0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Khách thể và địa bàn khảo sát

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING (Trang 53 -153 )

2.1.3.1. Vài nét về trường Đại học Tài chính – Marketing

Trường Đại học Tài chính – Marketing tiền thân là trường Cán bộ Vật giá Trung Ương tại miền Nam, được thành lập ngày 01/09/1976, đến tháng 1994 được nâng cấp thành trường Cao đẳng Bán công Marketing thuộc Ban Vật giá Chính Phủ. Năm 2003, trường Cao đẳng Bán công Marketing chuyển về là đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính. Năm 2004, trường Đại học Bán công Marketing được thành lập trên cơ sở trường Cao đẳng Bán công Marketing theo Quyết định số 29/2004/QĐ-TTg ngày 05/03/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2009, trường Đại học Bán công Marketing được đổi tên thành trường Đại học Tài chính – Marketing theo Quyết định số 395/QĐ-TTg ngày 25/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Hơn 35 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ĐHTCM đã đào tạo hàng chục ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ cao cho cả nước, đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận.

Về công tác đào tạo: chức năng, nhiệm vụ của ĐHTCM là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngành giá ở các tỉnh miền Nam. Những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhu cầu nguồn nhân lực các ngành, nghề kinh tế phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tăng đáng kể. Hiện nay, ĐHTCM đào tạo đa ngành 9 ngành và 28 chuyên ngành đào tạo ở tất cả mọi cấp độ từ cao đẳng, đại học và sau đại họ.

Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế: công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường phát triển tương đối toàn diện, chú trọng đến chất lượng và ứng dụng vào thực tiễn. Trường đã tạo điều kiện khuyến khích giảng viên, sinh viên tham gia các đề

tài cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Bộ và các dự án. Nhiều đề tài, sáng kiến được áp dụng có hiệu quả vào công tác đào tạo, quản lý Nhà trường, vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về hợp tác quốc tế, Nhà trường đã nhận được chương trình tài trợ và trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo chuyên đề, nghiên cứu và giao lưu giảng viên, sinh viên với các trường Cao đẳng, Đại học của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Thái Lan, Malaysia, Singapore,…đặc biệt thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính về việc hỗ trợ các trường Đại học, Cao đẳng thuộc Bộ Tài chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Tài chính, Nhà trường đã tổ chức đào tạo liên thông Đại học ngành Kế toán và Tài chính – Ngân hàng tại trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào trước đây và Học viện Kinh tế - Tài chính Chămpasắc hiện nay.

Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ: ĐHTCM hiện có 13 Khoa, trong đó có 10 Khoa chuyên môn, 02 Khoa quản lý đào tạo và 01 khoa cơ bản; 08 Phòng chức năng; 07 đơn vị phục vụ đào tạo.

Trong thời gian tới, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đang xúc tiến thành lập văn phòng đại diện tại thủ đô Hà Nội và tỉnh Komtum; thành lập Phân hiệu Trường tại tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Thừa Thiên Huế. Tính đến tháng 09/2011, có 330 cán bộ viên chức, trong đó số cán bộ, giảng viên hơn 250 người với hơn 70% có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ.

Hiện nay quy mô đào tạo của trường gần 20.000 sinh viên, học viên trong đó: hệ đại học và cao đẳng chính quy 7800 sinh viên; hệ liên thông đại học chính quy 5480 sinh viên; hệ vừa làm vừa học 3500 sinh viên; hệ đào tạo sau đại học: 300 học viên.

Tính đến 06/2012, có 829 sinh viên bậc đại học hệ chính quy khóa 08 (2008- 2012) đã tham gia thực tập tại các đơn vị thực tập trong đó có sinh viên thuộc 03/09 ngành là Quản trị kinh doanh, Marketing và Tài chính - Kế toán có số lượng sinh viên đông nhất với 592 sinh viên.

2.1.3.2. Khách thể khảo sát thực trạng

- 280 sinh viên bậc Đại học chính quy khóa 2008 – 2012 của ĐHTCM đã tham gia vào đợt thực tập kéo dài 15 tuần từ 06/2/2012 đến 18/5/2012, của 3 ngành lớn đó là Quản trị kinh doanh, Tài chính – Kế toán, Tin học kế toán. Đây là những chuyên ngành mà trường đã có quá trình đào tạo liên tục ngay từ khi còn là trường trung cấp cho tới nay. Số lượng sinh viên đã và đang được đào tạo thuộc các chuyên ngành này cũng chiếm tỉ lệ khá lớn so với các chuyên ngành đào tạo khác. Số liệu về khách thể nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1.3.2.

