Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn hậu giang (Trang 34)

Từ nền kinh tế thuần nông, do chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đến nay đã hình thành rõ rệt 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống người dân.

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại cây đặc sản, như: bưởi năm roi, quýt đường, sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hoà Lộc…đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.

22

Ngoài ra,địa bàn huyện Phụng Hiệp còn là vùng chuyên canh cây lúa, cây ăn quả và cây mía, góp phần đem lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân.Huyện còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng. Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Về y tế, do đất rộng, người đông nên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân của Phụng Hiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, địa phương đã có nhiều nỗ lực phát triển mạng lưới y tế cơ sở và làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện.

Về giáo dục Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học.

23

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Mẫu được thu thập từ hai xã : xã Thạnh Hòa và xã Tân Bình, ta co những thông tin sau.

Đa số trình độ học vấn của lao động chính của hộ trong mẫu đề tra không cao, phần lớn đều có trình đồ từ cấp 2 trở xuống.

Bảng 4.1 Trình độ học vấn

% trên tổng số hộ điều tra

Dưới cấp 1 38,16

Cấp 2 39,47

Cấp 3 13,16

Sau cấp 3 9,21

Nguồn: số liệu điều tra từ bảng câu hỏi

Trình độ sau cấp 3 chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ có 9,21 % hộ đang sinh sống tại khu vực nông thôn. Điều này cũng dễ dàng lí giải, vì nếu có trình độ học vấn cao, thì những lao động này sẽ đi tìm kiếm cơ hội làm việc ở những thánh phố lớn mà không ở tại nông thôn. Những hộ có trình độ cao, nếu sống ở khu vực nông thôn, cũng tập trung nhiều trong những nhóm hộ có thu nhập khá và cao.

Trình độ thấp cũng ảnh hưởng đến thu nhập, việc có một trình độ hiểu biết nhất định tạo ra cơ hội tìm kiếm công việc với mức lương cao. Học vấn thấp chỉ có thể làm các ngành nghề nông nghiệp, hay những lĩnh vực thu nhập thấp. Có thể thấy, ở nông thôn, phần lớn chỉ ở mức thu nhập trung bình với trình độ chủ yếu từ cấp 2 trở xuống .

24

Bảng 4.2 Giới tính của lao động chính

Số người % trên mẫu điều tra

Nam 70 92,11

Nữ 6 7,89

Nguồn: số liệu điều tra từ bảng câu hỏi

Hộ mà nữ tạo ra thu nhập chính chiếm 7,89 %, một con số không cao. Xét về phía cạnh những ngành nghề tạo ra thu nhập chính cho các hộ gia đình thì phần lớn là các hoạt động từ nông nghiệp, điều này đòi hỏi lao động có sức mạnh. Lao động nữ chỉ phù hợp những ngành nghề phi nông nghiệp như làm thuê, buôn bán.

Rõ rãng, lao động là phụ nữ vẫn có khả năng tạo ra thu nhập, nhưng do không có cơ hội tiếp cận việc làm, trong tương xa, nếu phụ nữ có cơ hội làm việc kiếm tiền, thì thu nhập của hộ sẽ lớn hơn và vai trò của những người phụ nữ này sẽ được đề cao.

Số thành viên trung bình của hộ là 4,1 người. Điều này phù hợp với lối sống ở khu vực nông thôn, khi mà các hộ gia đình, có xu hướng ở cùng với nhau qua vài thế hệ ông bà.

Số lao động này càng nhiều thì tổng thu nhập mang về cho hộ càng cao, những hộ có số thành viên tử 7 đến 9 người thì đều có khoảng 3, 4 lao động tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, thực tế cũng có những hộ gia đình tuy đông thanh viên, thì số lao động cũng chỉ 1,2 người làm ra thu nhập. Những hộ này thường có con cái đang đi học, hoặc cũng có trường hợp do không chịu lao động, ăn bám gia đình và thêm một lực lượng lao động ở khu vực nông thôn bị bỏ qua, đó là lao động nữ

