D. Mối quan hệ với KH (15/20)
3.2.1.2 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đổi mới quy trình cho vay
Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, đối với nhóm khách hàng; quy định về thời gian cho vay, TSĐB vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tín dụng. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, kiểm soát, hạn chế rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng được một chính sách tín dụng nhất quán và phù hợp, thích ứng với môi trường kinh doanh, với đặc điểm của các NHTM, giúp phát huy thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Cụ thể :
- Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng, khoản vay. Những quy định và thủ tục rõ ràng, đơn giản hơn cũng sẽ làm giảm đi những chi phí giao dịch, tránh được tâm lý e ngại của khách hàng khi vay vốn, có những phương thức cho vay đa dạng hơn để phù hợp với các DNVVN, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác.
- Hoàn thiện chính sách tín dụng, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào ngân hàng, vừa đảm bảo ngân hàng kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn, khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Bằng việc áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng vay, từng món vay; thực hiện duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung và dài hạn, đồng thời đẩy mạnh tăng
trưởng cho vay trung và dài hạn để có thể mở rộng được quy mô tín dụng, theo đó nâng cao được hiệu quả cho vay của ngân hàng.
- Có những chính sách khách hàng phù hợp: thực hiện nhiều ưu đãi với nhóm khách hàng truyền thống, có nhiều khuyến mãi hấp dẫn với nhóm khách hàng tiềm năng... Luôn có những điều chỉnh và theo dõi kịp thời đến thời hạn tín dụng và kì hạn nợ trong kì. Thời hạn tín dụng trung bình càng nhỏ, rủi ro của ngân hàng càng thấp, càng tăng tính thanh khoản của các khoản tài trợ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến chính sách tài sản đảm bảo, thực hiện linh hoạt trong chính sách này để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng hơn.
- Quy trình cho vay là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần có một hệ thống thông tin tốt và chính xác, kịp thời, thuận tiện cho việc tiến hành thẩm định dự án và khách hàng, đưa ra được kết luận cho vay nhanh chóng, kịp thời. Trong quá trình cho vay, luôn có biện pháp để kiểm tra, giám sát trình tự nghiệp vụ, các sai sót có thể mắc phải, hạn chế những rủi ro cho ngân hàng. Có những biện pháp để thực hiện quy trình cho vay nhanh gọn, thủ tục bớt rườm rà, nhưng vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định cho vay của NHNN.
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và khách hàng
Thẩm định dự án, khách hàng là một công đoạn quan trọng trong quy trình tín dụng, trước khi đi đến quyết định cho vay của ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và khách hàng rất cần thiết để nâng cao được hiệu quả cho vay của ngân hàng.
Trước hết, các cán bộ tín dụng cần phải không ngừng nâng cao trình độ của mình, bởi đa phần đều tốt nghiệp các trường kinh tế nên kiến thức về kĩ thuật, xây dựng còn chưa nhiều. Ngân hàng phải luôn có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi các ngân hàng khác trong cùng hệ thống và các ngân hàng tiên tiến trên thế giới.
Nâng cao nghiệp vụ đánh giá khách hàng: các khách hàng khi đến vay tiền đều phải gửi đến ngân hàng báo cáo tài chính chứng minh tình hình tài chính, năng lực pháp lý cũng như bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình thị trường đối với sản phẩm
của khách hàng, tình hình nền kinh tế và uy tín của khách hàng… Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào đó để đánh giá một cách tổng quát khả năng tài chính, khả năng trả nợ và nguồn trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra, để xác minh thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm thông tin từ bên ngoài, từ người vay vốn và cả những bạn hàng của họ nữa… Bên cạnh đó còn phải kiểm tra thêm tình hình tín dụng trước đây của khách hàng đó qua trung tâm lưu trữ thông tin khách hàng, như vậy mới có thể nắm bắt, hiểu rõ khách hàng của mình. Nếu không, việc ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin hay thông tin không chính xác cũng là một yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động tín dụng.