c) Phương pháp thực hành:
3.2.3.2. Vẽ chân dung biểu cảm.
Hình thức quan sát
Đây là phương pháp thông dụng và hiệu quả mà học sinh từ lớp 1- 5 có thể áp dụng trong việc liên hệ với nội dung và ngữ cảnh. Giáo viên khuyến khích học sinh bằng cách quan sát nhiều chi tiết rồi cố gắng vẽ lại càng gần đặc điểm mẫu càng tốt, thông qua đó thể hiện được những ngôn ngữ mĩ thuât khác nhau. Học sinh có thể vẽ chân dung của các bạn khác hoặc tự vẽ chân dung mình bằng cách sử dụng gương soi để tự hoạ.
Giáo viên sưu tầm tranh ảnh của các họa sỹ nổi tiếng Việt Nam để gây hứng thú cho học sinh. Học sinh sẽ chọn một trong số các tác phẩm trong bộ sưu tập của thầy/cô. Phải đảm bảo rằng tất cả các bức tranh đều dễ hiểu và có bố cục rõ ràng. Học sinh sẽ vẽ lại bức tranh dựa trên cảm nhận của chính mình. Học sinh kết hợp quan sát và tưởng tượng. Giáo dục mĩ thuật không nhằm mục đích đào tạo học sinh trở thành những người sao chép tác phẩm của người khác, mà là để học sinh thể hiện cảm xúc của mình thông qua những trải nghiệm khác nhau.
Hình thức vẽ biểu cảm
Ở đây học sinh quan sát thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử dụng sự kết hợp mắt và tay. Các em cố gắng không nhìn vào giấy khi vẽ. Những bức vẽ sẽ rất ấn tượng và đôi khi rất hài hước, thậm chí có bức chân dung còn chỉ nhận ra những bộ phận cơ thể như mắt, tóc, và kính. Cách thông thường học sinh dùng là vẽ khuôn mặt vì khi vẽ, khả năng quan sát của các em được nâng cao.
Giáo viên chia sẻ ngay từ đầu với học sinh rằng, mục đích không phải vẽ cho giống với mẫu như cách trên, mà chúng ta quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo bức vẽ ấn tượng và hài hước.
Mục tiêu
Qua hoạt động mĩ thuật này học sinh sẽ phát triển khả năng: • Làm việc tập trung;
• Phát triển một cách thức khác của vẽ quan sát;
• Nhận biết được cách sử dụng màu tự nhiên và ấn tượng; • So sánh các tác phẩm tự nhiên và ấn tượng.
Chuẩn bị: Giấy a4, bảng kê, bút chì mềm, sáp màu, bút dạ
Hoạt động 1: Quan sát và vẽ không nhìn giấy (H.3.7, Tr.50)
Giáo viên gây chú ý bằng cách đặt các câu hỏi trước khi tiến hành vẽ. Học sinh làm việc cá nhân sử dụng một chiếc gương hoặc làm việc theo cặp đôi ngồi đối diện nhau, yêu cầu học sinh vẽ tập trung trong vòng 10-15 phút. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay cầm bút vẽ trên giấy theo các bộ phận mắt quan sát. Học sinh cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ. Học sinh vẽ từ 3- 4 tờ với một mẫu.
Quan trọng là giáo viên phải duy trì được không khí tập trung trong suốt hoạt động này và hỗ trợ các em khi gặp khó khăn.
Hoạt động 2: Thảo luận về các đường nét biểu cảm (H.3.8, Tr.50) Giáo viên trải các bức vẽ của HS trên nền nhà hoặc treo trên tường. yêu cầu các em cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.
Hoạt động 3: Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc. (H.3.9, Tr.51) Giáo viên khuyến khích học sinh lựa chọn chất liệu, màu sắc phù hợp để vẽ nhằm tăng tính biểu cảm. Giáo viên nên đi và quan sát cả lớp, đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng.
Sau hoạt động này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh dùng khung tự tạo để xác định bố cục bức tranh trong Vẽ chân dung, và cả những bức tranh khác được sáng tạo trong suốt quá trình học mĩ thuật, tạo cho các em cách nhìn thẩm mĩ và phương pháp trình bày tác phẩm khi trưng bày.
Giáo viên nên lồng ghép để tăng sự yêu thich nghệ thuật trong quy trình
này bằng cách giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của các hoạ sĩ trong nước và nước ngoài giúp học sinh tự tin hơn, có ấn tượng và hiểu rõ những phong cách biểu cảm khác nhau khi vẽ chân dung.
Hoạt động 4: Thảo luận về nội dung trưng bày kết quả (H.3.10, Tr.51)
Giáo viên nên kết thúc bài học bằng việc tổ chức cho Hs trưng bày các tác phẩm của cả lớp hoặc có thể phối hợp với các lớp khác nếu với quy mô lớn hơn; điều này sẽ giúp Hs có thêm kinh nghiệm thực tế và hứng thú về trưng bày triển lãm, yêu thích tác phẩm của mình và học hỏi từ sản phẩm của các bạn.
Hs thưởng thức, thảo luận và nhận xét, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. GV khuyến khích sự giao lưu, trao đổi và gợi mở những ý tưởng tiếp theo cho bài sau của HS.