25 Bảng 4.3 Số thành viên và số lao động Đơn vị : số hộ gia đình Số thành viên Lao động 1 đến 3 4 đến 6 7 đến 9 1 12 20 2 2 9 27 0 3 1 3 1 4 0 0 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: số liệu điều tra từ bảng câu hỏi

Bảng 4.4 Các nhóm thu nhập ở khu vực nông thôn

% trên tông số hộ điều tra

Thu nhập thấp 5,30

Thu nhập trung bình 75

Thu nhập khá 7,90

Thu nhập cao 11,80

Nguồn: số liệu điều tra từ bảng câu hỏi

Chia làm 4 nhóm thu nhập khác nhau ( thu nhập bình quân đầu người ) của mỗi gia đình thì thu nhập trung bình vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất, trên 75 % hộ trên tổng số mẫu điều tra có thu nhập trung bình. Thu nhập cao 11,8 % hộ, thu nhập khá có 7,9 % hộ. Nhìn chung, thu nhập của các hộ đều chịu nhiều tác động khác

26

nhau, số thành viên trong gia đình, số lao động, trình độ học vấn, cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn.

4.2 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NÔNG THÔN

Hình 4.1: Các hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập ở nông thôn

Nguồn : số liệu điều tra từ bảng câu hỏi.

Đa số hộ gia đình ở khu vực nông thôn sống bằng nghề trồng lúa chiếm 65,79 %, buôn bán 14,47%, chăn nuôi và trồng hoa màu 13,16 %, dịch vụ và nuôi trồng thủy sàn 2,63%, làm thuê 46,05% như làm công nhân ở khu công nghiệp, làm công ăn lương, phụ hồ… khác 26,32% như kiều hối, phụ cấp, lương hưu, tiền con cái gửi về…trên tổng số hộ điều tra.

Thấy rõ trên biểu đồ là sự phân công lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn nặng về nông nghiệp và cụ thể là trồng lúa. Trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả nhờ điều kiện tự nhiên ở khu vực sinh sống, hơn nữa là người dân có điều kiện tiếp cận khoa học kĩ thuật thông qua các chương trình trên ti vi như Bạn của nhà nông, Nông thôn mới, hay các cuộc hội thảo do doanh nghiệp sản xuất phân bón hoặc thức ăn tổ chức cho người dân, qua đó phổ biến những mô hình chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả cao nên đã phát triển đáng kể, góp phần năng cao kinh tế của hộ..

26,32% 46,05% 2,63% 14,47% 2,63% 13,16% 13,16% 65,79% Khác Làm thuê Dịch vụ Buôn bán Nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi Trồng hoa màu Trồng lúa

27

Những năm gần đây, hệ thống giao thông ở khu vực nông thôn đã được cải thiên, chương trình Nông thôn mới do nhà nước phát động đã mang đến bộ mặt mới cho nông thôn. Các khu công nghiệp đã được xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế Tỉnh, cụ thể là khu công nghiệp Tân Phú Thạnh được xây dựng và phát triển ở huyện Châu Thành A, tạo điều kiện việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, biểu đồ 4.1 ta thấy có tới 46,05 % hộ gia đình có thu nhập từ làm thuê, trong đó bao gồm cả thu nhập từ làm công nhân ở các khu công nghiệp. Với sự phát triển kinh tế không ngừng của Tỉnh, trong những năm tới, sẽ có sự chuyển dịch lao động từ hoạt động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác, mang đến lợi ích kinh tế cho người dân khu vực nông thôn.

Buôn bán tập trung ở khu vực đông dân cư, khu vục chợ. Đây là lĩnh vực mang lại thu nhập cao. Nhưng trong cơ cấu kinh tế trên mẫu điều tra, lại chiếm tỷ trọng thấp. Buôn bán chủ yếu là buôn bán tại chợ, các tiệm tạp hóa ở vùng sâu…Do thu nhập ở khu vực nông thôn không cao như so với các thành phố, thị xã, nên nhu cầu chi tiêu mua sắm khá thấp, chỉ chi nhiều ở khoản học hành, đi lại, đám tiệc, ăn hằng ngày... Về lương thực, thực phẩm thì các hộ vùng sâu, thì vẫn tự túc ăn uống hàng ngày, nên buôn bán ở vùng này không phát triển, chỉ có một vài hộ buôn bán tạp hóa.

