9. Cấu trúc của luận văn
3.5.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm
BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Trước tiên, chúng tôi đề nghị HS quan sát chuyển động của quả lắc đồng hồ, con lắc lò
xo, con lắc đơn. Sau đó quan sát các videoclips về chuyển động dao động. Yêu cầu 2 HS
ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau để đưa ra nhận xét đặc điểm chung của các chuyển động.
Đa số các em đều nhận thấy các chuyển động trên đều có chung một đặc điểm là đều chuyển động qua lại xung quanh vị trí cân bằng. Xác nhận ý kiến đúng. Đưa ra định nghĩa về dao động.
- Khi đề nghị HS nêu thêm một số ví dụ về dao động mà em đã biết, có tới 80% HS giơ
tay, các HS được gọi đều nêu đúng.
- GV phân tích các ví dụ, chỉ ra dấu hiệu riêng của dao động tuần hoàn. Sau đó hỏi Dao động tuần hoàn là dao động thế nào, có khoảng 70% HS giơ tay, tuy nhiên còn một số em diễn đạt chưa chính xác. GV sửa và nêu định nghĩa dao động tuần hoàn.
Hoạt động 2: Xây dựng định nghĩa và phương trình của dao động điều hòa
- Yêu cầu HS quan sát chuyển động của P và nhận xét về tính chất chuyển động của chất
điểm P. Thông báo khái niệm li độ, biên độ.
- Đề nghị 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, tìm biểu thức tính li độ x của P theo biên độ A, tốc độ góc ω và φ ?
Sau 5 phút, chúng tôi yêu cầu các nhóm đưa ra câu trả lời. + 10/16 nhóm xác định đúng li độ x.
+ 6/16 nhóm không đưa ra được câu trả lời.
- GV, hướng dẫn thảo luận, xác nhận ý kiến đúng và thể chế hóa kiến thức: định nghĩa
dao động điều hòa, phương trình của dao động điều hòa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa
- GV phát phiếu học tập (xem Phụ lục 5), đề nghị các nhóm thảo luận, thực hiện các
nhiệm vụ (câu 1, 2, 3, 4) trên phiếu học tập. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu. Xác nhận ý kiến đúng.
- Kết quả:
+ 8/16 nhóm làm đúng cả 2 câu 1 và 2.
+ 8/16 nhóm không trả lời được câu 1.c và câu 2.b. + 7/16 nhóm làm đúng câu 3
+ 6/16 nhóm không trả lời được câu 3c và 3b + 16/16 nhóm làm đúng câu 4
Chúng tôi nhấn mạnh cho các em 2 chú ý quan trọng là: khi tính toán thì các em phải để
máy tính ở chế độ Radian và dao động điều hòa có quỹ đạo là một đường thẳng, chiều dài
quỹ đạo là 2A.
- Sau khi thông báo công thức đạo hàm của hàm sin, cosin, GV đề nghị các nhóm tiếp
tục làm câu 5, 6, 7 trên phiếu học tập. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu. Xác nhận ý kiến đúng.
Kết quả:
+ 16/16 nhóm làm đúng câu 5.
+ 6/16 nhóm làm đúng câu 6.
+ 16/16 nhóm làm đúng câu 7a, chỉ có 9/16 nhóm làm đúng tất cả các ý còn lại của
câu 7.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
- GV, đề nghị các nhóm tiếp tục làm câu 8, 9 trên phiếu học tập. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu. Xác nhận ý kiến đúng.
Kết quả:
+ 5/16 nhóm làm đúng câu 8
+ 16/16 nhóm làm đúng câu 9, tuy nhiên GV còn phải sửa cách diễn đạt.
BÀI 2: CON LẮC LÒ XO
Hoạt động 1. Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học và năng lượng
A. Hoạt động của nhóm chuyên gia
Sau khi chia học sinh về các nhóm chuyên gia và ổn định vị trí của các nhóm, chúng tôi
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Phát phiếu học tập (xem Phụ lục 6) cho các nhóm
chuyên gia và dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm 1; 5 ; 3; 7.
