Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn (Trang 43)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là lời đối đáp của các nhân vật với nhau trong cuộc giao tiếp, nó xuất hiện nhƣ là phản ứng đáp lại lời nói trƣớc.

Trong tiểu thuyết: “Les - Vòng tay không đàn ông”, biện pháp đối thoại đƣợc Bùi Anh Tấn sự dụng khá thành công. Nhà văn để các nhân vật trong tác phẩm của mình đối đáp, trò chuyện với nhau một cách tự nhiên. Qua đó làm nổi bật cá tính, quan niệm sống, tâm tƣ thầm kín và các đặc điểm khác của nhân vật nhƣ nghề nhiệp, lứa tuổi giới tính,…

Khắc hoạ nhân vật bằng biện pháp đối thoại, Bùi Anh Tấn đã để cho các nhân vật của mình trực tiếp phát ngôn ra những suy nghĩ, con ngƣời thật nhất của mình mà không hề che giấu dƣới bất kì hình thức ngôn ngữ hoa mĩ nào. Thông thƣờng, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong văn học giàu xung đột, giàu kịch tính và mang chất triết lí trải nghiệm, thể hiện chiều sâu nội tâm nhân vật.Sáng tác của Bùi Anh Tấn cũng không nằm ngoài lẽ thƣờng ấy. Cuộc trò chuyện giữa Kiều Thu và Yên Thảo về “ngƣời tình nhỏ” của Kiều Thu [tr.252-268], Yên Thảo và Hoàng Châu [tr.308] đều thể hiện hết sức sinh động và ấn tƣợng, đọng lại trong suy nghĩ ngƣời đọc những xót xa thƣơng cảm vô bờ cho cuộc đời bất hạnh của những les. “- Đừng vội kết luận điều gì

về bản thân mình em ạ - kéo cô học trò nhỏ lại gần, nhìn vào mắt Châu, nàng (Yên Thảo) thì thầm nhƣ nói với chính mình - Đừng bao giờ kết luận vội vã chuyện gì cả. Tình cảm thật giả không quan trọng, bởi nếu là sự thật thì trƣớc sau gì một ngày nào đó nó cũng sẽ đến dù cho ta cố chối bỏ nó (…) Điều quá giá nhất trong cuộc đời này là sống thật, hãy sống thật cho chính bản thân mình” [3].Ở đây, dạng ngôn ngữ đối thoại mang tính chất độc thoại nhƣng hàm chứa sự đối thoại ngầm khiến cho các biện pháp miêu tả tâm lý trực tiếp đƣợc chuyển hoá thành sự tự nhận thức tâm lý nhân vật.

3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nộitâm

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại của nhân vật còn có ngôn ngữ độc thoại.Độc thoại nội tâm là ý nghĩ bên trong của nhân vật.Độc thoại nội tâm là một thủ pháp đặc sắc để khắc hoạ nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng.

Sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm, Bùi Anh Tấn đã để cho nhân vật tự giãi bày tƣ tƣởng, tình cảm của mình. Trong “Les - vòng tay không đàn ông” là những suy tƣ, trăn trở, băn khoăn diễn ra trong dòng ý thức của Yên Thảo sau khi gặp gỡ Diệu Hiền. Biết bao đêm nàng sống trong sự thổn thức day dứt khi “nhớ đến khuôn mặt của ngƣời đẹp với đôi mắt buồn sâu thẳm” của Diệu Hiền “trong lòng dâng lên một cảm giác dịu ngọt pha lẫn những linh cảm bất an nhoi nhói trong lồng ngực nỗi nhớ về con ngƣời ấy (…) không lẽ mình là một… không thể… nó là gì” [3, tr.271]. “Sao vậy, nhiều lần nàng tự hỏi mình và kinh hoảng, không lẽ nàng thật sự là một les sao, vô lý quá…” [3, tr.301]. Nhƣ vậy, với độc thoại nội tâm, Bùi Anh Tấn đã cho thấy tính chất phức tạp trong tính cách con ngƣời, giúp nhà văn khám phá chiều sâu đời sống tâm lí nhân vật.

