Nhìn trong bảng 4.6, ta thấy trình độ học vấn của lao động chính có tác động đến thu nhập của hộ.
32
Nếu xét trong trình độ trước cấp 1 : thì có 82,76 % hộ có thu nhập trung bình, thu nhập khá có 3,42 % hộ và thu nhập cao 10,34 % hộ, còn lại là hộ có thu nhập thấp.
Trình độ trong cấp 2, thu nhập trung bình vẫn chiếm đa số, 70 % hộ học cấp 2 có thu nhập trung bình, thu nhập khá và thu nhập cao không khác biệt khi có lần lượt 10 % và 13,33 % hộ.
Đa phần ở khu vực nông thôn, trình độ học vấn chỉ từ cấp 2 trở xuống. Với trình độ học vấn như vậy, người lao động khó tìm được một công việc với mức lương tốt, chỉ có thể làm những hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp, hay làm thuê tại khu vực sinh sống như phụ hồ, khuân vác. Thấy rõ ràng, trong trình độ thấp, thì ở dưới cấp 1, đã có tới 82,76 % hộ thu nhập trung bình, cấp 2 thí có 70% hộ
Bên cạnh đó, thì vẫn có nhiều hộ tuy trình độ học vấn của lao động chính, vẫn có thể vươn lên, tạo thu nhập cao, nhưng chiếm tỉ lệ không cao như trong trình độ cấp 1, có 10,34 % hộ có thu nhập cao, tương tự trong trình độ cấp 2 có 13,33 % hộ.
Trình độ trong cấp 3, nhóm hộ trung bình có 80 % hộ từng học tới cấp 3, thu nhập thấp, và thu nhập khá được 10 % hộ.
Sau cấp 3, nhóm hộ có thu nhập bình quân cao nhất có 28,57 % hộ đạt trình độ sau cấp 1, thu nhập khá có 14,29 % hộ, còn lai là thu nhập trung bình. Nhóm thu nhấp thấp không có hộ đạt trình độ cấp 3.
Người lao động trong trình độ này có thể tìm được việc tại các khu công nghiệp, những công việc làm thuê đòi hỏi có trình độ nhất định. Nhìn trong bảng, trình độ học vấn theo từng nhóm thu nhập, ở nhóm thu nhập khá, cao thì trình độ học vấn, phần lớn ở nhóm cấp 3 trở lên.
Với trình độ săn có, người lao động có tư duy trong việc nắm bắt thị trường, hay kiến thức từ các nguồn xung quanh. Những ngành tạo ra thu nhập cao như dịch vụ, buôn bán thường được lựa chọn bởi các lao động này, với tư duy cao, họ dễ dàng tạo ra đồng lời.
33
Trong các lĩnh vực Trồng lúa, Trồng hoa màu, thì người lao động thì thường tìm hiểu các giống lúa tốt, kĩ thuật trồng trọt , đi đầu trong việc sản xuất. Ở nông thôn, một vài hộ có trình độ không cao, tư duy không nhạy bén, như trong trồng lúa, một vài hộ vẫn dùng giống 502, giống lúa mà nhiều thương lúa mua đã từ chối, nhưng do không nắm được thông tin qua báo đài, mà gây thiệt hại cho chính mình.
Với trình độ sau cấp 3, người lao động có thể có việc làm thuê với mức lương cao như Giáo viên, làm nhân viên văn phong ở chính quyền địa phương…
Bảng 4.5. Thu nhập phân theo trình độ học vấn
Đơn vị: % Trước cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Sau cấp 3 Nhóm hộ thấp 3,45 6,67 10,00 0,00 Nhóm hộ trung bình 82,76 70,00 80,00 57,14 Nhóm hộ khá 3,45 10,00 10,00 14,29 Nhóm hộ cao 10,34 13,33 0,00 28,57
Nguồn : số liệu từ bảng câu hỏi điều tra
Thu nhập chịu nhiều tác động của các yếu tố, trình độ học vấn là trong số đó. Nhìn vào biểu đồ 4 thấy rõ trong nhóm thu nhập cao và khá, trình độ sau cấp 3 vẫn chiếm nhiều nhất. Nhóm hộ trung bình khá đồng đều trong học vấn, nhưng trình độ sau cấp 1 vẫn chiếm đa số.
4.54.3.3. Sử dụng thu nhập
Số tiền thu nhập thì tất cả các hộ gia đình đều dùng cho chi tiêu và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà hộ gia đình đang hoạt động sản xuất. Sau khi chi tiêu hết
34
cho 2 khoàn này, thì hộ sẽ quyết định tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm tiền và có thể trả nợ.
Tích lũy chủ yếu ở nhóm thu nhập khá và cao , chiếm tỉ lệ lần lượt 100 % và 55,56 % trên hộ ở nhóm thu nhập đó.
Tất cả các hộ thu nhập khá đều sẽ chi thu nhập cho tiết kiệm, khác với nhóm thu nhập cao, chỉ co 55,56 % hộ thu nhập cao sẽ tiết kiệm. Nguyên nhân là do các hộ này tập trung cho lĩnh vực đầu tư, nơi mà sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn rất nhiều lần so với việc gửi tiết kiệm, nếu có lợi thì thấp hơn nhiều.
Nhóm hộ thu nhập thấp ngoài các khoản phải chi tiêu và đầu tư, trả nợ lại là một gánh nặng cho nhóm thu nhập này, số tiền mà hộ gia đình đã vay các tổ chức tín dụng, người thân, hàng xóm… trong quá trình sản xuất cũng như chi tiêu.