Các nhóm nhanh chóng tìm hiểu và lần lượt giải quyết các vấn đề của nhóm .
+ Nhóm 1 và 5 nêu đúng cấu tạo của con lắc lò xo. Sau khi làm thí nghiệm cho con
lắc lò xo dọc và lò xo ngang đã nêu được điểm đặc trưng của chuyển động trong hai trường hợp là vật đi đi lại lại quanh vị trí cân bằng. Tuy nhiên chưa chỉ được nguyên nhân gây ra chuyển động .
+ Nhóm 2 và 6 đều biểu diễn được các lực tác dụng lên hòn bi, nhưng gặp khó khăn
gợi ý cho các em thì các em đã làm được. Kết quả các em áp dụng định luật II Niu-tơn và sử dụng một vài phép biến đổi đã trả lời đúng các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. Tuy nhiên, các em chưa nêu được chính xác tính chất chuyển động
+ Nhóm 3 và nhóm 7 đã hoàn thành việc tìm biểu thức tính chu kỳ và tần số dao
động của con lắc lò xo. Bằng suy luận toán, các em cũng chỉ ra được sự phụ thuộc của chu kỳ và tần số dao động vào khối lương của vật và độ cứng của lò xo. Tuy nhiên, GV phải hướng dẫn các em cách bố trí chính xác dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm, đọc, ghi số liệu và xử lí kết quả. Kết quả, các em đã kiểm chứng được phụ thuộc của chu kì của con lắc lò xo vào biên độ, khối lượng của vật và độ cứng của lò xo.
+ Nhóm 4 và 8 dễ dàng hoàn thành việc viết biểu thức tính động năng, thế năng và cơ năng vì những kiến thức về động năng, thế năng các em đã được học từ lớp 10, đã được GV ôn tập lại rất kĩ trong hai tuần đầu tháng 7, các em chỉ cần thay biểu thức vận tốc của dao động điều hòa vào công thức tính động năng và biểu thức li độ của dao động điều hòa vào công thức tính thế năng. Tuy nhiên, các em biến đổi công thức lượng giác chậm nên việc tìm biểu thức tính cơ năng gặp khó khăn.
Qua việc theo dõi quá trình làm việc và chấm điểm phiếu học tập của các nhóm chuyên
gia, chúng tôi nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và chỉnh lí, bổ sung những điểm cần thiết.
Bảng 3.1:Điểm của các nhóm chuyên gia
Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Điểm 7 7 8 9 7 7 8 8
Nhận xét: Đa số các nhóm đã rất tích cực và cố gắng hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ
của nhóm mình. Các TV trong mỗi nhóm rất đoàn kết, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của nhau.
B. Hoạt động của nhóm hợp tác
Chúng tôi yêu cầu học sinh trở về các nhóm hợp tác và giao cho mỗi nhóm một phiếu
học tập số 5 (xem Phụ lục 6) và dụng cụ thí nghiệm. Các nhóm đều sôi nổi tiến hành giải
quyết lần lượt từng vấn đề. Các chuyên gia đã được làm việc được góp ý, chỉnh sửa nên tỏ
ra hiểu rất rõ về vấn đề mình chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên vẫn có một số chuyên gia do khả năng giảng giải chưa tốt nên chưa làm rõ
được, đến đây chúng tôi yêu cầu các em phát biểu lại và chỉ rõ cho cả nhóm thì các em đã làm được.
Do mỗi học sinh đã là một chuyên gia thành thạo nên các em nhanh chóng giải quyết các
vấn đề và cùng thảo luận đưa ra các phương án trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp - Kết luận về các vấn đề cần tìm hiểu
- GV yêu cầu các nhóm hợp tác lần lượt trình bày kết quả làm việc. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi. Xác nhận ý kiến đúng và khái quát hóa các kiến thức.
- Có 6/8 làm đúng tất cả các câu hỏi trên phiếu học tập số 5.
