c. Giai đoạn 3 (29/11 31/12): Hào hứng với kế hoạch ”giải cứu” bất động sản và nợ xấu ngân hàng
2.2.6. Giai đoạn 2014-nay
a. Giai đoạn 2014-2015:
• Nội dung chính sách tiền tệ
Trong giai đoạn 2014-2015, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, bên cạnh các chính sách lãi suất, NHNN tiếp tục áp dụng các biện pháp về thị trường mở một cách linh hoạt để kiểm soát tốt lượng tiền cung ứng. Điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ..
Năm 2014, khi nền kinh tế bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng, thị trường mở đóng vai trò quan trọng và hiệu quả trong việc giúp NHNN kiểm soát lạm phát bằng việc mua lượng lớn ngoại tệ, sau đó sử dụng các biện pháp để hút tiền về, nhằm ổn định tốc độ tăng trưởng cung tiền, một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm tăng cao. Đến năm 2015, kết thúc giai đoạn tái cấu trúc hệ thống TCTD, thanh khoản trên toàn hệ thống đã được đảm bảo, nhu cầu vay vốn thấp từ các ngân hàng ở mức thấp, NHNN đã phát hành một lượng lớn tín phiếu giúp điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng cũng như điều tiết lượng tiền cơ sở, bám sát mục tiêu kiềm chế và ổn định lạm phát. Việc dễ sử dụng và có thể phối hợp hài hòa với các công cụ khác của CSTT, nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ linh hoạt nhất của CSTT.
- Trong khi đó việc quản lý hạn mức tính dụng và tổng thanh toán ở mức thấp gắn với hiệu quả kiềm chế lạm phát so với giai đoạn trước: Tổng mức thanh toán M2 giai đoạn 2011– 2015 duy trì ở mức bình quân 17% trong khi bình quân giai đoạn trước đó (2004– 2010) ở mức trên 33%, tín dụng ở mức thấp nhất 6.07% (2012) cao nhất là 19.32% năm 2013 còn là khá nhỏ so với bình quân ở mức 36% giai đoạn 2004–2010.
Năm 2014, tổng thanh toán giảm 7.35% và tín dụng giảm 3.75% so với năm 2013, GDP đã tăng từ 5.42% lên 5.98% và lạm phát giảm gần 2% còn 4.09%. Điều này cho thấy vốn tín dụng được sử dụng hiệu quả hơn.
Năm 2015, đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng toàn ngành ngân hàng hoàn thành đạt được mục tiêu đề ra. Theo thống kê của NHNN, có khoảng 99.6% nợ xấu của TCTD được xử lý, nợ xấu toàn hệ thống đưa về mức 2.72% ở mức thấp và an toàn so với trước đây, năm 2010, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản ở mức nợ xấu lên tới 10%. Những nỗ lực của chính sách tiền tệ giúp tăng trưởng tín dụng cao ở mức 20% trong khi mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0.3% – 0.5% so với năm 2014. Tỷ lệ lạm phát năm 2015 ở con số thấp dưới 1%.
Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách tiền tệ có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường, từng bước chuyển từ cơ chế điều tiết khối lượng cung tiền sang theo điều hành lãi suất. Việc điều chỉnh giảm và ổn định dần lãi suất chính là cơ sở để các hệ thống TCTD vốn đang dần ổn định, giảm lãi suất cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp. Để tăng sức cầu, hỗ trợ nền kinh tế dần phục hồi và lấy lại đà phát triển trong bối cảnh lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp và ổn định. Điều này thể hiện NHNN đã sử dụng CSTT một cách chủ động và linh hoạt để thúc dẫn dắt thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển sau giai đoạn khủng hoảng nhưng vẫn thận trọng khi lãi suất đã được đưa về mức phù hợp với nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
• Biến động của thị trường chứng khoán Năm 2014:
Thị trường chứng khoán năm 2014 biến động rất mạnh được chia làm 2 giai đoạn chính từ đầu năm đến giữa tháng 05/2014 và phần còn lại của năm.
Nhìn vào đồ thị bên dưới có thể thấy TTCK trong năm qua tăng mạnh nhưng giảm điểm cũng mạnh không kém trong hai giai đoạn này. Và nếu áp dụng chiến lược mua và nắm giữ chứng khoán từ thời điểm cuối năm 2013 thì mức lợi nhuận là không đáng kể.
(Nguồn: VietstockUpdater)