Giọng điệu tâm tình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn (KL07169) (Trang 50 - 60)

Bút pháp miêu tả là cơ sở cho sự hình thành của ba kiểu giọng điệu: lạnh lùng, bi cảm và tâm tình. Trong tiểu thuyết này nổi bật là giọng tâm tình.

Đây là giọng điệu chất chứa cảm xúc, trĩu nặng ưu tư, tiếc nuối, an ủi, cảm thông, day dứt của người kể chuyện và nhân vật.

Giọng điệu tâm tình có khi là dịu nhẹ bớt những tội lỗi và khổ đau của người trong cuộc, có khi nặng nề như từng tảng đá lăn xuống tâm can của họ và của người đọc, làm trĩu nặng mái đầu của những ai ý thức được rằng vòng nguyệt quế hôm nay không phải được dệt bằng hoa mà bằng khổ đau, nước mắt và những chông gai của lịch sử.

Giọng điệu tâm tình là yếu tố hình thức thể hiện qua những ngữ âm, từ vựng, tiết tấu hay cách miêu tả của nhà văn trong tác phẩm đều mang tính trữ tình, sâu lắng. Lời văn, giọng kể của các nhân vật như những lời tâm sự, thủ

thỉ. Cũng có khi, giọng điệu tâm tình trong tác phẩm còn thể hiện qua cả những hình thức phi ngôn từ như các dấu câu, ngắt đoạn hay xuống dòng.

Sống đọa thác đày được xây dựng nên bởi một cuộc tâm tình dài giữa

Lam Giải Phóng và Lam – Ngàn – Năm – Đầu – To. Giọng điệu tâm tình thể hiện ở ngay lời mào đầu của câu chuyện và khi kết thúc câu chuyện:

“Này ông, bây giờ tôi kể chuyện năm một ngàn chín trăm năm mươi tám đây”

“Bây giờ tôi kể về cậu Tây Môn Trâu, câu chuyện này không thể không kể”

“Bạn đọc thân mến!

Câu chuyện đã nên kết thúc ở đây, nhưng còn rất nhiều nhân vật trong truyện không biết số phận thế nào...”

Giọng điệu tâm tình còn thể hiện ở việc chia sẻ tri kỷ giữa người và vật:

“Tôi nhìn thấy đôi mắt cậu rực lên như có ánh lửa bên trong, nhưng từ đó dòng nước mắt lại trào ra…Tây Môn Trâu ơi! …Tây Môn Trâu bạn tôi ơi!”

“Chó Bốn! Mày nghĩ tao phải làm gì bây giờ? Chó Bốn! Mày nghĩ là cô ta sẽ bỏ ông ấy chứ? ….

Chó Bốn! Mày nói đi Là tao sai hay ông ấy sai?”

Tâm tình giữa con người với nhau hay giữa con vật với nhau là chuyện rất bình thường nhưng trong Sống đọa thác đày con người và con vật mới thực sự là tri kỉ của nhau, điều đó cho thấy sự cô đơn của con người trong cuộc sống ngày nay. Dường như, con người đang mất dần khả năng tâm sự với nhau, họ chỉ có thể tìm sự đồng cảm chia sẻ từ một thế giới khác. Phải chăng, cuộc sống hiện đại với quá nhiều dục vọng khiến con người không thể

đặt lòng tin của mình vào đồng loại mà phải đem trao gửi nó vào những con vật gần gũi xung quanh.

Rồi đoạn gặp lại của anh em nhà Chó Bốn đầy “tình người” cũng đậm chất tâm tình: “tôi và anh cả chúi mũi vào nhau, ngửi nhau…chuẩn bị truy tìm mùi vị anh ấy”.

Hóa ra con vật lại mang tình người hơn cả con người. Giữa chúng có tình yêu thương chân thành, có sự nhân hậu, lương thiện mà ở con người đang bị che khuất mất.

Giọng điệu tâm tình còn ngọt ngào đầy chất thơ qua những đoạn miêu tả thiên nhiên hay nhân vật tự độc thoại với mình. Đặc biệt là hình ảnh trăng: “đêm ấy trăng từ cao rơi xuống…Mao Trạch Đông đã tạ thế”.

