0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING (Trang 45 -49 )

về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở tất cả các mặt trên.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên của sinh viên

1.2.5.1. Nhóm các yếu tố thuộc về chủ quan:

- Trình độ nhận thức của sinh viên: trình độ nhận thức và khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên là các yếu tố đảm bảo họ thích ứng được với điều kiện thực tập, yêu cầu và nhiệm vụ thực tập. Đối với những sinh viên có trình độ nhận thức tốt thì dễ có hứng thú trong thực tập. Ngược lại, khả năng nhận thức không tốt, thua kém người khác cũng có thẻ dẫn đến tình trạng bi quan, chán nản, thiếu phấn đấu trong thực tập.

- Nhu cầu, động cơ nghề nghiệp của sinh viên: thể hiện ở việc sinh viên thường nhận thức được khá rõ mình cần hoàn thành tốt công việc được giao để thỏa mãn những nhu cầu về kết quả thực tập, để vận dụng những điều mình tích lũy được trong quá trình học tập, để tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp,… Đồng thời, nó còn phản ánh mức độ cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại trên con đường hướng tới những mục đích đó của sinh viên.

- Hứng thú nghề nghiệp: hứng thú nói chung và hưng thú nghề nghiệp nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, trong hoạt động của con người. Thực tập nghề nghiệp là hoạt động tích cực, là quá trình căng thẳng, đòi hỏi phải nỗ lực thường xuyên. Nếu trong quá trình đó, sinh viên hứng thú sẽ có tác dụng như một sự thúc đẩy bên trong làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc, mở đường dẫn đến hiểu biết. Ngược lại, khi không có hứng thú nghề nghiệp sinh viên dễ rơi vào tâm trạng rất bất lợi cho việc tiếp thu kiến thức, họ sẽ sớm cảm thấy mệt mỏi, làm giảm hiệu quả của hoạt động.

- Thái độ đúng đắn đối với hoạt động nghề nghiệp, đối với nội dung rèn luyện nghề nghiệp là điều kiện cần thiết để hình thành động cơ nghề nghiệp. Thái độ với việc rèn luyên nghiệp vụ nghiêm túc sẽ suy trì và phát triển động cơ học tập,

giúp sinh viên thích ứng tốt hơn trong rèn luyện nghiệp vụ để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

- Ý chí vươn lên trong thực tập: hoạt động thực tập nghề nghiệp là hoạt động biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá nhân. Để làm được điều đó, sinh viên không thể hoạt động một cách thụ động mà đòi hỏi phải tích cực, chủ động, sáng tạo, phải có sự nổ lực cả về trí tuệ, thể lực và ý chí. Mặt khác, hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên không phải lúc nào cũng diễn ra trong điều kiện thuận lợi mà luôn gặp những khó khăn, trở ngại. Do đó, đòi hỏi sinh viên phải có sự kiên trì, nỗ lực cao về mặt ý chí.

- Tình trạng sức khỏe: vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn đến sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên có sức khỏe tốt có thể tiến hành các công việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả, mới duy trì được sự tập trung chú ý, tăng sự dẻo dai, niềm say mê, hứng thú,…Vì vậy, sinh viên cần phải quan tâm tới việc rèn luyện để có sức khỏe tốt nhất.

1.2.5.2. Nhóm các yếu tố thuộc về khách quan:

- Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thực tập nghề nghiệp: hoạt động thực tập nghề nghiệp giúp sinh viên củng cố lại kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở các đơn vị thực tập. Rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp trên thực tế và khả năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực nghề nghiệp. Có nhiều sinh viên nhận thức được điều này nên đã thực hiện rất tốt kế hoạch thực tập nghề nghiệp. Bên cạnh đó, còn một số sinh viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực tập nghề nghiệp nên chưa thực hiện tốt kế hoạch thực tập nghề nghiệp.

- Phương pháp hướng dẫn của giảng viên: có thể nói rằng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên thông qua hoạt động thực tập chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía người dạy, đặc biệt là phương pháp hướng dẫn. Trong quá trình thực tập nghề nghiệp, nếu giảng viên sử dụng các phương pháp hướng dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức, nội dung thực tập,… thì có thể khơi gợi

được hứng thú, lòng say mê nghề nghiệp, khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên, nâng cao được sự thích ứng đối với nghề nghiệp của sinh viên.

- Điều kiện và phương tiện thực tập nghề nghiệp: điều kiện, phương tiện thực tập có ảnh hưởng rất lớn đến niềm say mê, hứng thú, sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên. Trong đó, đáng chú ý là hệ thống phòng thực hành nghiệp vụ, cơ điều kiện làm việc của đơn vị thực tập,… Vì vậy, cần quan tâm trang bị đầy đủ và từng bước hiện đại hóa các phương tiện học tập để sinh viên thực hành nghiệp vụ.

- Thời gian: trong quá trình thực tập, sinh viên phải vừa làm việc tại đơn vị thực tập vừa báo cáo kết quả và viết khóa luận tốt nghiệp. Do vậy, sinh viên phải biết phân phối thời gian và có kế hoạch hợp lý để họ thích ứng tốt hơn đối với nghề nghiệp.

- Các mối quan hệ với mọi người tại đơn vị thực tập: các mối quan hệ với mọi người tại đơn vị thực tập tốt đẹp sẽ tạo cho sinh viên cảm giác thoải mái, vui vẻ, phấn khởi, hăng say với công việc. Ngược lại, nếu trong quan hệ với mọi người không có sự đồng tình, hỗ trợ thì họ sẽ cảm thấy căng thẳng, chán nản, mệt mỏi. Các mối quan hệ đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Để nghiên cứu thực tiễn sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và sử dụng các khái niệm cơ bản sau:

Thích ứng là hiện tượng biến đổi của con người nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử để hình thành những hành vi mới. Trên cơ sở đó, điều khiển, điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới của môi trường.

Thích ứng nghề nghiệp là hiện tượng biến đổi của con người ở hai mặt. Một mặt là sự thích ứng của người lao động với vị thế nghề nghiệp mới của mình, với các điều kiện, đòi hỏi của môi trường làm việc, với bản thân hoạt động nghề nghiệp; mặt khác, là sự thích ứng của họ với những đặc trưng nhân cách của nghề nghiệp.

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang theo học bậc Cao đẳng, Đại học để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức, được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing cũng thuộc là một bộ phận của sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.

Thực tập nghề nghiệp một trong những khâu thực hành tập trung, tương đối hoàn chỉnh trong quy trình đào tạo ở các trường dạy nghề, trường Đại học và chuyên nghiệp, có tác dụng rất quan trọng đối với việc hình thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của học sinh nói chung, nhất là đối với các cán bộ kỹ thuật. Để thực tập nghề nghiệp có kết quả, người tham gia nhất thiết phải nắm vững những hệ thống lý luận có liên quan, làm cơ sở cho việc tập luyện trong thực tế.

Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp là hiện tượng biến đổi của sinh viên tích cực, chủ động thâm nhập vào hoạt động thực tập nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có của nghề. Kết quả của quá trình này là sinh viên đạt được sự cân bằng và vun đắp thêm nhiệt huyết nghề và niềm đam mê công việc.

Chương 2

THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI

NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÀI CHÍNH – MARKETING

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING (Trang 45 -49 )

×