Bảng 2.1.3.2. Cơ cấu khách thể nghiên cứu

Chuyên ngành (mã lớp) Sinh viên thực tập

Khách thể nghiên cứu

Marketing – Kinh doanh – Thương mại

(08DMA, 08DQT, 08DTM) 242 63

Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

(08DKT, 08DNH, 08DTC, 08DKN) 274 190 Tin học kế toán (08DTH, 08DTT, 08DTK) 76 27

Tổng số 592 280 - 22 cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập đã hướng dẫn cho sinh viên bậc Đại học chính quy khóa 2008 – 2012 thuộc trường Đại học Tài chính – Marketing, trong đợt thực tập nghề nghiệp kéo dài 15 tuần từ 06/2/2012 đền 18/5/2012.

2.1.3.3. Địa bàn khảo sát thực trạng

Địa bàn khảo sát: tại ĐHTCM và các đơn vị thực tập: Công ty CP Đào tạo Toàn cầu; Công ty Bảo hiểm AIA; Công ty Asia Exciting; Công ty CP Gốm sứ Việt Nam; Công ty TNHH Tư vấn Việt Nam; Công ty Truyền thông WPP; Công ty CP ĐT & PT Nguyễn Kim; Công ty TNHH Phi Khoa; Ngân hàng TMCP Ngoại thương; Công ty Cao su Mina, Công ty Quảng cáo Sao Khuê; DHSH Việt Nam; Văn phòng đại diên Kodak; Cty Tư vấn XD Sino – Pacific,…

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM

2.2.1. Nhận thức của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp 2.2.1.1. Nhận thức của sinh viên ĐHTCM về những khó khăn của hoạt động thực tập nghề nghiệp

Trong quá trình sống và hoạt động của con người muốn đạt hiệu quả cao trong bất kì một hoạt động nào thì chủ thể phải nhận thức đầy đủ về hoạt động đó. Việc nhận thức đúng là cơ sở định hướng cho con người hoạt động đúng. Nhận thức là một trong ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thích ứng, bởi hầu hết mọi kỹ năng hành động đều được bắt nguồn từ việc nhận thức, từ sự hiểu biết của chủ thể về hoạt động mà họ đang tiến hành. Trên cơ sở đó, con người có cách thức tối ưu nhất để tiến hành hoạt động một cách có hiệu quả.

Để tìm hiểu nhân thức của sinh viên ĐHTCM về những khó khăn trong quá trình thực tập, chúng tôi tiến hành khảo sát sinh viên (câu 1, phụ lục 1) và kết quả như sau.

Bảng 2.2.1.1a. Nhận thức của SV về khó khăn trong quá trình thực tập

Mức độ Nhóm điều tra Không khó khăn Có khó khăn Bình thường Rất khó khăn SL % SL % SL % Giới tính Nam (38) 05 13.2 24 63.1 09 23.7 Nữ (242) 12 5.0 164 67.7 66 27.3 Ngành nghề

Kế toán – Tài chính – Ngân hàng 2 3.2 38 60.3 23 36.5 Marketing – Kinh doanh – Thương mại 14 7.4 130 68.4 46 24.2 Tin học kế toán 1 3.7 20 74.1 6 22.2

Kết quả bảng trên cho thấy:

