Kết quả cảm nhiễm chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh do vi khuẩn trên cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1970) nuôi trong ao đất tại hải phòng và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 39 - 43)

chẽm bệnh lên cá chẽm khỏe

Từ kết quả phân lập và định danh vi khuẩn đề tài tiến hành cảm nhiễm nhân tạo chủng vi khuẩn có tần số bắt gặp cao nhất là Vibrio alginolyticus để khẳng định chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập được là tác nhân gây bệnh. Thực hiện thử nghiệm cảm nhiễm ngược trở lại vi khuẩn Vibrio alginolyticus với liều thử thách là

1x103, 1x104, 1x105, 1x106 CFU/g trọng lượng cơ thể cá. Qua hai lần thử nghiệm, kết quả thu được như sau:

Hình 3.8: Biểu đồ tỷ lệ chết của cá chẽm cảm nhiễm chủng vi khuẩn V.alginolyticus lần 2

Bảng 3.3. Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh trên cá chẽm của 2 lần cảm nhiễm chủng vi khuẩn V.alginolyticus đã phân lập

Vi khuẩn cảm nhiễm Lần cảm nhiễm Nồng độ vi khuẩn (cfu/g) Thời gian phát bệnh và chết lần đầu tiên (giờ) Dấu hiệu bệnh lý Vibrio alginolyticus Lần 1

1x103 168 Vết tiêm tấy đỏ, mặt bụng xuất huyết và xuất hiện vết loét 1x104 144 Vết tiêm tấy đỏ, mặt bụng xuất

huyết và xuất hiện vết loét

1x105 24

Vết tiêm tấy đỏ, sau đó vết tiêm sưng phồng, da trở nên xám đen, mặt bụng xuất hiện vết loét; hậu môn sưng, xuất huyết

1x106 24

Vết tiêm tấy đỏ và sưng phồng lên, da trở nên đen xám. Đến ngày thứ 3 mặt bụng xuất huyết, xuất hiện vết loét, hậu môn sưng, xuất huyết, mắt cá lồi đục. Sau 120 giờ tiêm (5 ngày) thì cá chết 100%.

Đối chứng

Cá hoạt động bình thường trong suốt quá trình thí nghiệm

Lần 2

1x103 144 Vết tiêm sưng, mắt cá lồi đục, bụng xuất huyết

1x104 120

Da trở nên xám đen, mặt bụng xuất hiện vết loét; hậu môn sưng, xuất huyết

1x105 72 Hậu môn sưng, xuất huyết, mắt cá lồi đục.

1x106 48

Vết tiêm đỏ tấy, da trở nên xám đen, bụng xuất huyết và xuất hiện vết loét

Đối chứng

Cá hoạt động bình thường trong suốt quá trình thí nghiệm

Kết thúc hai đợt thí nghiệm thứ nhất cho thấy: Khi tiêm vi khuẩn vào cá khỏe, cá có các dấu hiệu giống như cá bị bệnh ở ngoài tự nhiên như cá hoạt động yếu, da trở nên xám đen, mặt bụng xuất huyết, cá xuất hiện vết loét, hậu môn sưng xuất huyết, mang mất nhớt, thối rữa, mắt cá lồi đục. Giải phẫu bên trong thấy xoang bụng chứa nhiều dịch; gan cá xuất huyết, hại tử; thận sưng, xuất huyết. Vi khuẩn phân lập lại được từ gan, thận cá chính là vi khuẩn V. alginolyticus – chủng vi khuẩn cảm nhiễm ban đầu

Qua 2 đợt thí nghiệm cảm nhiễm cùng một chủng vi khuẩn V. alginolyticus cho thấy, cá có các dấu hiệu giống nhau. Từ kết quả này có thể kết luận V. alginolyticus là tác nhân gây nên bệnh trên cá chẽm nuôi trong ao đất tại Hải Phòng với liều gây chết LD50 sau 10 ngày là 1×104 CFU/g. Tuy nhiên, trong lần thí nghiệm thứ 2 thì cá chết

chậm hơn điều này có thể là do ở lần thí nghiệm thứ 2 đề tài đã dùng cá có kích thước lớn hơn để tiêm cảm nhiễm, có thể cá có kích thước và trọng lượng lớn hơn nên sức đề kháng của cá có thể cao hơn so với các cá sử dụng để làm thí nghiệm cảm nhiễm lần đầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh do vi khuẩn trên cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1970) nuôi trong ao đất tại hải phòng và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 39 - 43)