9. Cấu trúc của luận văn
2.3. Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận dạy học nói chung và phân tích những ưu, khuyết điểm
của hình thức dạy học theo nhóm, chúng tôi vận dụng tiến hành thiết kế phương án dạy học
một số bài trong chương “Dao động cơ” Vật Lí 12 theo hướng tổ chức hoạt động nhóm
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh. Trong chương này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau:
+ Lập sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học, đáp ứng đòi hỏi phương pháp luận của tiến trình khoa học xây dựng kiến thức, đồng thời phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đối với một số kiến thức cụ thể của chương “Dao động cơ”.
+ Thiết kế phương án dạy học các vấn đề về “Dao động cơ”. Việc thiết kế phương án dạy học từng đơn vị kiến thức đều được xây dựng phỏng theo các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhóm thích hợp, sao cho học sinh tích cực, tự chủ phát hiện, giải quyết vấn đề và chiếm lĩnh tri thức ở mức độ cao nhất.
+ Các phương án dạy học mà chúng tôi thiết kế đã thể hiện được những nội dung cơ bản sau:
- Đưa ra các kết luận chính cần xây dựng và câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng.
- Lập được sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức
- Đưa ra mục tiêu dạy học cần đạt được.
- Nêu sự chuẩn bị cho bài học đối với giáo viên và đối với học sinh.
- Tổ chức hoạt động dạy học cụ thể theo hướng hoạt động nhóm nhằm phát huy tính
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở tiến trình dạy học đã soạn thảo ở chương II, chúng tôi tiến hành thực nghiệm
nhằm đạt được các mục đích sau:
- Đánh giá tính chất khả thi của việc tổ chức hoạt động nhóm trong tiến trình dạy học
thông qua việc phân tích diễn biến thực nghiệm. Qua đó sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiến
trình dạy học.
- So sánh, đối chiếu kết quả học tập ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học theo tiến trình đã soạn thảo đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực và hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm ở học sinh.
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng là học sinh hai lớp 12 của trường THPT Chu Văn An, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Qua trao đổi với giáo viên bộ
môn và dựa vào kết quả học tập năm học 2012-2013 của hai lớp 11A1 và 11A2 (xem Phụ
lục 1), tôi nhận thấy lớp 11A1 có sức học tốt hơn lớp 11A2 nhưng sự chênh lệch không
nhiều. Sĩ số 2 lớp bằng nhau (32 HS). Do đó, tôi chọn lớp 12A2 (lớp 11A2 chuyển lên) làm
lớp thực nghiệm, lớp 12A1 (lớp 11A1 chuyển lên) làm lớp đối chứng.
- Lớp đối chứng 12A1 do cô giáo Đặng Phạm Anh Thư giảng dạy.
- Lớp thực nghiệm 12A2 do tôi trực tiếp giảng dạy.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Lớp đối chứng được dạy bình thường theo phân phối chương trình, không tổ chức hoạt động nhóm.
- Lớp thực nghiệm được dạy theo tiến trình đã soạn thảo.
- Ở lớp đối chứng, tôi dự giờ ghi chép lại mọi hoạt động của giáo viên và học sinh diễn ra trong giờ học.
- Ở lớp thực nghiệm, tôi tổ chức dạy học theo nhóm một số bài trong chương theo đúng tiến trình đã soạn thảo. Cuối mỗi tiết học theo nhóm, chúng tôi đã yêu cầu học sinh làm một
bài kiểm tra trắc nghiệm để sơ bộ đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động nhóm và
tiến trình dạy học đã soạn thảo đối với việc nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
Sau tiết giảng thực nghiệm, tôi rút kinh nghiệm, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình đã soạn thảo, bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết.
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi phỏng vấn, trao đổi và trò chuyện với học sinh để đánh giá chất lượng kiến thức của tiết học. Bên cạnh đó, tôi cũng chú ý bao quát, theo dõi các cử chỉ và phản ứng của học sinh, ước lượng số học sinh tham gia tích cực vào hoạt động
nhóm và số học sinh chưa được tích cực trong mỗi nhóm. Tôi cũng chú ý đến những phát
biểu xây dựng bài học, cách giải quyết vấn đề của các em, qua các phát biểu và cách giải
quyết vấn đề của học sinh mà nắm bắt suy nghĩ, rút ra những khó khăn và sai lầm mà học
sinh mắc phải.
Cuối đợt thực nghiệm sư phạm, tôi tổ chức kiểm tra cùng một đề ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Sau khi đã thu thập đầy đủ số liệu, tôi xử lí, phân tích, đánh giá kết
quả của các bài bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định.
3.4. Thời điểm làm thực nghiệm sư phạm
Từ 15/7/2013 đến 17/8/2013.
3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Tiêu chí để đánh giá
- Đánh giá tính khả thi của phương án thiết kế: + Căn cứ vào số câu trả lời đúng.
+ Căn cứ vào thời gian thực hiện tiến trình.
- Đánh giá căn cứ vào biểu hiện tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động ở nhóm:
+ Phân công công việc trong nhóm: Các thành viên đều có nhiệm vụ.