Hầu hết sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing đều gặp phải khó khăn trong hoạt động thực tập nghề nghiệp: có tới 263/280 ý kiến trả lời có gặp khó khăn trong hoạt động thực tập chiếm 93.9%. Trong đó 188/263 ý kiến trả lời có gặp khó khăn ở mức độ nhận thức “bình thường” chiếm 67.1% và 75/263 ý kiến cho rằng có gặp khó khăn ở mức độ nhận thức “rất khó khăn”chiếm 26.8%. Chỉ có 17/280 ý kiến trả lời “không khó khăn” trong hoạt động thực tập nghề nghiệp chiếm 6.1%. Kết quả này trùng với kết quả khảo sát tháng 8/2012 của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, có khoảng 20% sinh viên tìm việc rất khó khăn, không tìm được việc phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong số sinh viên tìm được việc có đến 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định.” [31] Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên năm cuối của ĐHTCM đều gặp phải khó khăn trong hoạt động thực tập nghề nghiệp. Do bước đầu chuyển từ giai đoạn học nghề sang giai đoạn thực tập nghề, lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường nghề nghiệp nên gặp nhiều khó khăn.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về các loại khó khăn trong quá trình thực tập nghề nghiệp mà sinh viên gặp phải, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 280 sinh viên thực tập về 7 nội dung bằng câu hỏi với 03 mức độ nhận thức: rất khó khăn, bình thường, không khó khăn (câu 2, phụ lục 1). Kết quả như sau:

Bảng 2.2.1.1b. Nhận thức của SV về các loại khó khăn trong quá trình thực tập

T T Mức độ Loại Không khó khăn Có khó khăn X TB Bình thường khó khăn Rất SL % SL % SL % 1 Tìm kiếm đơn vị thực tập phù hợp 41 14.6 92 32.9 147 52.5 2.38 1 2 Hòa nhập với môi trường làm việc 53 18.9 186 66.4 41 14.6 1.96 4 3 Tìm kiếm thông tin và xin số liệu 33 11.8 113 40.4 134 47.9 2.36 2 4 Thực hiện đúng yêu cầu công việc 60 21.4 176 62.9 44 15.7 1.94 6 5 Giao tiếp ứng xử tại nơi thực tập 85 30.4 180 64.3 15 5.4 1.75 7 6 Viết báo cáo thực tập theo quy định 45 16.1 179 63.9 56 20.0 2.04 3 7 Trao đổi với cán bộ hướng dẫn 60 21.4 173 61.8 47 16.8 1.95 5

Kết quả bảng trên cho thấy:

Sinh viên ĐHTCM gặp khó khăn nhiều và đa dạng trong quá trình thực tập nghề nghiệp, tuy nhiên không đồng đều nhau với điểm trung bình từ 1.75≤X≤2.38.

- Nhóm các khó khăn trong hoạt động thực tập nghề nghiệp được sinh viên đánh giá “rất khó khăn” với mức độ nhận thức cao:

+ “Tìm kiếm đơn vị thực tập phù hợp” có 147/280 chiếm 52.5%, có điểm trung bình X = 2.38 xếp thứ bậc 1/7. Điều này được giải thích, do tâm lý chung của các bạn SV khi ra trường là mong muốn được làm việc cho một công ty có tên tuổi, nên khi tìm việc thực tập, các bạn cũng nhắm nhiều đến những công ty đó. Nhưng điều kiện tuyển dụng và sự chuyên môn hóa công việc của họ cũng rất cao. Bên cạnh đó, do có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp có công việc ổn định, lại hứng thú với ngành khác gần với ngành cũ nhưng chưa đủ kinh nghiệm để làm việc chính thức nên họ cũng nộp đơn vào vị trí thực tập. Trong khi nhà tuyển dụng thì không bỏ rơi một con người đã có kinh nghiệm trong ngành gần với ngành mà công ty đang hoạt động, nay muốn đóng góp cho công ty của họ. Cuối cùng, do đặc thù sinh viên ngành kinh tế khác với sinh viên ngành sư phạm, phải tự túc tìm chỗ thực tập và một số chuyên ngành rất khó khăn trong việc tìm ra chỗ thực tập so với chuyên ngành khác. Cụ thể hơn, theo một số thông tin mà chúng tôi nghiên cứu được:

“Ngân hàng ACB tại TP.HCM chỉ nhận SV ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH RMIT. Các ngân hàng khác như HD Bank, Kiên Long Bank, Maritime Bank, Nam Á Bank… cũng yêu cầu SV phải có điểm trung bình tích lũy từ 6,5 hoặc 7 trở lên…” [24]

“Đúng là SV ngày càng khó xin thực tập hoặc làm việc tại các ngân hàng vì ngoài số lượng SV học ngành này ngày càng đông, còn có nhiều SV học ngành khác nhưng cũng nộp đơn muốn thử sức mình ở lĩnh vực này”. [24]

