Nhân vật đi tìm bản thân (Truy tìm và hoài nghi bản thể)

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn (Trang 29 - 34)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3. Nhân vật đi tìm bản thân (Truy tìm và hoài nghi bản thể)

“Tôi là ai” ?Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng một lần tự hỏi mình câu hỏi đó.“Cái tôi là gì?Bằng cách nào để nắm bắt đƣợc cái tôi?đấy là một trong những câu hỏi cơ bản trên đó tiểu thuyết đƣợc hình thành với tƣ

cách là tiểu thuyết (Kundera). Khi con ngƣời ngày càng ý thức và khao khát

tìm kiếm chính mình, những tiếng vọng về bản thể trong tiểu thuyết lại âm vang hơn bao giờ hết”. Tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn cũng hƣớng đến việc truy tìm bản thể, nhƣng nghịch lý thay, đó là hành trình khám phá, nắm bắt cái tôi đầy trăn trở, giằng xégiữa ranh giới phân chia muôn đời đực - cái, nam - nữ. Về điều này, Bùi Anh Tấn đã để cho nhân vật Hoài Hƣơng phát biểu về những “les”: “Nỗi khổ của một ngƣời đồng tính đó là không biết mình là ai, và phải làm gì, đi về đâu. Và để tìm đƣợc bản chất thật, nhất là đối với một đồng tính nữ “les” là cả một quá trình, nhanh hay chậm là tuỳ trƣờng hợp, tuỳ ngƣời…” [3, tr.111]. Việc thừa nhận bản thân mình là ai, đôi lúc là một điều hết sức khó khăn và đau

khổ với chính bản thân ngƣời đồng tính khi hiểu sự thật về mình, chƣa kể đến phải nói thật với những ngƣời xung quanh nhƣ bạn bè, gia đình, ngƣời thân quả là điều không dễ chút nào. Cực khó.Chính vì vậy, các nhân vật của Bùi Anh Tấn vừa muốn khẳng định mình, vừa hoài nghi chính mình.Yên Thảo và Hoàng Châu là những nhân vật nhƣ vậy.“Ba mƣơi tuổi, thông minh, sắc sảo, có một nhan sắc khá quyến rũ, nàng đƣợc rất nhiều ngƣời đàn ông ngƣỡng mộ. Thế nhƣng không hiểu sao đến nay cô giáo Yên Thảo vẫn sống độc thân một mình” [3, tr.34].Đoạn văn ngắn gọn nhƣng đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc sống đời tƣ của giảng viên Yên Thảo. Hơn mƣời năm sống bên Pháp luôn nỗ lực, chăm chỉ học tập, về nƣớc, Thảo trở thành một giảng viên giỏi, rất thu hút đƣợc sinh viên. Xung quanh cô luôn có những chàng trai theo đuổi, khâm phục nhƣng chẳng hiểu sao lúc nào Yên Thảo cũng thấy trống trải, cô đơn đặc biệt là từ khi cha mẹ cô đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Yên Thảo cũng đã từng có ngƣời yêu, cô yêu chân thành và nồng thắm (một chàng trai cùng trƣờng nhƣng trƣớc mấy khoá trong quá trình du học ở bên Pháp) nhƣng kết cục là sự lạnh nhạt, phản bội của anh ta.Nỗi đau của mối tình đầu đã để lại trong trái tim cô một vết sẹo không thể lành để sau này cô mất niềm tin ở tình yêu của ngƣời đàn ông. Điều cô cần bây giờ là một ngƣời hiểu cô, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với cô, nhƣng cô không tìm đƣợc điều đó ở đàn ông. Và rồi khi gặp Kiều Thu, Hƣơng Trang và những chị em trong nhóm “les” ở quán Quỳnh Hƣơng, Yên Thảo nhƣ tìm đƣợc sự sẻ chia ở họ. Trong quá trình tiếp xúc với Yên Thảo, Hƣơng Trang đã “tin chắc rằng Yên Thảo cũng là một les, chỉ có điều cô ta đang ở ngã ba đƣờng chƣa biết đi về đâu” [3, tr.110].Yên Thảo đang hoang mang, chơi vơi chƣa xác định đƣợc mình thực sự là ai. “Mình là một phụ nữ với đúng nghĩa của nó trong tình yêu dị giới hay mình là một les?”[3, tr.110]. Trong cuộc nói chuyện với Kiều Thu, nghe Kiều Thu giảng giải về les với những đặc