+ Cách thức thảo luận nhóm: Các thành viên trong nhóm đều có ý kiến riêng, sau đó
cùng thảo luận để thống nhất ý kiến.
+ Kết quả làm việc của nhóm: Đưa ra được kết quả cuối cùng.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh. + Phân tích các tham số đặc trưng.
+ So sánh kết quả từ đồ thị phân bố tần suất và tần suất luỹ tích.
3.5.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm
BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Trước tiên, chúng tôi đề nghị HS quan sát chuyển động của quả lắc đồng hồ, con lắc lò
xo, con lắc đơn. Sau đó quan sát các videoclips về chuyển động dao động. Yêu cầu 2 HS
ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau để đưa ra nhận xét đặc điểm chung của các chuyển động.
Đa số các em đều nhận thấy các chuyển động trên đều có chung một đặc điểm là đều chuyển động qua lại xung quanh vị trí cân bằng. Xác nhận ý kiến đúng. Đưa ra định nghĩa về dao động.
- Khi đề nghị HS nêu thêm một số ví dụ về dao động mà em đã biết, có tới 80% HS giơ
tay, các HS được gọi đều nêu đúng.
- GV phân tích các ví dụ, chỉ ra dấu hiệu riêng của dao động tuần hoàn. Sau đó hỏi Dao động tuần hoàn là dao động thế nào, có khoảng 70% HS giơ tay, tuy nhiên còn một số em diễn đạt chưa chính xác. GV sửa và nêu định nghĩa dao động tuần hoàn.
Hoạt động 2: Xây dựng định nghĩa và phương trình của dao động điều hòa
- Yêu cầu HS quan sát chuyển động của P và nhận xét về tính chất chuyển động của chất
điểm P. Thông báo khái niệm li độ, biên độ.
- Đề nghị 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, tìm biểu thức tính li độ x của P theo biên độ A, tốc độ góc ω và φ ?
Sau 5 phút, chúng tôi yêu cầu các nhóm đưa ra câu trả lời. + 10/16 nhóm xác định đúng li độ x.
+ 6/16 nhóm không đưa ra được câu trả lời.
- GV, hướng dẫn thảo luận, xác nhận ý kiến đúng và thể chế hóa kiến thức: định nghĩa
dao động điều hòa, phương trình của dao động điều hòa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa
- GV phát phiếu học tập (xem Phụ lục 5), đề nghị các nhóm thảo luận, thực hiện các
nhiệm vụ (câu 1, 2, 3, 4) trên phiếu học tập. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu. Xác nhận ý kiến đúng.
- Kết quả:
+ 8/16 nhóm làm đúng cả 2 câu 1 và 2.
+ 8/16 nhóm không trả lời được câu 1.c và câu 2.b. + 7/16 nhóm làm đúng câu 3
+ 6/16 nhóm không trả lời được câu 3c và 3b + 16/16 nhóm làm đúng câu 4
Chúng tôi nhấn mạnh cho các em 2 chú ý quan trọng là: khi tính toán thì các em phải để
máy tính ở chế độ Radian và dao động điều hòa có quỹ đạo là một đường thẳng, chiều dài
quỹ đạo là 2A.
- Sau khi thông báo công thức đạo hàm của hàm sin, cosin, GV đề nghị các nhóm tiếp
tục làm câu 5, 6, 7 trên phiếu học tập. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu. Xác nhận ý kiến đúng.
Kết quả:
+ 16/16 nhóm làm đúng câu 5.
+ 6/16 nhóm làm đúng câu 6.
+ 16/16 nhóm làm đúng câu 7a, chỉ có 9/16 nhóm làm đúng tất cả các ý còn lại của
câu 7.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
- GV, đề nghị các nhóm tiếp tục làm câu 8, 9 trên phiếu học tập. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu. Xác nhận ý kiến đúng.
Kết quả:
+ 5/16 nhóm làm đúng câu 8
+ 16/16 nhóm làm đúng câu 9, tuy nhiên GV còn phải sửa cách diễn đạt.
BÀI 2: CON LẮC LÒ XO
Hoạt động 1. Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học và năng lượng
A. Hoạt động của nhóm chuyên gia
Sau khi chia học sinh về các nhóm chuyên gia và ổn định vị trí của các nhóm, chúng tôi
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Phát phiếu học tập (xem Phụ lục 6) cho các nhóm
chuyên gia và dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm 1; 5 ; 3; 7.
Các nhóm nhanh chóng tìm hiểu và lần lượt giải quyết các vấn đề của nhóm .
+ Nhóm 1 và 5 nêu đúng cấu tạo của con lắc lò xo. Sau khi làm thí nghiệm cho con
lắc lò xo dọc và lò xo ngang đã nêu được điểm đặc trưng của chuyển động trong hai trường hợp là vật đi đi lại lại quanh vị trí cân bằng. Tuy nhiên chưa chỉ được nguyên nhân gây ra chuyển động .
