DIỄN BIẾN VN-INDEX TRONG NĂM

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn vĩ mô ứng dụng biến động chu kỳ của cung tiền, tín dụng , lãi suất và thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 31 - 39)

c. Giai đoạn 3 (29/11 31/12): Hào hứng với kế hoạch ”giải cứu” bất động sản và nợ xấu ngân hàng

DIỄN BIẾN VN-INDEX TRONG NĂM

Giai đoạn 1: Đầu năm 2014 - Nửa đầu tháng 5/2014

Đà tăng của thị trường trong những tháng đầu năm đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu bluechip với sự dẫn dắt của GAS, VCB, MSN, VIC, PVD... trên HOSE và PVS, VND, SHB... trên HNX.

Đà tăng mạnh của các cổ phiếu bluechip đến từ: (i) Dòng tiền khối ngoại đẩy mạnh gom ròng nhóm cổ phiếu này. Lực mua lớn và tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã giúp thúc đẩy đà tăng mạnh của các chỉ số thị trường. (ii) Bên cạnh dòng tiền khối ngoại thì với triển vọng kinh tế hồi phục (lãi suất giảm, chính sách tiền tệ nới lỏng, CPI thấp) cũng thúc đẩy dòng tiền đổ mạnh vào để đón đầu kết quả kinh doanh quý 1/2014.

Sau giai đoạn tăng điểm mạnh thì thị trường có giai đoạn giảm điểm trở lại gần như trở về vạch xuất phát đầu năm, chủ yếu do:

(i) Hoạt động chốt lời tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt là khi các thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh xuất hiện.

(ii) Khối ngoại cũng đẩy mạnh bán ra trong giai đoạn này.

(iii) Giai đoạn nửa đầu tháng 5, thị trường tiếp nhận nhiều thông tin liên quan đến việc xét xử các vụ đại án, căng thẳng gia tăng trên biển Đông khi Trung Quốc gây hấn và đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những thông tin này đã khiến giới đầu tư lo lắng và đẩy mạnh tháo hàng trên diện rộng. Hoạt động call margin cũng diễn ra trong giai đoạn này càng khiến thị trường lùi sâu.

Giai đoạn 2: Nửa cuối tháng 5 – Cuối năm 2014.

Dòng tiền đầu cơ đẩy mạnh bắt đáy sau chuổi giảm điểm mạnh liên tục được coi là động lực chính giúp sắc xanh trở lại thị trường. Bên cạnh đó, sự trở lại của dòng tiền khối ngoại cũng hỗ trợ tích cực cho xu hướng hồi phục – điều này một lần nữa chứng tỏ sự ảnh hưởng rất lớn của khối ngoại, dù lượng giao dịch không chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.

Đích nhắm của dòng tiền trong giai đoạn tăng điểm này chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu đầu cơ như Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng và Khai khoáng.

Cùng cần chú ý rằng, đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu Khai khoáng đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu Dầu khí. Đây cũng là nhóm cổ phiếu dẫn dắt đà tăng và giúp VN-Index tăng vọt chạm ngưỡng 644 điểm vào đầu tháng 9, với các cổ phiếu nổi bật như GAS, PVD, PVS, PXS, PVC, PGS, PET… Trong khi đó, giao dịch ở các cổ phiếu bluechip khác có phần trầm lắng hơn trong đà tăng của thị trường trong giai đoạn này.

Sau khi VN-Index tạo đỉnh 644 điểm, thị trường bước vào chu kỳ giảm điểm. Thị trường giảm điểm mạnh trở lại trong giai đoạn cuối năm 2014 nhiều khả năng do:

(i) Thị trường thiếu các thông tin hỗ trợ đủ mạnh để có thể duy trì đà tăng điểm. (ii) Khối ngoại đẩy mạnh bán ra liên tục kể từ tháng 9. Việc bán mạnh của khối ngoại có thể do nguyên nhân Fed chấm dứt gói QE3 và khả năng nâng lãi suất và tác động lên dòng tiền khối ngoại; đồng thời thời điểm cuối năm thường là quãng thời gian mà các quỹ đầu tư đẩy mạnh chốt NAV.

