Nhân vật cô đơn

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Nhân vật cô đơn

Cô đơn là một trạng thái tinh thần tiêu cực của con ngƣời. Nó xuất hiện và biểu hiện mạnh mẽ khi con ngƣời không tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ từ đồng loại, không thấy tiếng nói chung trong cộng đồng, khi con ngƣời cảm thấy lạc thời và lạc loài.

Sau 1975, sự thay đổi về hoàn cảnh sống đã dẫn tới sự thay đổi tâm tƣ, tình cảm con ngƣời, văn chƣơng nói chung và tiểu thuyết nói riêng cũng có những chuyển biến quan trọng để thích ứng và tiếp tục phát triển theo một hƣớng mới. Cảm hứng sử thi nhƣờng chỗ cho âm hƣởng thế sự, đời tƣ. Các nhà văn đã chủ yếu đi khai khác và thể hiện đời sống nội cảm của mỗi cá nhân. Trạng thái cô đơn của con ngƣời cũng đƣợc nhà văn chú ý tái hiện dƣới nhiều góc độ, nhiều phƣơng diện khác nhau. Những nhân vật cô đơn xuất hiện ngày càng phổ biến, giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh tâm thức

của con ngƣời hiện đại.

Bùi Anh Tấn cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam đƣơng đại có sự quan tâm đặc biệt đến trạng thái tâm lý này của con ngƣời. Trong tiểu thuyết ““Les - vòng tay không đàn ông” cô đơn trở thành một chủ đề lớn và có một sắc thái riêng biệt.

Theo cách nhìn của nhà văn, cô đơn là một bản chất chủ yếu của con ngƣời hiện đại và cũng là cũng là một tiêu chí để đánh giá sự tồn tại đích thực của con ngƣời. Những nhân vật cô đơn thƣờng là những nhân vật có khả năng nhận thức về bản ngã, về số phận của mình. Nhân vật cô đơn thƣờng nghiêng về sống nội cảm, sống với quá khứ và những ẩn ức tinh thần.

Trong “Les - vòng tay không đàn ông”, Kiều Thu tiêu biểu cho dạng thức nhân vật cô đơn. Là tổng giám đốc công ty trách nghiệm hữu hạn xuất nhập khẩu dƣợc phẩm A, một ngƣời đàn bà nổi tiếng trên thƣơng trƣờng, “dƣợc sỹ Kiều Thu luôn chủ động trong mọi tình huống quan hệ, sắc sảo và quyết đoán trong làm ăn kinh doanh, nhiều đối thủ cạnh tranh phải kính nể mỗi khi nhắc đến” [3, tr.61]. Thông minh, mạnh mẽ, thẳng thắn là một Kiều Thu của cuộc sống bên ngoài nhƣng “có ai biết mỗi đêm về nằm một mình trong cô đơn chị thèm khát một bờ vai để sẻ chia, hờn giận” [3, tr.325]. Từ khi nhận ra mình là “một ngƣời đàn bà có xu hƣớng thích quan hệ đồng tính nữ, là một lesbian đúng nghĩa” [3, tr.83], Kiều Thu đã rất ngƣợng ngùng, luôn sống trong lo sợ bị ngƣời khác phát hiện, nàng bối rối, hổ thẹn nhƣng không biết chia sẻ cùng ai, đành một mình cam chịu. Lấy chồng một giải pháp để cân bằng tâm sinh lý nhƣng “cuộc sống luôn có những ẩn số khó ai có thể biết trƣớc đƣợc” [3, tr.79], Kiều Thu đã cố gắng sống đúng nghĩa một ngƣời vợ, một ngƣời mẹ tốt, cố kìm nén những cảm xúc “les” vẫn âm ỉ cháy trong lòng nhƣng rồi nàng cảm thấy không thể chịu nổi cuộc sống hai mặt đó. “Muốn sống thật với bản thân, đƣợc quyền yêu và lựa chọn tình yêu của

mình” [3, tr.84], Kiều Thu đã quyết định nói thẳng, nói thật với chồng mình về tình trạng sinh lý của bản thân mình. Và thế là, từ một ngƣời phụ nữ có mái ấm gia đình hạnh phúc bên chồng con nàng trở thành một ngƣời phụ nữ cô đơn trong sự khinh bỉ, xa lánh của chồng; sự đau đớn vì không đƣợc gần con, không dám nhận con.Một cái giá phải trả quá đắt chỉ vì nàng là một “les”.