trƣng riêng mang tính tâm lý về giới, Yên Thảo rất muốn hỏi Kiều Thu rằng, “vậy thì chị đã nhận ra điều gì ở em, và đây phải chăng là lí do mà Kiều Mộng Thu dẫn nàng đến đây, chốn này. Song nàng lại không dám hỏi bởi vì tự nhiên Dạ Yên Thảo thấy sợ nếu nghe câu trả lời” [3, tr.144]. Yên Thảo luôn trăn trở với câu hỏi về bản chất thật của mình dù còn mơ hồ. Và rồi Diệu Hiền xuất hiện là đáp số cho những ẩn ức trong Yên Thảo bấy lâu nay. Nữ hoạ sĩ Diệu Hiền xuất hiện trong buổi sinh hoạt của các chị em les ở quán Quỳnh Hƣơng với một vẻ đẹp mong manh, dịu dàng nhƣ đúng cái tên của nàng đã làm cho Yên Thảo “nhƣ có điện giật”, “ngẩn ngƣời nhìn Dịu Hiền”. Rất khó giải thích và cũng rất khó có thể nói một điều gì lúc này. Nó là điều gì nhỉ…” [3, tr.247]. Trƣớc Diệu Hiền, lòng Yên Thảo bỗng xuất hiện những cảm giác xốn xang, nôn nao khó nói bằng lời. Nàng “quên cả thói lịch sự thông thƣờng” [3, tr.248], đăm đăm nhìn nữ hoạ sĩ này nhƣ bị mất hồn.Lúc này trong lòng Yên Thảo nhƣ có bao điều muốn vỡ oà. “Thốt nhiên nàng nhớ đến phân tích của Kiều Mộng Thu với nàng về sự quyến rũ tìm đến nhau của những ngƣời đồng tính nữ mà xem nó chẳng khác bao nhiêu so với chuyện nam nữ bình thƣờng” [3, tr.250]. Diệu Hiền xuất hiện với vẻ đẹp dịu dàng nhƣ một dòng suối mát tƣới lên mảnh đất tâm hồn khô cằn, chai sạn bấy lâu nay trong Yên Thảo, khơi thông những ẩn ức mơ hồ mà nàng đang đi tìm kiếm câu trả lời. “ Có vẻ nhƣ đến bây giờ thì Dạ Yên Thảo bắt đầu tìm về đƣợc với bản chất thật của con ngƣời nàng” [3, tr.251] để rồi đau đớn tự hỏi “không lẽ mình là một... không thể....” [3, tr.271]. Cũng giống nhƣ Thành Trung trong “Một thế giới không có đàn bà”, Yên Thảo đã nhìn thấy bản chất thật của mình, hoảng sợ và muốn phủ nhận nó nhƣng không thể đƣợc.

Ngoài Yên Thảo, trong “Les - vòng tay không đàn ông”, Hoàng Châu cũng là một biểu tƣợng cho dạng thức nhân vật đi tìm bản thân, hoang mang, hoảng loạn giữa ngã ba đƣờng khi chƣa rõ mình thực sự là ai. Cô sinh viên

nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu ấy bắt gặp trong tâm trạng mình cảm giác buồn khi thấy Hoàng Yến - cô bạn thân của mình đứng với một cậu bạn trai. “Thật ra Châu cũng không biết trong lòng Châu đang xảy ra chuyện gì nữa, ngổn ngang với những ý nghĩ mà chính cô bé cũng không hiểu” [3, tr.176]. “Rõ ràng giờ đây Châu muốn Yến là của riêng mình và mãi mãi là vậy, không ai có quyền chen vào chia sẻ, không ai. Thứ tình cảm bạn bè khác lạ này làm Châu bối rối” [3, tr.177]. Nghĩ đến Hoàng Yến, Châu bàng hoàng tự hỏi lòng mình “biết yêu, yêu cái gì và yêu ai?”.Không dám khẳng định mình là một les nhƣng sao Châu thấy bối rối vô cùng trƣớc một nguời bạn gái.Sau buổi nói chuyện, tâm sự với cô giáo Yên Thảo, Châu đã lấy lại bình tĩnh rất nhiều và định hƣớng đƣợc cuộc sống bình thƣờng cho mình nhƣ bao ngƣời con gái khác.“Sau những giây phút nông nổi hiểu lầm của tuổi trẻ thì bây giờ Hoàng Châu cũng tìm về đƣợc bản chất thật sự của mình, đã xuất hiện đƣợc ngƣời bạn trai làm lay động trái tim cô bé” [3, tr.331].Có lẽ, Hoàng Châu là một trong những ngƣời con gái hiếm hoi tìm đƣợc về bản chất thật của mình là một con ngƣời bình thƣờng nhƣ bao ngƣời.Vì thế, “hãy suy nghĩ kỹ, thật kỹ trƣớc khi quyết định nhận dạng bản thân mình là ai, là ngƣời đồng tính hay là một ngƣời bình thƣờng.Tại sao không là ngƣời bình thƣờng, sống nhƣ một ngƣời bình thƣờng mà cứ phải cho mình là ngƣời đồng tính nếu nhƣ điều ấy không hẳn là nhƣ vậy trong ta” [3, tr.305].

Qua phân tích trên đây chúng tôi nhận thấy: để đi tìm về bản chất thật của mình, các nhân vật của Bùi Anh Tấn đều phải trải qua một quá trình dò dẫm, tìm đƣờng với bao trăn trở, băn khoăn, đặc biệt là phải có một tác nhân đem lại cho họ một cảm xúc đặc biệt mà ngƣời khác giới không thể đem đến cho họ đƣợc. Yên Thảo đã tìm cho mình đƣợc câu trả lời “tôi là ai” để rồi đau đớn nhận ra mình là “sinh vật bị lỗi” mà ông trời nghiệt ngã đã tạo ra. Xây dựng nên những nhân vật này, Bùi Anh Tấn muốn gửi đến ngƣời đọc một

thông điệp: những ngƣời đồng tính rất đáng thƣơng, đáng cảm thông, họ không đƣợc quyền lựa chọn giới tính cho mình, tạo hoá sinh ra họ đã vậy. Bản thân họ đã quá khổ tâm, vậy chúng ta hãy có cái nhìn nhân ái hơn với họ.

Nói tóm lại, thế giới nhân vật đồng tính của Bùi Anh Tấn trong tiểu thuyết: “Les - vòng tay không đàn ông”, rất phong phú, đa dạng với nhiều kiểu ngƣời, nhiều số phận, nhiều tính cách đƣợc đặt trong nhiều cảnh huống khác nhau. Và đôi khi, sự phân chia các kiểu loại nhân vật chỉ mang tính tƣơng đối, nhiều khi nó đan chồng, bao hàm nhau, khó phân định rõ ràng. Mỗi nhân vật đều mang trong mình một nỗi đời riêng mà nhìn bề ngoài khó có thể cảm nhận hết đƣợc. Cuộc đời của những con ngƣời bình thƣờng đã phức tạp thì số phận của những ngƣời đồng tính còn phức tạp hơn, bí ẩn và khó hiểu hơn bởi họ ít và không dám thể hiện, họ sợ dƣ luận… Do đó, chỉ có thể đƣợc cảm nhận bằng nhiều chiều, với cái nhìn nhân văn của ngƣời nghệ sĩ thì nhân vật mới hiện hữu một cách rõ nét sinh động. Qua thế giới nhân vật đồng tính ở tiểu thuyết trên, Bùi Anh Tấn đã đặt ra đƣợc nhiều vấn đề sâu sắc thiết thực mang ý nghĩa nhân sinh.

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT “LES- VÕNG TAY KHÔNG ĐÀN ÔNG”

CỦA BÙI ANH TẤN

Để có thể xây dựng nên những hình tƣợng nhân vật tiêu biểu mang những tính cách riêng, những hình tƣợng nhân vật thành công trong việc truyền tải nội dung thông điệp của nhà văn thì ngƣời nghệ sĩ trƣớc tiên phải có sự đồng cảm phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật.Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu ngƣời.Nhƣng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc hoạ nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với ngƣời đọc. Ở đây, trong phạm vi bài khóa luận này, tôi chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động, tâm lí, tính cách, ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)