(iii) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 để g quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng. Trong đó, cơ quan này thể hiện quan điểm thắt chặt hơn dòng vốn cho vay đối với việc đầu tư cổ phiếu. Thông tin này đã phần nào khiến giới đầu tư lo lắng hơn đối với dòng tiền margin.

(iv) Giá dầu thế giới giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu Dầu khí và ảnh hưởng mạnh mẽ lên giao dịch thị trường trong giai đoàn tháng 11 đến cuối năm.

Năm 2015

Từ tháng 1/2015 đến 05/03: Vnindex tăng mạnh từ 526 điểm và đạt đỉnh tại 602 điểm. Kì vọng lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô kích thích tăng trưởng kinh tế như hiệp định TPP, FTA, Nới room cho Nhà đầu tư nước ngoài.

Từ 05/03 đến 18/05: Vnindex điều chỉnh và bước vào xu hướng Downtrend, giảm từ 602 điểm về mức đáy tại 529 điểm ngày 18/05. Giai đoạn này khiến nhà đầu tư nhớ về sự kiện Biển Đông năm 2014. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu đầu tháng 5 như GAS, PVD.

Từ 18/05 đến 15/07: Vnindex bước vào xu hướng Uptrend tăng từ 529 lên tới đỉnh 641, đây là giai đoạn tăng mạnh và cũng chính là con sóng lớn nhất của năm.

Giai đoạn này Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (29/05), nhóm cổ phiếu dệt may (TCM, TNG, GMC..), Thủy sản (VHC, HVG..)… tăng giá khá mạnh.

Bên cạnh đó, giai đoạn này nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm cũng tăng giá mạnh và đóng vai trò “dẫn sóng”. Trong thời gian này, HCM tăng 62%, VCB tăng 48%, BID tăng 56%, BVH tăng 109%.

Từ 15/07 đến 25/08: Vnindex quay đầu giảm điểm từ 641 về đáy 511, giai đoạn này dòng ngân hàng và bảo hiểm đạt đỉnh và chấm dứt xu hướng tăng giá.

Bên cạnh đó, ngày 11/8, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố phá giá nhân dân tệ 1,9%, chỉ trong vòng 3 ngày, đồng NDT đã giảm 4,6 % so với đồng USD, buộc Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá mạnh, nới tỷ giá tăng 2 lần và nới rộng biên độ, đưa mức tăng tối đa VND lên +5% đã ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý thị trường.

Từ 25/08 đến 4/11: Vnindex trở lại xu hướng tăng điểm từ đáy 511 lên đỉnh 617. Thông tin Nghị định 60 không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở đầu tháng 9 và việc Việt Nam cùng 11 đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5/10/2015 đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường.

TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, sự kiện SCIC quyết định thoái vốn khỏi 10 "ông lớn" được công bố vào ngày 14/10 cũng đã khiến các cổ phiếu VNM, FPT, NTP, BMP…tăng giá tích cực.

Từ 4/11- Cuối Năm: Vnindex bước vào xu hướng điều chỉnh giảm từ đỉnh 617 với thanh khoản ảm đảm. Việc FED đã nhất trí nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ, từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% và cú trượt dốc của giá dầu thô thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, xuống gần mức thấp kỷ lục của năm 2008, giao dịch quanh mốc dưới 40 USD/thùng và đang làm dấy lên những lo ngại có thể rơi về mức 20USD/thùng đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý chung của thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu dầu khí.

b. Giai đoạn 2016 - 2017

Nội dung chính sách tiền tệ

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016 và năm 2017, CSTT tiếp tục được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với

chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Theo đó, NHNN đã duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, thông qua điều hành cung tiền hợp lý, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn và khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi, qua đó duy trì dư thừa thanh khoản của hệ thống, đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giữ ổn định lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện.