Dịch vụ chủ yếu là cho thuê bida, thuê giày patin hay karaoke gia đình, nhưng chiếm tỉ trọng khá thấp, chỉ có 2,63 % hộ là có hoạt động bên dịch vụ. Phần lớn các hộ kinh doanh dịch vụ và buôn bán cùng nhau.

Thu nhập từ những nguồn khác cũng chiếm tỉ lệ khá cao, 26,32% hộ gia đình có nguồn thu nhập khác. Nguồn thu nhập khác này cụ thể hơn là từ lương hưu, kiều hối, con cái gửi về phụ giúp cha mẹ dưới quê. Trong những năm gần đây, có một phong trào ở khu vực nông thôn miền Tây và ngay cả trong khu vực nông thôn Hậu Giang cũng có, là gả con gái cho nước ngoài, cụ thể như nước Mỹ, Trung Quốc,Hàn, Đài Loan…và những cô dâu xuất Ngoại này khi có tiền sẽ gửi về cho gia đình. Một số hộ khác có con đi làm xa, như ở các thành phố lơn Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng sẽ gửi tiền trợ cấp gia đình.

28

4.3. THỰC TRANG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN HÂU GIANG.

Sắp xếp thu nhập của 76 hộ quan sát và sắp xếp từ cao đến thấp, ta chia làm 4 nhóm thu nhập chính, đó là : nhóm thu nhập thấp (dưới 520000 đồng/ người/tháng ), nhóm thu nhập trung bình (từ 521000 đến 2080000 đồng/người/tháng ), nhóm thu nhập khá (từ 2081000 đến 2500000 đồng /người/tháng ) và cuối cùng nhóm thu nhập cao (từ 2501000đồng /người/tháng ) trở lên.

Nhà nước ban hành chuẩn nghèo trong giai đoạn 2011- 2015, hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có thu nhập từ 401000 đến 520000 đồng/ người/ tháng. Cùng với công văn số 2930 của Bộ nông nghiệp, xác định hộ khá giả ở nông thôn là hộ có thu nhập từ 25 đến 30 triệu/ người/ năm. Đây là 2 cơ sở để xác định 4 nhóm thu nhập ở trên, việc xác định này giúp ta dễ dàng phân tích các ngành nghề tạo ra thu nhập cho 4 nhóm, cũng như xác định các hành vi tiết kiệm khác nhau của các hộ thu nhập khác nha

4.3.1 Thu nhập theo hoạt động sản xuất.

Nhìn vào bảng 4.5 ta có thể thấy là kinh tế ở khu vực nông thôn Hâu Giang rất là đa dạng, và hoạt động nông nghiệp, đặc biệt Trồng lúa vẫn chiếm thế mạnh cao trong việc mang lại thu nhập cho hộ.

Bảng 4.5 Thu nhập theo ngành nghề Đơn vị : % Nhóm thu nhập thấp Nhóm thu nhập trung bình Nhóm thu nhập khá Nhóm thu nhập cao Trồng lúa 50 68,42 83,33 44,4 4 Trồng hoa màu 25 12,28 16,67 11,1 1 Chăn nuôi 0 14,04 0 22,2 2 Nuôi trồng thủy sản 0 0 0 22,2 2 Buôn bán 0 10,53 66,67 44,4 4 Dịch vụ 0 0 0 22,2 2 Làm thuê 25 43,37 66,67 33,3 3 Khác 0 26,32 33,33 22,2 2

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nhóm thu nhập thấp (5,26% trên tổng hộ điều tra ), thu nhập của hộ gia đình chủ yếu từ hoạt động trồng lúa chiếm 50% , trồng hoa màu 25% và làm thuê 25% trên tổng số hộ điều tra có mức thu nhập thấp. Những hộ này chủ yếu do ít hoặc không có đất canh tác, dẫn đến thu nhập thấp. Làm thuê chủ yếu là thợ hồ, các công việc bán thời gian ở các chợ, thu nhập từ những hoạt động làm thuê này thường thấp.

