khắc phục hạn chế này.

Đó là những hạn chế chủ yếu của hoạt động cho vay DNVVN tại VCB Thăng Long, ta cần phân tích nguyên nhân của những hạn chế này để tìm cách khắc phục.

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long (Trang 33 - 36)