Những đoạn miêu tả như vậy giúp giãn cách việc kể, tạo ra tính trữ tình, chất thơ cho tác phẩm. Đồng thời, bộc lộ tâm trạng uy tư của nhân vật. Khi bỡn cợt, Mạc Ngôn sâu cay bao nhiêu thì khi tâm tình ông lại nhẹ nhàng bấy nhiêu. Có thể nói cả cuốn tiểu thuyết Sống đọa thác đày thấm đẫm chất tâm tình từ câu mở đầu đến đoạn kết thúc. Nó là tâm sự của hai con người mà cũng là cuộc đời của cả mộtđất nước. Giọng điệu bỡn cợt và tâm tình là hai giọng điệu gắn với bút pháp trào lộng và miêu tả của Mạc Ngôn thường thấy trong nhiều tiểu thuyết của ông. Đôi khi, còn có giọng điệu lạnh lùng, thế sự...nhưng có thể thấy giọng bỡn cợt và tâm tình là hai giọng điệu phổ biến nhất làm nên giọng điệu chung cho nhiều tiểu thuyết của nhà văn sau này.

Và cũng như các tiểu thuyết nổi tiếng khác của mình, trong Sống đọa

thác đày Mạc Ngôn vẫn dạy cho người ta những bài học lịch sử qua những

mảnh đời rất nhỏ.

Tây Môn Lừa đã gõ móng qua những năm cải cách ruộng đất, Tây Môn Chó thì sủa vang trong khung cảnh phố huyện thời mở cửa đầu tư rồi xử tử hình quan chức tham nhũng… Trong truyện Mạc Ngôn, chẳng có một cá nhân

nào thoát khỏi những rung động phát ra từ vòng quay của bánh xe lịch sử. Họ chỉ có thể sống bám vào bánh xe ấy, rồi khi mỏi mệt thì sẽ tự động buông thân xác già nua xuống chiếc huyệt đã đào sẵn, như Mặt Xanh và Tây Môn Chó đã làm.

Trong thân xác của loài vật, linh hồn của Tây Môn Náo thổn thức đối thoại với trần gian đầy rẫy số phận con người buồn bã trong bối cảnh xã hội trải dài từ thuở cải cách ruộng đất, Cách Mạng Văn hóa cho đến những năm đầu thế kỉ XX trên vùng đất Cao Mật

Như vậy, Mạc Ngôn không hoàn toàn sử dụng lối nghệ thuật truyền thống hay hiện đại trong cách xây dựng nhân vật. Ông đi giữa các sợi dây, mạo hiểm thử thách ngòi bút của mình. Ông tập trung xây dựng các nhân vật dân đen đời thường, mang những bi kịch đau khổ của lịch sử nhưng vẫn ẩn chứa những nét đẹp đẽ của con người. Bằng giọng điệu bỡn cợt và tâm tình tác phẩm vừa là khúc ca bi tráng về thân phận con người về lịch sử xã hội vừa là vở hài kịch về cuộc đời nhân sinh. Ẩn hiện sau mỗi câu chữ là tình người, tình yêu thương và trách nhiệm của một nhà văn với cuộc đời. Đọc tác phẩm người ta nhận ra sự biến đổi của xã hội từ chỗ con người thiếu thốn về vật chất đến những lo âu về đời sống tinh thần, tình cảm. Thân phận con người vừa bị tha hóa vừa cô độc giữa cuộc sống hiện đại. Dù vẫn khai thác những đề tài cũ trở đi trở lại nhưng tiểu thuyết Mạc Ngôn vẫn có một chỗ đứng riêng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc Việt Nam.

Tiểu kết: Các kiểu giọng điệu được khảo sát không phải là tất cả nhưng chừng đó cũng đủ khẳng định tính chất đa giọng điệu trong tiểu thuyết và ý thức tự làm mới mình của nhà văn. Sự phân chia các giọng điệu cũng chỉ là tương đối bởi vì giữa các giọng điệu có sự giao thoa lẫn nhau.