Trong những năm qua, với nhiều chính sách hỗ trơ, ưa đãi cho người có sổ hộ nghèo, ít ruộng đất, như là được vay vốn với lãi suất thấp, các chương trình mang mục đích từ thiện của các đài truyền hình như Thần Tài Gõ Cửa, Vượt lên chính mình…nên các hộ có thu nhập thấp đã có điều kiện phát triển kinh tế hơn.

Ta thấy có 5,26 % hộ có thu nhập thấp, đây không phải là con số lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua, các hộ có thu nhập thấp vẫn chưa xóa hết, hi vọng với những ưa đãi dành cho các hộ thu nhập thấp trong tương lai không xa, sẽ hoàn toàn xóa bỏ những hộ này

Ở nhóm hộ thu nhập trung bình (75% trên tổng hộ điều tra ), các lĩnh vực tạo thu nhập đa dạng hơn, từ trồng lúa(68,42%) , làm thuê( 43,37%), chăn nuôi (14,04%) , buôn bán (10,53%), … đều tạo ra thu nhập.

Nhóm thu nhập này chiềm tỉ lệ khá cao trong tổng hộ điều tra, rõ ràng tuy các ngành nghề tạo ra thu nhập này đa dạng, nhưng không mang lại thu nhập cao. Trồng lúa mang lại lợi nhuận cho hộ chỉ tập trung ở vụ Đông Xuân, còn 2 vụ kia mang tính chất là huề vốn, có khi còn lỗ. Đất canh tác nông nghiệp của những nhóm hộ này không nhiều, nên lợi nhuân thu về cũng không cao.

Làm thuê ở nhóm hộ này chủ yếu là làm công nhân cho các khu công nghiệp, làm thuê chợ….nhưng thu nhập mang lại cũng đủ dùng.

Ở nhóm thu nhập khá (7.89% trên tổng số hộ ), lĩnh vực trồng lúa vẫn chiếm ưa thế cao tới 83,33% , buôn bán và làm thuê 66,67 %, thu nhập khác 26,32 %, trồng hoa màu là 16,67 % trên tổng số hộ điều tra có mức thu nhập khá.

Trồng lúa và buôn bán vẫn là những ngành nghề mang lại thu nhập cao cho hộ. Trồng lúa ở nhóm thu nhập này đa phần đều là những hộ có số lượng đất

30

canh tác lớn, mang lại thu nhập cao cho hộ. Tương tự, buôn bán và làm thuê ở nhóm thu nhập này khá nhiều. Đa phần buôn bán ở những hộ này la buôn bán tạp hóa, những đồ dùng hàng ngày. Làm thuê không còn đơn thuần là làm công nhân ở các khu xí nghiệp, hay làm thuê ở các chợ, phụ hồ ở nông thôn, mà lĩnh vực làm thuê của các lao động này tốt hơn như Giáo viên, làm ở chính quyền địa phương….

Ở nhóm thu nhập cao(11,84% trên tổng số hộ), có sự xuất hiện của nhóm thu nhập từ nuôi trồng thủy sản, chiếm 22,22 %, Trống lúa và buôn bán chiếm 44,44 % hộ gia đình, chăn nuôi và dịch vụ chiếm 22,22 %, làm thuê 33,33% và hoa màu 11,11 %.

Trong thu nhập cao có sự xuất hiện của nhóm ngành nuôi trồng thuy sản,dịch vụ mà ở các nhóm thu nhập khác không có.Đây là 2 ngành mang lại thu nhập cao, nhưng hộ gia đình cũng cần chi một khoản nguồn vốn lớn để duy trì tiếp tục kinh doanh.

Trồng lúa và buôn bán vẫn chiếm tỉ lệ cao. Buôn bán ở nhóm thu nhập cao có thể là buôn dược y tế, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng ở địa phương

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn hậu giang (Trang 34)