Nội tâm của nhân vật cô lại đƣợc soi chiếu bởi những hình ảnh trong kí ức: hình ảnh ngƣời cha đầy nghiêm khắc với cây gậy batoong sẵn sàng đánh bất cứ ai, hình ảnh ngƣời cha nuôi với nỗi đau mất đời con gái mà ông ta đã

vô tình gây ra cho cô, hình ảnh về ngƣời mẹ luôn sống trong cam chịu, an phận, nghèo khó,… tất cả hiện lên từ từ nhƣ một thƣớc phim quay chậm. Dƣờng nhƣ ngƣời kể đang đúng ở một điểm nào đó trong nội tâm nhân vật, quan sát và kể lại những điều trông thấy. Những hình ảnh đó đã giúp ngƣời đọc cảm nhận đƣợc nỗi cô đơn và chứng bệnh “sợ đàn ông” ở cô Út. Ở đây, độc thoại nội tâm của nhân vật đƣợc soi sáng bởi “kỹ thuật dòng ý thức”. Không còn đơn giản là những suy nghĩ, những hồi tƣởng, độc thoại nội tâm đã trở thành dòng chảy miên man của tiềm thức, vô thức, ý thức. Độc thoại nội tâm dƣới sự chiếu ứng của dòng ý thức đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc tái hiện đời sống nội tâm con ngƣời. Quá khứ và hiện tại không có đƣờng viền.Cô Út sống trong hiện tại nhƣng tâm hồn lại thuộc về quá khứ, sợ hãi quá khứ.

Trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn, độc thoại nội tâm không chỉ là lời tự độc thoại của nhân vật mà còn đƣợc thể hiện thông qua các cuộc đối thoại trực diện.Nhân vật trò chuyện với nhân vật khác nhƣng trong họ lúc đó còn diễn ra những suy ngẫm.Tiêu biểu là độc thoại nội tâm của Thảo trong cuộc nói chuyện với Hoàng Châu. . Bùi Anh Tấn dƣờng nhƣ nhập vào trong dòng ý thức của nhân vật để nói cùng nhân vật những suy nghĩ trăn trở trong lòng sự thật về bản thân mình. Ta có thể thấy rõ điều này ở nhân vật Yên Thảo. Những khắc khoải, dằn vặt trong Yên Thảo (Les - vòng tay không đàn ông) đƣợc nhà văn diễn tả rất sâu sắc với dạng ngôn ngữ nửa trực tiếp. Tác giả vừa để nhân vật suy nghĩ vừa nói hộ những tâm tƣ thầm kín của nhân vật . “Yên Thảo ngồi ngắm Diệu Hiền mà trái tim nàng cứ nhảy thon thót. Bao giờ cũng vậy, mỗi khi Diệu Hiền xuất hiện thì trái tim nàng luôn xao động một cách kì lạ, sao vậy, nhiều lần nàng tự hỏi mình và kinh hoàng…” [3, tr.301].

Trên đây là một số phƣơng diện cơ bản đƣợc Bùi Anh Tấn sử dụng trong quá trình xây dựng nhân vật. Có thể nhận thấy, trong khi xây dựng lên

hệ thống nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết này Bùi Anh Tấn đã sử dụng linh hoạt, tài tình và sáng tạo những biện pháp nội tâm nhƣ miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lí cũng nhƣ việc lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng nhân vật. Nhà văn đã xây dựng lên một hệ thống nhân vật đồng tính hết sức phong phú đa dạng và sinh động. Điều đó góp phần rất lớn vào việc thể hiện nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ giá trị to lớn của tiểu thuyết. Còn nhiều phƣơng diện nghệ thuật khác ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành tính cách nhân vật, diễn biến tâm lí và sự phát triển của cốt truyện: Kết cấu, sự kiện, không gian, thời gian… Nhƣng trong khuôn khổ phạm vi số lƣợng luận văn và trình độ ngƣời viết còn hạn chế, tôi xin phép không đề cập tìm hiểu ở đây.

KẾT LUẬN

1. Tuy là một nhà văn trẻ, một cây bút bƣớc đầu mới “xâm nhập sâu” vào làng văn học nói chung và đề tài đồng tính nói riêngnhƣng Bùi Anh Tấn đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học đƣơng đại Việt Nam, trƣớc hết ở địa hạt tiểu thuyết và mảng đề tài văn học đồng tính. Bùi Anh Tấn đã có những thử nghiệm táo bạo và gặt hái đƣợc nhiều thành công ở mảng đề tài đồng tính, đặc biệt là về phƣơng diện nhân vật đồng tính. Trên cơ sở tìm hiểu một số quan niệm tiêu biểu về nhân vật, nhân vật tiểu thuyết và đặc điểm nổi bật của nhân vật tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, tác giả khóa luận đã tập trung nghiên cứu vấn đề nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn nhằm chỉ ra những điểm độc đáo trong khuynh hƣớng tiếp cận con ngƣời, tạo dựng hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Qua đó xác lập vị trí và cụ thể hoá những đóng góp của nổi bật của Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài mới mẻ này ở Việt Nam.