KẾT LUẬN

1. Sử dụng hình thức người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và người kể chuyện tác giả, Mạc Ngôn đã tạo được sự đa dạng cho phương thức tự sự trong tiểu thuyết của mình. Đặc biệt, hình thức trần thuật ngôi thứ hai với người kể chuyện phân tâm và hình thức trần thuật kiểu tác giả đã thể hiện ý thức cách tân, tài năng và sức sáng tạo của nhà văn. Việc chọn trẻ thơ, súc vật và người dân đen là chủ thể mang điểm nhìn vừa thể hiện quan niệm sáng tác trở về với dân gian, đứng trên lập trường dân gian để bình xét lịch sử và nhân sinh của Mạc Ngôn, đồng thời cũng xác lập nên một dạng thức của trần thuật gắn với tên tuổi nhà văn. Như vậy, người kể chuyện trong Sống đọa thác đày, về cơ bản vẫn tương đối đồng nhất với các dạng thức người kể chuyện thường gặp trong các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn. Cái hay là trong hình thức quen thuộc, ông có đôi chút cách tân táo bạo ra một di vị khác. So với các nhà văn đương thời, Mạc Ngôn là một tấm gương về sự tìm tòi và ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc. Cách trao nhiệm vụ kể chuyện cho nhiều người, giảm dần vai trò của người kể chuyện toàn năng đứng giấu mặt đằng sau điều khiển câu chuyện, cách chọn người kể chuyện là các loại súc vật…đã khiến cho câu chuyện của Mạc Ngôn có tính dân chủ, giúp người đọc chiếm lĩnh hiện thực tác phẩm với tất cả bề rộng lẫn chiều sâu.

2. Trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn, người trần thuật không những chỉ tổ chức ngôn ngữ, mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt kết cấu, chi phối ngôn ngữ của nhân vật.Trong trường hợp tác giả đóng vai trò người trần thuật, tác phẩm có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Điều này dễ nhận thấy ở các tác phẩm tự truyện hoặc có dáng dấp tự truyện, yêu cầu phải là truyện kể về sự thật. Tiểu thuyết trở thành bản anh hùng ca đầy tính chủ quan, trong đó tác giả tự cho mình quyền được lý giải thế giới ấy theo cách của nó, cái chủ thể chủ quan nổi bật lên thu hút sự chú ý của mọi

người. Đó chính là câu chuyện được viết bởi chính những người đã từng sống trong cuộc đời ấy. Với việc trần thuật ở ngôi thứ nhất, Mạc Ngôn đã viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm nghiệm trong những năm 50 của thế kỉ XX ở quê hương Cao Mật của ông. Và tất nhiên, với tính chất hư cấu của tiểu thuyết, “tôi” không hẳn là tác giả mà chỉ là một nhân vật của truyện. Lời trần thuật ở đây vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, tức vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp (của nhân vật).

3. Ngoài ra, trong Sống đọa thác đày Mạc Ngôn còn trần thuật ở ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá và trung tính. Trong văn học truyền thống, người trần thuật dùng giọng điệu của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba) kể chuyện. Người trần thuật ở đây là người biết hết tất cả. Trong Sống đọa thác đày, nét sáng tạo của Mạc Ngônở chỗ tất cả những truyện kể ở ngôi thứ ba đều được dẫn dắt bởi người kể chuyện có tầm hiểu biết hạn hẹp, đối lập với người kể chuyện biết tuốt trong tiểu thuyết truyền thống. Mỗi người kể chuyện trong Sống đọa thác đày chỉ nắm giữ một phần hiện thực, quyền năng của họ đã bị tước bớt, và nếu không có sự phối hợp của những người kể chuyện khác thì bức tranh hiện thực mà họ tái hiện sẽ không thể vẹn toàn. Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Lời văn trần thuật gián tiếp này có hai loại: gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng. Và lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong phát ngôn của người trần thuật cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả, cho phép Mạc Ngôn di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính

4. Trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn, ngôn ngữ trần thuật của nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, là thứ ngôn ngữ được miêu tả. Đó thực chất cũng là ngôn ngữ của tác giả, nhưng tác giả để cho nhân vật tự giải bày về mình. Ngôi kể của nhân vật trần thuật trong Sống đọa thác đày là ngôi thứ hai, thứ ba, nhưng vẫn được trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi trong đối thoại. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật trong Sống đọa thác đày có thể là đối thoại hay độc thoại, thông qua trần thuật, nhân vật kể lại cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Cùng với trần thuật tác giả, trần thuật của nhân vật góp phần hoàn thiện bức tranh đời sống trong

Sống đọa thác đày.

