Do mức sống ngày càng được tăng lên

Một phần của tài liệu Ẩm thực ngày tết Nguyên Đán của người Mường ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình (Trang 34 - 35)

Do nền kinh tế phát triển, quá tình giao lưu hội nhập của đồng bào tăng lên, mức sống của người dân tăng cao đòi hỏi nhu cầu về ăn uống ngày càng tăng, đặc biệt trong ngày Tết phải đầy đủ.

Trước năm 1986, khi mà Việt Nam chưa mở cửa nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm chủ yếu do nhà nước cấp phát nên cuộc sống của người dân rất khó khăn, đồng bào phải kiếm măng rừng, các loại rau rừng đê ăn cho no.Trong những ngày Tết, lương thực, thực phẩm cũng do nhà nước cấp, nhưng nay, khi nước ta bắt đầu hội nhập quốc tế , kinh tế đang dần phát triển, cuộc sống của người dân nơi đây đã thay dổi, năm hết Tết đến mọi người rộn ràng đi sắm Tết.Giờ đây quan niệm của người Mường ăn uống không chỉ là ăn cho no ,mà đã thay đổi ăn ngon, nấu ăn là cả một nghệ thuật.

Đồ uống không chỉ có chế biến đồ luộc và xào mà với nhiều cách chế biến mới như : sốt, ninh, hầm,…với cách chế biến mới đã làm ra nhiều món ăn lạ, làm cho các món ăn thêm đa dạng, phong phú.

Nhiều món ăn trong ngày Tết, đồng bào không chỉ chế biến món ăn có vị cay, vị đắng và vị chua mà những món ăn ngọt cũng đã chế biến như sườn xào chua ngọt, nộm cua ngọt,…

Không chỉ có thức ăn được đồng bào quan tâm mà đồ uống cũng đa dạng hơn, đồng bào sử dụng các đồ uống như: bia lon, nước ngọt có ga, rượu vang,…

Chính những điều này làm cho các món ăn ngoại lai xuất hiện ngày càng nhiều tỏng bữa ăn ngày Tết của người Mường. Những món ăn truyền thống của người Mường được chế biến ít đi.

Một phần của tài liệu Ẩm thực ngày tết Nguyên Đán của người Mường ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình (Trang 34 - 35)

w