Phương pháp giảng dạy phân môn vẽ tranh a) Phương pháp quan sát:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU (Trang 32 - 33)

a) Phương pháp quan sát:

- Trước khi vẽ đề tài, căn cứ vào nội dung đề tài mà giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoặc trên đường đi hãy quan sát sự vật xung quanh có liên quan đến đề tài.

VD: Chuẩn bị tranh đề tài về con vật quen thuộc, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát con vật mà em biết như con mèo nhà em, hay những con vật khác, hoặc sưu tầm các tranh, ảnh con mèo. Gợi ý học sinh quan sát đặc điểm, hình dáng đặc trưng của con mèo như tai nó như thế nào; đặc điểm mắt, mùi miệng, râu, thân, chân, đuôi dài ra sao, lông màu gì? Hoặc vẽ đề tài phong cảnh quê hương, giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát những danh lam thắng cảnh, các công trình văn hố của địa phương hay những cảnh mà em yêu thích nhất như bờ tre, bến nước, cây đa, sân đình, màu sắc của đồ vật. Giáo viên gợi ý các con vật gần gũi xung quanh như trâu, bò, chó, mèo, gà, vịt, lợn …Đối với học sinh ở đô thị thì giáo viên gợi ý khi đi chơi công viên các em chú ý quan sát các con vật như voi, hươu, cá sấu, khỉ. Từ những yêu cầu thường xuyên này dần dần hình thành ở các em thói quen quan sát và vốn trừu tượng phong phú trí nhớ của các em.

Nhờ đó trong giờ học vẽ giáo viên có thể đàm thoại với học sinh về đề tài tự chọn. Các em nhớ lại và tưởng tượng lại những con vật, đồ vật, quan cảnh đã quan sát được trong cuộc sống, sau đó thể hiện chúng trên bài vẽ của mình với nét vẽ độc đáo riêng biệt của từng em. Như vậy tranh vẽ của học sinh sẽ phong phú sinh động hơn và bắt chước tranh mẩu hoặc tranh vẽ các bạn. Giáo viên cần tập luyện cho các em biết quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Tức là từ hình dáng khái quát đến các đặc điểm chi tiết.

Trong giờ học, giáo viên cần chuẩn bị một số tranh vẽ của học sinh các lớp trước, có bài vẽ chưa tốt, bài vẽ tốt để học sinh quan sát nhận xét. Từ đó các em nhận ra được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp trong tranh của bạn, việc quan sát nhận xét thường xuyên sẽ giúp các em dần dần hình thành thị hiếu và kỹ năng thẩm. Giúp cho các em học tập được kinh nghiệm của bản thân. Như vậy khi vẽ tranh các em sẽ phát huy những mặt tốt, hạn chế trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc.

Sau khi học sinh quan sát nhận xét tranh mẫu, giáo viên cần hướng dẫn phân tích các sắp xếp bố cục trong tranh đâu là hình ảnh, đâu là hình ảnh chính , đâu là hình ảnh phụ.

Qua đó thể hiện nội dung của chủ đầ như thế nào, cách sử dụng màu sắc ra sao…sự phân tích của giáo viên sẽ củng cố thêm những kiến thức về cách vẽ tranh cho các em, để tránh trường hợp sao chép và bắt chước hình vẽ mẫu thì tất cả các tranh mẫu đều phải cất đi.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU (Trang 32 - 33)