Mỗi nhân vật trong Sống đọa thác đày đều có ngôn ngữ trần thuật của mình, làm phân hoá ngôn ngữ tiểu thuyết, đưa vào tiểu thuyết nhiều tiếng nói khác nhau, đa thanh, đa giọng điệu. Với cách chuyển điểm nhìn từ phía người trần thuật sang điểm nhìn của nhân vật, từ điểm nhìn bên ngoài khách quan đến điểm nhìn bên trong chủ quan, rất khó phân biệt đâu là chủ thể của trần thuật trong tác phẩm. Và cũng nhờ di chuyển điểm nhìn mà trong Sống đọa

thác đày Mạc Ngôn giúp người đọc khám phá, chiêm nghiệm về cuộc sống

và con người một cách đa diện và có chiều sâu hơn.

5. Trong Sống đọa thác đày, giọng điệu trần thuật là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của Mạc Ngôn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả.

Từ sự chi phối điểm nhìn, với ngôn ngữ, giọng điệu, Mạc Ngôn đã xây dựng nên trong tiểu thuyết của mình một thế giới ngôn từ rất hồn nhiên, trần tục và đầy nhục tính nhưng cũng rất nhuần nhị, uyển chuyển. Việc sử dụng những từ ngữ sáng tạo cũng đã làm tăng sức sống động cho ngôn ngữ và sự phong phú cho giọng điệu tiểu thuyết. Với giọng điệu chủ yếu là bỡn cợt, giễu

nhại, tâm tình đã biến Sống đọa thác đày trở thành những bản hợp âm làm xao động lòng người. Tất cả những điều đó đã tạo nên một phong cách tự sự kiểu Mạc Ngôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhật Anh (2003), Mạc Ngôn có thể nhận giải Nobel Văn học, Tạp chí Văn học số 4.

2. Nhuệ Anh (2006), Mạc Ngôn cá tính làm nên số phận, Báo Văn nghệ số 15.

3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học.

4. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn. 5. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, NXB Giáo dục Hà Nội.

6. Phan Văn Các (2002), Tiểu thuyết Trung Quốc cuối thế kỷ XX, Báo Văn nghệ, số 49.

7. Hà Minh Đức chủ biên (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2007), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Hồ Sĩ Hiệp (2003), Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam. Báo Văn nghệ điện tử.

10. Phương Lựu chủ biên (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Henry James (1884), Nghệ thuật văn xuôi

12. Jahn Manfred (2005), Trần thuật học – Nhập môn lý thuyết trần thuật

(Nguyễn Thị Như Trang dịch), Hà Nội.

13. Pospelov G.N. (1985),Dẫn luận nghiên cứu văn học(2 tập), NXBGiáo dục, Hà Nội.

14. Mạc Ngôn (2007), Sống đọa thác đầy (Trần Trung Hỷ dịch),NXB Phụ nữ. 15. Mạc Ngôn (2003), Báu vật của đời (Trần Đình Hiến dịch), NXB

Vănnghệ, TP.Hồ Chí Minh.

16. Mạc Ngôn (2004), Đàn hương hình (Trần Đình Hiến dịch), NXB Phụ nữ. 17. Mạc Ngôn (2003), Cao lương đỏ (Trần Đình Hiến dịch), NXB Phụ nữ. 18. Mạc Ngôn (2004), Bốn mươi mốt chuyện tầm phào (Trần Đình Hiến

19. Mạc Ngôn (2003), Cây tỏi nổi giận (Trần Đình Hiến dịch), NXB Văn học, Hà Nội.

20. Mạc Ngôn (2003), Rừng xanh lá đỏ (Trần Đình Hiến dịch), NXB Văn học, Hà Nội.

21. PHẠM THỊ NHUNG (2012), Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy

của Mạc Ngôn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn.

22. Nguyễn Khắc Phê (2002), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình, Tạp chí Sông Hương số 12.

23. Trần Minh Sơn (2003), Mạc Ngôn - Nhà văn của những người nông dân, Báo Văn nghệ số 35+36, tháng 9.

24. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Tự sự học (tập I), NXB Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

26. Trần Đình Sử chủ biên (2008), Tự sự học (tập II), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2009), Mạc Ngôn và kết cấu lồng ghép trong

tiểu thuyết “Bốn mươi mốt truyện tầm phào”, Báo điện tử vietvan.vn.

28. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2009), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học.

29. Lê Huy Tiêu (2004), Cảm nhận mới về văn hóa, văn học Trung Quốc,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn (KL07169) (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)