Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ. Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
Tọa độ địa lý: Từ 9o30'35'' đến 10o19'17'' vĩ độ Bắc và từ 105o14'03'' đến 106o17'57'' kinh độ Đông. Phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu; phía bắc giáp thành phố Cần Thơ – trung tâm động lực thu hút các nguồn lực của vùng ĐBSCL. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.601km, chia ra 07 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện (Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành và Châu Thành A) một thành phố và một thị xã (thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy – nơi hợp thủy của bảy dòng sông lớn).
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn... Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải nổ lực hết sức trong việc khai thác nội lực để phát triển..
Địa hình :
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất,
15
trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5 m so với mực nước biển.
Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đơn vị hành chính :
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện. Với 74 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 phường, 12 thị trấn và 54 xã:
Bảng 3.1: Đơn vị hành chính của Tỉnh Hậu Giang
Ðơn vị
hành chính cấp Huyện
Thành
phố Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện
Vị Thanh Ngã Bảy Châu Thành Châu Thành A Long Mỹ Phụng Hiệp Vị Thủy Diện tích (km²) 118,7 79 134,5 156,6 396,2 485,5 230,2 Dân số (người) 97.200 61.100 85.429 107.700 164.900 210.089 96.500 Mật độ dân số (người/km²) 819 772 664 688 419 424 419
Nguồn: Cồng thông tin đện tử Hậu Giang
Thành phố Vị Thanh
Thành phố Vị Thanh cách TP Cần Thơ khoảng 65km về phía nam. Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay thành phố Vị Thanh vẫn là một trong số địa phương sản xuất và
16
xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước. Ngày nay, thành phố Vị Thanh còn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Cơ cấu kinh tế của thành phố Vị Thanh đang phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, thành phố Vị Thanh có nhu cầu vốn đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của
một đô thị tỉnh lỵ đang phát triển.
Thị xã Ngã Bảy:
Thị xã Ngã Bảy phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây và nam giáp huyện Phụng Hiệp, phía bắc giáp huyện Châu Thành. Thị xã Ngã Bảy cách thị xã Vị Thanh 49km về hướng đông, có những đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện phát triển giao thương: nằm trên tuyến quốc lộ 1A, giữa trung tâm TP Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng (mỗi địa phương cách thị xã Ngã Bảy khoảng 30km). Thị xã Ngã Bảy có địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan đẹp với 7 nhánh sông hội tụ, là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam (chợ nổi Ngã Bảy, làng nghề đóng ghe xuồng truyền thống… ). Đây còn là nơi có nguồn đặc sản phong phú về động thực vật (cây ăn trái nhiệt đới, tôm, cá đồng… ). Hiện thị xã Ngã Bảy đang được quy hoạch, ưu đãi khuyến khích đầu tư để trở thành một đô thị vệ tinh của TP Cần Thơ, một trung tâm thương mại - du lịch thứ hai của tỉnh Hậu Giang.
Châu Thành A
Huyện Châu Thành A nằm trên quốc lộ 1A, tiếp giáp và cách trung tâm TP Cần Thơ trên 10km về phía nam, cách thị xã Vị Thanh 25km về hướng đông bắc. Hiện Hậu Giang đang xúc tiến xây dựng tại nơi này Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh với diện tích 220ha, kéo theo là việc hoạch định xây dựng một khu đô thị mới (khu tái định cư, thương mại). Ngoài ra Châu Thành A còn có thế mạnh về nông nghiệp như chăn nuôi (heo, bò, gà, vịt) và cả trồng trọt (xoài, bưởi Năm
Roi, măng cụt, cam, quýt… )
Châu Thành A còn được biết đến như một nơi có mô hình du lịch sinh thái, gắn liền giữa du lịch vườn và du lịch văn hóa truyền thống: Khu du lịch sinh thái Tầm Vu, vườn trái cây, Khu di tích chiến thắng Tầm Vu…
17
Huyện Châu Thành nằm trên quốc lộ 61, quốc lộ Nam Sông Hậu, tiếp giáp và cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 10km về phía nam, cách thị xã Vị Thanh 64km về hướng đông bắc. Hiện, Hậu Giang đang xúc tiến xây dựng tại nơi này Cụm công nghiệp Sông Hậu với diện tích 291ha, hoạch định xây dựng một khu đô thị mới (khu tái định cư, thương mại). Ngoài ra Châu Thành còn có thế mạnh về nông nghiệp là chăn nuôi và trồng trọt. Bưởi 5 roi Phú Hữu – 1 đặc sản của
đất Hậu Giang cũng có nhiều ở huyện Châu Thành.
