1.2.4.1. Thích ứng nghề nghiệp
Dưới góc độ tâm lý học, hướng nghiệp không chỉ gắn với khâu chọn nghề của học sinh trường phổ thông mà còn gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kỳ trường chuyên nghiệp (dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học) và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh - nơi các em đến làm việc sau khi tốt nghiệp [2]. Nếu hiểu như vậy, công tác hướng nghiệp không chỉ được tiến hành ở các loại trường học mà còn thực hiện ở các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh; không chỉ tiến hành với thế hệ trẻ mà còn tiến hành với cả người lớn tuổi không có nghề hoặc vì lý do nào đó phải thay đổi nghề, cần phải hướng nghiệp lại lần thứ hai, thứ ba. Nói cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi học sinh đến trường đến khi các em có một nghề trong tay.
Mục tiêu chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, trang bị sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề có thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp nghề, vì nếu không có sự phù hợp nghề thì không thể nói tới sự sẵn sàng tâm lý.
Theo sơ đồ các giai đoạn hướng nghiệp thì hướng nghiệp được tiến hành qua 2 thời kỳ đó là thời kỳ chọn nghề và thời kỳ thích ứng nghề với 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề, thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở hai giai đoạn đầu là của các trường phổ thông, ở hai giai đoạn cuối là của các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và cơ sở tuyển dụng. Tuy nhiên, các trường Đại học, chuyên nghiệp và toàn xã hội cũng cần phải giúp trường phổ thông làm công tác hướng nghiệp.
Sơ đồ: Các giai đoạn hướng nghiệp [3]
Cần nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây, sinh viên ra trường vẫn còn hạn chế về năng lực thực hành, khả năng tư duy sáng tạo. Điều này phần nào nói lên mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên chưa được quan tâm đúng mức. Thuật ngữ “thích ứng” dưới góc độ tâm lý học, là một quá trình con người luôn tích cực, chủ động hòa nhập, lĩnh hội các điều kiện, các yêu cầu, phương thức mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề ra. Thông qua đó, chủ thể của hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội [3].
Thích ứng nghề nghiệp là quá trình thích ứng của người lao động với các điều kiện bên ngoài và bên trong của quá trình lao động. Trong xã hội học và tâm lý học người ta chia thành thích ứng xã hội và thích ứng nghề nghiệp. Trong đó, thích ứng nghề nghiệp là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà tuyển dụng vì đó là công cụ để giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng công việc ở người lao động.
Theo chúng tôi, Thích ứng nghề nghiệp là hiện tượng biến đổi của con người ở hai mặt. Một mặt là sự thích ứng của người lao động với vị thế nghề nghiệp mới của mình, với các điều kiện, đòi hỏi của môi trường làm việc, với bản thân hoạt động nghề nghiệp; mặt khác, là sự thích ứng của họ với những đặc trưng nhân cách của nghề nghiệp.
1.2.4.2. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên a. Khái niệm
Quá trình thích ứng nghề nghiệp chia ra làm bốn giai đoạn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau:
- Giai đoạn trước khi vào các trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn hình thành định hướng nghề nghiệp trong quá trình học tập ở các các trường phổ thông.
- Giai đoạn những học kỳ đầu của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn đào tạo nghề nhằm củng cố hoặc điều chỉnh định hướng nghề nghiệp.
- Giai đoạn học kỳ cuối của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp, “thâm nhập” nghề nghiệp và nhân cách vào lao động nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách phù hợp với nghề được đào tạo.
- Giai đoạn sau khi tốt nghiệp khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn sinh viên sau tốt nghiệp tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có của nghề nhằm đạt được sự cân bằng và tự nguyện gắn bó lâu dài với lĩnh vực nghề nghiệp mà mình tham gia.
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin, từ cơ sở của tâm lý học hoạt động, từ đặc điểm hoạt động của sinh viên và từ những đặc điểm tâm lý cũng như quá trình nhận thức trong hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên, chúng tôi có thể hiểu: Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp là là hiện tượng biến đổi của sinh viên tích cực, chủ động thâm nhập vào
hoạt động thực tập nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có của nghề. Kết quả của quá trình này là sinh viên đạt được sự cân bằng và vun đắp thêm nhiệt huyết nghề và niềm đam mê công việc.
b. Biểu hiện của sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên được biểu hiện ở các mặt: nhận thức, thái độ, hành vi trong hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên.
* Mặt nhận thức:
Hoạt động thực tập nghề nghiệp là hoạt động phức tạp, đa dạng với nhiều công việc chuyên môn, nghiệp vụ,…hết sức mới mẻ. Vì vậy, để sinh viên thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp tốt, trước hết sinh viên phải có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về khó khăn, tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung, tính chất của hoạt động thực tập nghề nghiệp. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu và động cơ nghề nghiệp của sinh viên.
* Mặt thái độ:
Trên cơ sở sự hiểu biết đã được hình thành, sinh viên được những thái độ tích cực đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp để sẵn sàng tham gia hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường một cách nghiêm túc. Sinh viên cũng phải thể hiện tính tích cực, tự giác để vượt qua những khó khăn nhất định trong quá trình hình thành thái độ cần thiết với hoạt động thực tập nghề nghiệp.
* Mặt hành vi:
Đây là mặt thể hiện rõ nhất khả năng huy động chức năng tâm lý của bản thân một cách tự giác, tích cực để vượt qua những khó khăn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ thực tập nghề nghiệp.
Như vậy, khi sinh viên ý thức được đầy đủ khó khăn, tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động thực tập nghề nghiệp, từ đó cũng có thái độ thực tập đúng đắn, tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động đồng thời thực hiện các hành vi tương ứng với thái độ đó, thì khi đó họ đã có sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp. Đây là cơ sở lý luận để chúng tôi xây dựng hệ thống điều ra, mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, nội dung phỏng vấn,…trong nghiên cứu của mình về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên. Tất cả các mặt của sự thích ứng ban đầu đối với nghề