- Không khí học tập rất sôi nổi, các nhóm trình bày mạch lạc và đưa ra các câu hỏi trao đổi với nhau để tự tìm ra chỗ đúng chỗ sai ở bài trình bày của nhóm bạn.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học
- Để các em có thể nắm vững kiến thức hơn và để kích thích tinh thần thi đấu của các
nhóm, chúng tôi cho các em chơi trò chơi ô chữ (xem Phụ lục 7). Không khí lớp học rất sôi nổi, các em rất hào hứng với phần thi đấu này.
- Kết thúc trò chơi, GV nhấn mạnh lại những kiến thức trọng tâm trong bài. Sau đó, chúng tôi yêu cầu các em làm bài kiểm tra 15 phút dưới hình thức trắc nghiệm (xem Phụ lục 8) để đánh giá kết quả làm việc của các nhóm hợp tác.
Bảng 3.2:Thống kê điểm kiểm tra cá nhân bài “Con lắc lò xo”
Lớp 12A2 Điểm 0 – 4 5 – 6 7 - 8 9 - 10
Sĩ số 32
Số lượng 0 12 15 5
Phần trăm 0.00% 37.50% 46.87% 15.63%
Nhận xét sau giờ dạy:
- Tiến trình soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế.
- Tất cả các học sinh đều tham gia hoạt động nhóm hăng hái.
- Các em đã mạnh dạn hơn trong việc tranh luận, chất vấn, có chính kiến và đưa ra cơ
sở để bảo vệ ý kiến của mình mà vẫn giữ được không khí hoà thuận và hợp tác vui vẻ trong nhóm.
BÀI 3: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
Giai đoạn 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ
Hoạt động 2: Chia nhóm và phân công nhiệm vụ
Do hoạt động nhóm diễn ra ngoài lớp học, hơn nữa trình độ của đa số HS không quá
chênh lệch nhau nên theo đề nghị của HS, tôi cho các em được chọn nhóm theo bạn thân để
tiện cho việc tiến hành hoạt động nhóm.
Giai đoạn 2: Làm việc nhóm ngoài lớp học
- Các nhóm lập kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cho các TV
Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm một ngày, các em đã lập được bản kế hoạch hoạt
động chi tiết cho nhóm, phân chia nhiệm vụ cho từng TV và nộp cho GV. Các nhóm phân chia nhiệm vụ cho các TV chủ yếu dựa trên năng lực và sở thích của từng TV, vì vậy có tình
trạng có TV đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ, có TV lại làm việc rất ít nên GV phải yêu cầu
các nhóm điều chỉnh lại.
- Tiến hành hoạt động nhóm ngoài lớp học
Để dễ theo dõi và đánh giá các hoạt động nhóm ngoài lớp học, GV yêu cầu các nhóm phải ghi chép đầy đủ tiến trình thực hiện nhiệm vụ, nội dung các buổi họp nhóm và nộp lại cho GV vào buổi báo cáo.
Trước buổi báo cáo 2 ngày, các nhóm nộp cho GV nội dung bài báo cáo. Về nội dung, cơ bản không có sai sót gì đáng kể, nhưng có nhóm đưa thêm nhiều kiến thức vào mà không
có sự chọn lọc khiến bài báo cáo quá dài nên phải yêu cầu các em lược bỏ bớt. Về hình
thức, mặc dù GV đã nêu rõ các yêu cầu trình bày nhưng một số nhóm vẫn thiết kế bài báo
cáo quá màu mè hoặc màu chữ và phông nền chìm vào nhau. GV phải góp ý cho các em và yêu cầu các nhóm chỉnh sửa lại cho phù hợp.