Phụng Hiệp
Phụng Hiệp cách TP Cần Thơ khoảng 30km về phía nam, cách thị xã Vị Thanh 38km về hướng nam. Phụng Hiệp có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có truyền thống trồng trọt lâu đời với hệ thống cây ăn trái, mía đường. Nơi này đang được quy hoạch thành một trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) với quy mô địa phương như chế biến lương thực – thực phẩm, may mặc, cơ khí, đồ gia dụng…
Thế mạnh nhất của Phụng Hiệp là du lịch vườn kết hợp du lịch sinh thái. Phụng Hiệp có Khu vui chơi sinh thái Tây Đô, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng… Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển, Phụng Hiệp đang cải tạo cơ sở hạ tầng như nâng cấp nhà máy nước, xây dựng khu thương mại Phụng Hiệp, các dự án xây dựng làng du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng, dự án sân golf 36 lổ vùng đệm Lung Ngọc Hoàng…
Vị Thủy
Vị Thủy cách thị xã Vị Thanh 9km về hướng đông nam. Nơi này có rừng tràm với các loài chim cò hoang dã tụ hội làm tổ theo mùa. Đây là một thế mạnh để Vị Thủy kết hợp các tours du lịch văn hóa miệt vườn. Trong tương lai Vị Thủy sẽ xây dựng một trung tâm thương mại tại thị trấn Màng Mau với diện tích 18ha, một trung tâm y tế huyện và xây dựng Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy.
Long Mỹ
Long Mỹ cách thị xã Vị Thanh khoảng 21km về phía nam, cách TP Cần Thơ 60km. Ngoài những đặc điểm chung như những nơi khác: canh tác lúa, chăn nuôi, trồng cây ăn trái, Long Mỹ còn từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Cần Thơ và khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
18
Mỹ. Ở đây còn lưu lại rất nhiều di tích lịch sử như: Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, Khu di tích diệt 75 lượt tiểu đoàn địch tại xã Vĩnh Viễn (được xây dựng trên diện tích rộng gần 2ha) . Ngoài những giá trị về truyền thống, Long Mỹ còn có vườn cò được hình thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên, với hàng chục ngàn cò các loại cùng 30 loài chim đặc sắc khác. Long Mỹ sẽ là một điểm du lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn của Hậu Giang.
3.1.2 Tình hình kinh tế Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang được chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) vào năm 2004. Thời điểm đó, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn rất hạn chế, ngoại trừ thị xã Vị Thanh, các huyện còn lại đều thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cần Thơ trước đó. Sau 9 năm tái lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang khá cao,tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 14,13%; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 21,5 triệu đồng; tỉ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm còn 14,51%
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. Trong nội bộ ngành kinh tế có nhiều chuyển biến theo hướng đa dạng sản phẩm ngành nghề, chất lượng từng bước nâng cao, tăng tính cạnh tranh, phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của từng địa phương.
3.1.2.1 Các khu vực kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Hậu Giang đang xây dựng cho mình một thế riêng với các vùng chuyên canh nông nghiệp, thủy sản công nghệ cao. Mục tiêu hàng đầu của Hậu Giang hiện nay là hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Để khai thác triệt để các sản phẩm chính, sản phẩm phụ, nâng giá trị sản phẩm, giảm xuất khẩu thô, Hậu Giang chú trọng đầu tư vào máy móc chế biến lương thực thực phẩm, khai thác các sản phẩm sau lúa gạo như trấu, cám….
Nông nghiệp là ngành kinh tế chính trong cơ cấu kinh tế Khu vực I. Hậu Giang từ xa xưa đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và các loại cây ăn quả, nên tỉnh tập trung chỉ đạo người dân tiếp tục đầu tư cho các loại cây này, đặc biệt là những đặc sản nông nghiệp đã có danh tiếng như: khóm (dứa) Cầu Đúc (thị xã Vị Thanh), bưởi Năm Roi (huyện Châu Thành).