+ Nhóm 2 và 6 đều biểu diễn được các lực tác dụng lên hòn bi, nhưng gặp khó khăn
gợi ý cho các em thì các em đã làm được. Kết quả các em áp dụng định luật II Niu-tơn và sử dụng một vài phép biến đổi đã trả lời đúng các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. Tuy nhiên, các em chưa nêu được chính xác tính chất chuyển động
+ Nhóm 3 và nhóm 7 đã hoàn thành việc tìm biểu thức tính chu kỳ và tần số dao
động của con lắc lò xo. Bằng suy luận toán, các em cũng chỉ ra được sự phụ thuộc của chu kỳ và tần số dao động vào khối lương của vật và độ cứng của lò xo. Tuy nhiên, GV phải hướng dẫn các em cách bố trí chính xác dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm, đọc, ghi số liệu và xử lí kết quả. Kết quả, các em đã kiểm chứng được phụ thuộc của chu kì của con lắc lò xo vào biên độ, khối lượng của vật và độ cứng của lò xo.
+ Nhóm 4 và 8 dễ dàng hoàn thành việc viết biểu thức tính động năng, thế năng và cơ năng vì những kiến thức về động năng, thế năng các em đã được học từ lớp 10, đã được GV ôn tập lại rất kĩ trong hai tuần đầu tháng 7, các em chỉ cần thay biểu thức vận tốc của dao động điều hòa vào công thức tính động năng và biểu thức li độ của dao động điều hòa vào công thức tính thế năng. Tuy nhiên, các em biến đổi công thức lượng giác chậm nên việc tìm biểu thức tính cơ năng gặp khó khăn.
Qua việc theo dõi quá trình làm việc và chấm điểm phiếu học tập của các nhóm chuyên
gia, chúng tôi nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và chỉnh lí, bổ sung những điểm cần thiết.
Bảng 3.1:Điểm của các nhóm chuyên gia
Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Điểm 7 7 8 9 7 7 8 8
Nhận xét: Đa số các nhóm đã rất tích cực và cố gắng hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ
của nhóm mình. Các TV trong mỗi nhóm rất đoàn kết, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của nhau.
B. Hoạt động của nhóm hợp tác
Chúng tôi yêu cầu học sinh trở về các nhóm hợp tác và giao cho mỗi nhóm một phiếu
học tập số 5 (xem Phụ lục 6) và dụng cụ thí nghiệm. Các nhóm đều sôi nổi tiến hành giải
quyết lần lượt từng vấn đề. Các chuyên gia đã được làm việc được góp ý, chỉnh sửa nên tỏ
ra hiểu rất rõ về vấn đề mình chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên vẫn có một số chuyên gia do khả năng giảng giải chưa tốt nên chưa làm rõ
được, đến đây chúng tôi yêu cầu các em phát biểu lại và chỉ rõ cho cả nhóm thì các em đã làm được.
Do mỗi học sinh đã là một chuyên gia thành thạo nên các em nhanh chóng giải quyết các
vấn đề và cùng thảo luận đưa ra các phương án trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp - Kết luận về các vấn đề cần tìm hiểu
- GV yêu cầu các nhóm hợp tác lần lượt trình bày kết quả làm việc. Sau đó hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi. Xác nhận ý kiến đúng và khái quát hóa các kiến thức.
- Có 6/8 làm đúng tất cả các câu hỏi trên phiếu học tập số 5.
- Không khí học tập rất sôi nổi, các nhóm trình bày mạch lạc và đưa ra các câu hỏi trao đổi với nhau để tự tìm ra chỗ đúng chỗ sai ở bài trình bày của nhóm bạn.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học
- Để các em có thể nắm vững kiến thức hơn và để kích thích tinh thần thi đấu của các
nhóm, chúng tôi cho các em chơi trò chơi ô chữ (xem Phụ lục 7). Không khí lớp học rất sôi nổi, các em rất hào hứng với phần thi đấu này.
- Kết thúc trò chơi, GV nhấn mạnh lại những kiến thức trọng tâm trong bài. Sau đó, chúng tôi yêu cầu các em làm bài kiểm tra 15 phút dưới hình thức trắc nghiệm (xem Phụ lục 8) để đánh giá kết quả làm việc của các nhóm hợp tác.
Bảng 3.2:Thống kê điểm kiểm tra cá nhân bài “Con lắc lò xo”
Lớp 12A2 Điểm 0 – 4 5 – 6 7 - 8 9 - 10
Sĩ số 32
Số lượng 0 12 15 5
Phần trăm 0.00% 37.50% 46.87% 15.63%
Nhận xét sau giờ dạy:
- Tiến trình soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế.
- Tất cả các học sinh đều tham gia hoạt động nhóm hăng hái.
- Các em đã mạnh dạn hơn trong việc tranh luận, chất vấn, có chính kiến và đưa ra cơ
sở để bảo vệ ý kiến của mình mà vẫn giữ được không khí hoà thuận và hợp tác vui vẻ trong nhóm.
BÀI 3: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
Giai đoạn 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ
Hoạt động 2: Chia nhóm và phân công nhiệm vụ
Do hoạt động nhóm diễn ra ngoài lớp học, hơn nữa trình độ của đa số HS không quá
chênh lệch nhau nên theo đề nghị của HS, tôi cho các em được chọn nhóm theo bạn thân để