2. Trên cơ sở lí thuyết cần và đủ đã đƣợc phân tích, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát cụ thể, chủ động phân tích, tổng hợp, đặc biệt là tiến hành so sánh với các sáng tác cùng đề tài của chính tác giả Bùi Anh Tấn nhằm chỉ ra những nét đặc sắc, độc đáo trong ngòi bút của Bùi Anh Tấn ở tiểu thuyết này.

Nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết: “Les - vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn thể hiện một quan điểm nghệ thuật về con ngƣời mới mẻ và sâu sắc. Nhà văn nhìn nhận, khám phá và cắt nghĩa, lý giải nhân vật xuất phát từ cảm quan nhân sinh, thái độ nhân văn cao cả. Cũng viết về thế giới đồng tính nếu trong “Một thế giới không có đàn bà”(1999), Bùi Anh Tấn nêu lên bi kịch của những đồng tính nam là cái chết – một cái chết “tất yếu” nhƣng trong “Les – vòng tay không đàn ông”(2004) cái nhìn của ông có sự thay đổi.

Nhân vật trong đó ít nhiều đƣợc sống thật với bản thân mình hơn. Mặc dù có cái chết xảy ra với nhân vật cô Út nhƣng cái chết đó đƣợc tác giả lí giải là “cái chết tai nạn” chứ không phải cố đi tìm đến cái chết để giải thoát nhƣ Phạm Hồng Bàng thuê ngƣời tự giết mình hay nhƣ Lê Viễn treo cổ để giải thoát mình trong “Một thế giới không có đàn bà”. Nhƣ vậy có thể nói cái nhìn của nhà văn đã có sự thay đổi đối với những con ngƣời trong thế giới thứ ba qua các thời điểm khác nhau, điều đó cho ta nhận thấy rằng con ngƣời trong xã hội đã có cái nhìn cảm thông hơn đối với những ngƣời đồng tính. Từ cái nhìn đó nhà văn đã khái quát lên những con ngƣời trong “thế giới thứ ba” với những ngoại hình, những tính cách những tình cảm khác nhau nhƣng ở họ đều có những điểm chung là khát vọng hạnh phúc, khát vọng đƣợc mọi ngƣời nhìn nhận họ.

3. “Nhân vật trong tiểu thuyết Les – vòng tay không đàn ôngcủa Bùi

AnhTấn” là một đề tài mới mẻ, hấp dẫn song cũng có không ít khó khăn thử thách. Khóa luận của chúng tôi đƣợc hoàn thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc ý kiến, đánh giá của ngƣời đi trƣớc; đồng thời bƣớc đầu cũng có sự tìm tòi, khám phá, phát hiện, phân tích và kiến giải riêng. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian, tƣ liệu và kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.Tôi hi vọng sẽ nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các tác phẩm văn học

[1]. Bùi Anh Tấn (1999), Một thế giới không có đàn bà - Tiểu thuyết, Nxb Trẻ. [2]. Bùi Anh Tấn (2005), Phƣơng pháp của A.C.Kinsey - Tiểu thuyết, Nxb Trẻ [3]. Bùi Anh Tấn (2004), Les - vòng tay không đàn ông - Tiểu thuyết, Nxb Trẻ.

B. Các tài liệu nghiên cứu

[4]. Thái Phan Vàng Anh, “Tiểu thuyết Song song và khát vọng truy tìm bản thể”, Báo Văn nghệ Trẻ.

[5]. Ngô Thị Kim Cúc (17/10/2000), “Khoảng trống khó gọi tên”, BáoThanh niên.

[6]. Trần Hoành, “Nhà văn Bùi Anh Tấn: “Gay” hay “Les”, tôi đều thích cả”, Vietnamnet.com.vn

[7]. Nhiều tác giả (1984), “Từ điển Văn học”, Nxb Khoa học xã hội. [8]. Hoàng Phê (chủ biên, 2006), “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng.

[9]. Bùi Anh Tấn (2004), “Đối thoại với một thế giới không có đàn bà - phụ lục và những truyện ngắn”, Nxb Văn học.

[10]. Bùi Anh Tấn, “Tôi muốn cất lên tiếng nói của đồng tính nữ”, Thu Hà (thực hiện), chaobuoisang.net.

[11]. Hoàng Tùng (theo Sông Hƣơng), “Văn chƣơng đồng tính: từ bóng tối ra ánh sáng”, vannghedanang.org.vn (Nguồn bee.net.vn).

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn (Trang 43)