19
Theo Dự án chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011- 2015 thống kê, Hậu Giang là tỉnh có diện tích canh tác lúa khoảng 80.000 ha tưới tiêu chủ động, trong đó 70.000 ha lúa chất lượng cao và 10.000 ha lúa đặc sản. Với sản lượng lúa thu hoạch ổn định khoảng 1 triệu tấn, lượng gạo xuất khẩu trung bình 350.000 – 400.000 tấn/năm, Hậu Giang được coi là tỉnh có sản lượng lúa lớn ở châu thổ sông Mekong. Cây ăn trái của tỉnh cũng có chất lượng cao và nâng suất cao. Mỗi năm tỉnh thu hoạch khoảng 140.000 tấn trái cây, trong đó chủ yếu là bưởi (60.000 tấn/năm) và xoài (20.000 tấn/năm)…
Trong kế hoạch phát triển nông nghiệp, Hậu Giang tập trung xây dựng thế mạnh đặc thù và một số thương hiệu riêng, đồng thời quy hoạch các vùng nuôi trồng tập trung. Các sản phẩm cây trồng, vật nuôi được tỉnh tập trung phát triển là: lúa, mía, khóm, cây ăn trái, cây màu, cá tra, cá thác lác, cá đồng, trâu, bò và gia cầm.
- Cây lúa: hiện tỉnh đã lai tạo thành công giống lúa HG2 với chất lượng cao, hạt gạo dài, thơm nhẹ được thị trường ưa chuộng. Tính trong vụ Đông Xuân 2012-2013 nông dân Hậu Giang đã xuống giống được 81.024 ha, vượt kế hoạch 2.175 ha; năng suất bình quân đạt 7,1 tấn/ha, cao hơn cùng kỳ khoảng 0,1 tấn/ha; sản lượng đạt 575.000 tấn, cao hơn cùng kỳ 13.500 ha.
- Cây mía: Hậu Giang đang đứng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích 15.000 ha, năng suất bình quân đạt 90 tấn/ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 nhà máy đường hoạt động, giải quyết tốt đầu ra cho cây mía. Riêng Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đã phối hợp với ngành nông nghiệp và Trường Đại học Cần Thơ xây dựng được Trung tâm Giống Long Mỹ (huyện Long Mỹ) và Trại thực nghiệm Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp) để nghiên cứu và phát triển giống mía cho bà con nông dân. Công ty còn thành lập nhiều Câu lạc bộ sản xuất mía, trong đó có Câu lạc bộ 200 (năng suất 200 tấn/ha) với khoảng 50 hộ nông dân trồng mía giỏi của tỉnh tham gia.
- Cây ăn trái: tỉnh tập trung phát triển mạnh loại cây có múi như cây bưởi, cam, quýt, chanh không hạt…, toàn tỉnh hiện nay đã phát triển được 22.000 ha các loại cây này. Cây khóm hiện có 1.500 ha, phấn đấu những năm tới sẽ nâng lên khoảng 2.000 – 2.500 ha.
20
- Cây hoa màu: đầu năm 2004, Hậu Giang chỉ có khoảng trên 3.000 ha hoa màu. Năm 2009, diện tích hoa màu của tỉnh là 12.000 ha. Nhiều mô hình trồng rau màu xen canh, rau sạch cung cấp cho các siêu thị đang cho giá trị kinh tế rất cao.
Công nghiệp – xây dựng
Tỉnh Hậu Giang chủ trương tích cực mời gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư, nhất là thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thủ tục giao đất, chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khá linh hoạt trong việc miễn giảm tiền thuê đất, thuế suất, thuế nhập khẩu đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư... cho nên đã trực tiếp thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là những tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Công ty TNHH Giấy và bột giấy Lee & Man (Ðài Loan).
Thương mại - Dịch vụ
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, ngành Thương mại - Dịch vụ cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần kích thích sản xuất phát triển, phân công lại lao động xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống
nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội
Thị trường và hoạt động thương mại phát triển sôi động, khối lượng hàng hoá lưu thông tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư.
Tỉnh đã thực hiện tốt các cơ chế chính sách đầu tư phát triển thương mại du lịch, phát triển chợ, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh đầu tư vào địa bàn, nhất là 02 trung tâm đô thị thị xã Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Siêu thị Co.opmart Vị Thanh đi vào hoạt động, hệ thống chợ được hình thành góp phần không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của Khu vực III. Năm 2008, Ngân hàng Liên Việt được thành lập với số vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng, đặt trụ sở chính tại thị xã Vị
21
Thanh, chẳng những góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, mà còn