+ “Tìm kiếm thông tin và xin số liệu” có 134/280 chiếm 47.9%, điểm trung bình X = 2.36 xếp thứ bậc 2/7. Khó khăn này là do yêu cầu cao về tính chuyên môn của báo cáo thực tập của Nhà trường đối với sinh viên: “Số liệu thu thập để

phân tích phải chính xác, trung thực ít nhất là trong phạm vi 3 năm liền kề so với năm thực tập” trong khi số liệu thực tế mà đơn vị thực tập cung cấp “sạch”, “đẹp” hoặc “cũ” của sinh viên thực tập trước, nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh của họ. Thứ nữa, do quản lý doanh nghiệp ngại cung cấp số liệu cho sinh viên thực tập vì nghĩ sinh viên là người của công ty của đối thủ cạnh tranh hoặc là người của chi cục Thuế đến điều tra. Cụ thể hơn, theo một số thông tin mà chúng tôi phỏng vấn sâu được:

“Em học ngành kế toán khi thực tập ở doanh nghiệp rất thận trọng khi đưa số liệu, sổ sách, chứng từ kế toán điều đó làm giảm chất lượng bài luận. Vậy có cách nào làm cho doanh nghiệp cở mở hơn với thực tập viên không?(V.N.O, sinh viên khóa 08, khoa Kế toán – Kiểm toán).

“Trong quá trình thực tập tại ngân hàng, em muốn xin số liệu để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, nhưng ngân hàng không tích cực trong việc cung cấp số liệu. Em phải làm thế nào?” (N.B.H, sinh viên khóa 08, khoa Tài chính – Ngân hàng).

“Làm thế nào để tạo thiện cảm khi xin thực tập và dễ dàng xin số liệu của cty khi tâm lý các công ty, doanh nghiệp không thích sinh viên thực tập và sợ tiết lộ thông tin?” (N.T.L, sinh viên khóa 08, khoa Quản trị kinh doanh).

- Nhóm các khó khăn trong hoạt động thực tập nghề nghiệp được sinh viên đánh giá có khó khăn “bình thường”với mức độ nhận thức trung bình là:

“Viết báo cáo thực tập theo quy định” có 179/280 chiếm 63.9%, điểm trung bình X = 2.04xếp thứ bậc 3/7.

“Hòa nhập với môi trường làm việc” có 186/280 chiếm 66.4%, điểm trung bình X = 1.96xếp thứ bậc 4/7.

“Trao đổi với cán bộ hướng dẫn” có 173/280 chiếm 61.8%, điểm trung bình

X = 1.95xếp thứ bậc 5/7.

“Thực hiện đúng yêu cầu công việc” có 176/280 chiếm 62.9%, điểm trung bình X = 1.94xếp thứ bậc 6/7.

“Giao tiếp ứng xử tại nơi thực tập” có 180/280 chiếm 64.3%, điểm trung bình X = 1.75xếp thứ bậc 7/7.

Tại sao sinh viên lại có mức độ nhận thức không đồng đều đối với các khó khăn trong hoạt động thực tập nghề nghiệp? Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy có các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, về phía sinh viên khi chuyển từ hoạt động học tập sang hoạt động thực tập nghề nghiệp, cho rằng thực tập thì không cần phải làm nhiều, chỉ là quan sát, rót nước pha trà, photocoppy,… ngành nào rồi chỉ cần những cái “kỹ năng” đó để đi thực tập.

Thứ hai, về phía Nhà trường chưa chú trọng đến công tác hướng nghiệp cho sinh viên trong bộ máy hoạt động của trung tâm hỗ trợ sinh viên hay hợp tác doanh nghiệp không có bộ phân chuyên viên tư vấn hướng nghiệp được đào tạo bài bản.

Thứ ba, về phía các đơn vị thực tập cũng đánh gia chưa đúng khả năng của sinh viên thực tập nên không giao cho họ những công việc phù hợp với chuyên môn của sinh viên đã được học trên giảng đường.

2.2.1.2. Nhận thức của sinh viên ĐHTCM về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động thực tập nghề nghiệp

Đối với sinh viên ĐHTCM thì việc nhận thức ban đầu với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập là một vấn đề quan trọng. Trong quá trình thực tập tại đơn vị thực tập, sinh viên phải nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động thực tập. Nhận thức này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và hành vi của sinh viên,

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING (Trang 53 -153 )

×