Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam:

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 41 - 44)

. Thanh lý hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn

2014 Tăng trưởng

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam:

Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với các tổ chức tín dụng:

 NHNN hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định của các tổ chức tín dụng đảm bảo chất lượng.

 PGD NHNN tỉnh cần nắm vững phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh nhà, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh, những ngành kinh tế mũi nhọn để tư vấn cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn đầu tư cho các dự án của các doanh nghiệp đúng hướng phát huy hiệu quả vốn tín dụng và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn.

 Từng bước quy chuẩn hoá cán bộ ngân hàng, trước hết là cán bộ tín dụng và các bộ điều hành trực tiếp của tổ chức tín dụng.

 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin rủi ro của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, mở rộng các hình thức hoạt động của thị trường liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng trong việc quản lý tín dụng. Kịp thời ngăn chặn những vụ lừa đảo phát sinh liên quan đến vốn vay của ngân hàng.

 Để phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng, chất lượng thông tin cần thành lập các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin. Qua đó tách biệt vai trò quản lý Nhà nước của NHNN và vai trò kinh doanh thông tin của các công ty tư vấn.

 NHNN cần có biện pháp, cơ chế quản lý thanh tra, kiểm soát và quy định cụ thể đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ- tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng quốc doanh và ngoài quốc doanh phải thực hiện đúng theo cơ chế tín dụng chung của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh một cách không lành mạnh, giành giật khách hàng.

Ban hành một số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh tế pháp lý, và hành chính ở Việt nam:

 Quyền lựa chọn của khách hàng: Khách hàng có thể vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào họ muốn, tuy nhiên không cho phép một khách hàng được vay vốn tại nhiều PGD ngân hàng trong cùng hệ thống, hoặc một khách hàng được vay vốn ở nhiều NHTM và tổ chức tín dụng như hiện nay. Trường hợp khách hàng muốn vay vốn

42

ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau phải thực hiện biện pháp đúng. Thực hiện một số biện pháp ngăn hành vi lừa đảo của khách hàng.

 Ban hành thông tư liên tư liên bộ giữa ngân hàng và Bộ tư pháp, quy định rõ địa bàn được công chứng theo hộ khẩu trên địa bàn từng xã, phường,quận, huyện để phát hiện và ngăn chặn khách hàng lừa đảo dùng tài sản thế chấp vay vốn nhiều nơi.

 Hiện nay nghị định đảm bảo tiền vay đã ban hành, ngân hàng cần sớm ban hành những văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện: Chỉnh sửa các chính sách chế độ cho phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay.

 Cần đề xuất với Chính phủ phương án xử lý nhanh chóng các khoản nợ tín dụng của các NHTM , tạo tình hình tài chính lành mạnh cho các ngân hàng.

43

KẾT LUẬN

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng TMCP Á Châu, Phòng giao dịch Tân Chánh Hiệp cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Là Ngân hàng thương mại, mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân Hàng TMCP Á Châu – Phòng giao dịch Tân Chánh Hiệp còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của Ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể về bộ mặt kinh tế.

Qua phân tích và đánh giá tình hình tín dụng cá nhân tại NH TMCP Á Châu – Phòng giao dịch Tân Chánh Hiệp cho thấy được tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại đây đang dần ổn định và phát triển, góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư tại địa bàn. Từ những thành quả đã đạt được làm cho lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng nói chung cũng như tín dụng cá nhân nói riêng của Ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn.

44

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)