Giai đoạn 3: Tổ chức báo cáo và đánh giá kết quả
Hoạt động 3: Báo cáo và thảo luận trên lớp
Lần lượt các nhóm lên trình bày chủ đề của mình. Mỗi nhóm có một cách trình bày khác
nhau. Có nhóm thì cử một bạn đại diện trình bày nhưng có nhóm thì chia ra cho hai, ba bạn trình bày, mỗi người trình bày một phần, cũng có nhóm thì hai bạn cùng phối hợp trình bày xen kẽ. Có nhóm trình bày theo kiểu thuyết trình từ đầu tới cuối nhưng có nhóm lại biết xen vào các câu hỏi cho các bạn ở dưới kết hợp với thuyết trình. Có bạn trình bày một cách tự tin, lưu loát; có bạn còn phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu nên “nói như đọc”. Tuy nhiên, các nhóm đều trình bày được những nội dung cơ bản trong chủ đề của mình.
Một điểm đáng chú ý là HS ở các lớp có khả năng tin học rất tốt. Các em có thể vẽ hình rất đẹp, đồng thời khai thác được nhiều thông tin bổ ích từ internet.
Phần thảo luận diễn ra rất sôi nổi. Các TV trong nhóm khác đã nắm bắt được nội dung
kiến thức cơ bản của các chủ đề mà các nhóm báo cáo, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà
các em chưa hiểu hiểu hết nên nêu ra để thảo luận.
Khi nhận xét bài báo cáo, các em đã biết nêu ra những mặt tốt, chưa tốt của các nhóm,
biết góp ý cho các bạn về cách trình bày, cách đặt câu hỏi,...
* Kết quả
Thông qua quá trình tìm hiểu kiến thức, thiết kế và trình bày bài báo cáo, thảo luận trước lớp, HS đã tự rèn luyện cho mình những kĩ năng như kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện theo
kế hoạch, kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc tài liệu, kĩ năng đưa ra quyết định, kĩ năng lắng
nghe, kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học, kĩ năng thuyết trình trước đám đông,... Buổi báo cáo diễn ra rất sinh động và thu hút sự
quan tâm theo dõi của tất cả HS trong lớp. Ngoài những kiến thức của bài học, HS còn tìm
hiểu thêm được nhiều kiến thức liên quan trong kĩ thuật và đời sống.
Tuy nhiên, do tập trung thời gian cho chủ đề của nhóm nên các chủ đề khác các em chỉ
thực sự tìm hiểu khi các nhóm báo cáo trên lớp, vì thế một số em vẫn chưa hiểu rõ hết các vấn đề nhưng nhìn chung các em đều rất cố gắng và đạt được các yêu cầu đã đề ra.
Bảng 3.3:Điểm bài báo cáo của các nhóm
Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Điểm bài báo cáo 31 32 36 37
Xếp loại Khá Khá Giỏi Giỏi
Nhận xét: Tất cả bài báo cáo đều được chuẩn bị rất công phu, trình bày rõ ràng, đáp ứng tốt các yêu cầu đã đề ra. Vì vậy, các bài báo cáo đều được các nhóm đánh giá từ khá trở lên.
Ghi chú: Cách xếp loại dựa trên kết quả bài báo cáo - Nếu điểm của nhóm dưới 25 điểm: xếp loại yếu.
- Nếu điểm của nhóm từ 25 đến 30 điểm: xếp loại trung bình. - Nếu điểm của nhóm từ 31 đến 35 điểm: xếp loại khá.
- Nếu điểm của nhóm từ 36 đến 40 điểm: xếp loại giỏi.
Lớp 12A2 Điểm 0 - 4 5 – 6 7 - 8 9 - 10
Sĩ số 32
Số lượng 0 15 11 6
Phần trăm 0.00% 46.87% 34.38% 18.75%
Nhận xét: Việc tính điểm cá nhân căn cứ trên sự đóng góp của mỗi TV trong nhóm đã
hạn chế được tình trạng ăn theo, HS tích cực và nỗ lực hoạt động. Tuy nhiên, do tập trung
thời gian cho chủ đề của nhóm nên các chủ đề khác các em chỉ thực sự tìm hiểu khi các
nhóm báo cáo trên lớp, vì thế một số em vẫn chưa hiểu rõ hết các vấn đề nhưng nhìn chung
các em đều rất cố gắng và đạt được các yêu cầu đã đề ra.