Mất gia đình, đƣợc sống công khai là một les, đƣợc tự do với những “mối tình les” của mình nhƣng Kiều Thu lúc nào cũng vẫn luôn cảm thấy trống trải, cô đơn. Gặp và yêu “ngƣời tình nhỏ” (một cô bé sinh viên 20 tuổi), Kiều Thu tƣởng rằng mình sẽ đƣợc sống trong cảm giác yêu thƣơng, chấm dứt những tháng ngày cô đơn, trống trải. Nhƣng “ngƣời tình nhỏ” đã bội tình, phụ bạc chị khiến chị vô cùng đau khổ và một lần nữa lại lạc vào sự cô đơn. “Những ngày tháng sau đó, chị luôn sống chòng chành nhƣ trong mơ, không làm đƣợc việc gì, lúc nào cũng có cảm giác chơi vơi chống chếnh của một ngƣời mới đi biển bị say lên đất liền” [3, tr.263]. Nếu nỗi cô đơn Yi trong “Tôi là les” chỉ là nỗi cô đơn không tìm đƣợc ngƣời yêu thƣơng, chia sẻ, không dám công khai (coming-out) mình là một “les” thì nỗi cô đơn của Kiều Thu càng lớn hơn bởi nàng đã tìm, đã có, đã đƣợc hƣởng tình yêu “les” của mình nhƣng nay bị “tuột mất”, bị “đánh cắp”, phản bội. Nếu nỗi cô đơn của chị quét rác trong “Ánh đèn đêm” chỉ là nỗi trống trải không có ai bầu bạn mỗi khi đêm về thì nỗi cô đơn của Kiều Thu ở đây còn nhiều hơn gấp bội bởi nàng đã có ngƣời để ấp ủ, để vuốt ve, vỗ về hàng đêm nhƣng giờ đây “ngƣời tình nhỏ” của nàng đã bội tình, bỏ lại nàng một mình gặm nhấm kỉ niệm trong cô đơn, đau khổ. Ở đây, Bùi Anh Tấn đã rất tinh tế và thành công khi khắc hoạ nỗi cô đơn của Kiều Thu - một ngƣời đàn bà mạnh mẽ, giàu có, quyền uy nhƣng lại có những phần tối trong cuộc sống đáng thƣơng. “Dƣới vẻ mạnh mẽ, cứng rắn kia còn có một Kiều Thu khác, một Kiều Thu đầy tâm

sự khổ đau trong lòng mà không dám nói cùng ai” [3, tr.277]. Cô đơn trở thành nỗi ám ảnh thƣờng trực trong cuộc sống của Kiều Thu. Nó có nguyên nhân sâu xa ở nghịch cảnh đời sống với những ẩn ức tinh thần không thể giải toả đƣợc bởi “có ai thật sự sung sƣớng khi biết mình là les đâu, có ai muốn tự nguyện chọn cho mình điều đó đâu…” [3, tr. 274].

Với kiểu nhân vật cô đơn, Bùi Anh Tấn đã cho thấy khoảng trống không thể bù đắp trong tâm hồn con ngƣời hiện tại. Đồng thời thể hiện tình trạng lỏng lẻo, rời rạc của cá mối quan hệ xã hội trong đời sống hôm nay, sự thiếu đồng cảm của đồng loại đối với những ngƣời đồng tính. Từ đó, nhà văn buộc ngƣời đọc phải nghiêm túc suy ngẫm về bản thân, thức tỉnh ở ngƣời đọc ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống và thái độ cảm thông chân thành với những ngƣời thuộc “giới thứ ba”.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)