Về lãi suất, các lãi suất điều hành (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) được duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thông qua điều hành cung tiền hợp lý, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn và khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi, NHNN đã đảm bảo được thanh khoản của hệ thống, đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giữ ổn định lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện. Lãi suất liên ngân hàng trong năm 2016, nhìn chung, thấp hơn nhiều so với năm 2015, do nhu cầu sử dụng vốn của hệ thống chưa cao. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh kể từ tháng 4/2016 (từ mức 4,13%) và chỉ đến tháng 11 mới có xu hướng tăng trở lại, từ mức 1,18% lên mức 3,42% trong tháng 12, do nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế thường tăng cao vào dịp cuối năm. Lãi suất huy động mặc dù trải qua đợt tăng lãi suất nhẹ trong tháng 9 từ các ngân hàng nhỏ, và đợt giảm lãi suất nhẹ từ các ngân hàng lớn trong tháng 10, và có tăng nhẹ trở lại trong tháng 12 tập trung ở các kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động vẫn được giữ ổn định ở mức 6,5% cho kỳ hạn 1 năm và 7,2% cho kỳ hạn trên 1 năm.

Từ cuối tháng 4/2016, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, Thông tư 06/2016/TT-NHNN3 điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản có gần một năm để điều chỉnh, đã góp phần hỗ trợ giảm áp lực lãi suất cho các tổ chức tín dụng. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ 8,15% (tháng 5/2016) xuống 8,02%/năm

đối với các khoản vay ngắn hạn, và giảm từ 10,2% xuống 10,1% bình quân đối với các khoản vay trung và dài hạn, sau đó tiếp tục được duy trì ổn định đến cuối năm 2016.

Bước sang năm 2017, 6 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4%-7,2%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn.

- Về tín dụng, chính sách tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng nhằm tăng nguồn cung ứng vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ. Trong năm 2016, chính sách tín dụng được điều hành theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011:

(i) Khống chế trần lãi suất cho vay với nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DNNVV; công nghệ cao (hiện ở mức 7%/năm);

(ii) Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và công cụ tái cấp vốn để hướng dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp (TT20/TT-NHNN, ngày 29/9/2010);

(iii) Kết hợp chính sách tín dụng của ngân hàng với chính sách tài khóa trong hỗ trợ lãi suất giảm tổn thất sau thu hoạch, với mức hỗ trợ 100% hoặc 50% theo thời gian vay phù hợp... Kết quả, trong năm 2016, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đạt 16,46% (tính đến ngày 20/12/2016) so với cuối năm 20155.

Để đạt được những kết quả trên, nhiều giải pháp tín dụng đã được triển khai trong nhằm hỗ trợ thị trường như:

Một là, trần tăng trưởng tín dụng được kiểm soát nhưng có sự điều chỉnh linh

hoạt theo TCTD. Năm 2016, trần tăng trưởng tín dụng 18 - 20% (có phân bổ theo từng nhóm TCTD) nhưng trên thực tế, tăng trưởng tín dụng đã được điều chỉnh linh hoạt cho các TCTD có điều kiện mở rộng tín dụng và đảm bảo hoạt động an toàn.

Hai là, nhằm chống đô la hóa trong nền kinh tế, quan hệ mua - bán ngoại tệ tiếp

tục được thực hiện thay cho quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt theo thời điểm. Trong đó, trước bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn do chi phí đầu vào cao, sức cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu hạn chế, ngày 27/5/2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay bằng ngoại tệ. Theo đó, một nhóm đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ lại được vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn ở trong nước nhằm

thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay đến hết ngày 31/12/2016, sau khi đã có quy định dừng cho vay với đối tượng này từ 01/4/2016. Tiếp đó, ngày 15/11/2016, NHNN ban hành Thông tư số 31/2016/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN thay thế Thông tư 07/2016/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Quy định này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 và được thực hiện đến hết ngày ngày 31/12/2017. Việc mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, NHNN mở lại một kênh vốn có lãi vay thấp hơn nhiều so với vay VND, để hỗ trợ DN và gián tiếp là hỗ trợ cho các hộ dân trong chuỗi liên kết.

Ba là, nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng, giảm rủi ro tín dụng và hạn chế

tăng trưởng tín dụng nóng thông qua việc ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% từ thời điểm 01/01/2017, giảm có lộ trình tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% từ 01/01/2018 và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn bình quân của tháng liền kề trước của TCTD. Ngoài ra, Chỉ thị số 04/CT-NHNN gần đây cũng nêu rõ yêu cầu các đầu mối giám sát chặt chẽ và cảnh báo TCTD có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.

Bốn là, nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu, trong năm 2016, NHNN đã ban

hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu, như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn vĩ mô ứng dụng biến động chu kỳ của cung tiền, tín dụng , lãi suất và thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w