0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING (Trang 49 -53 )

Khảo sát thực trạng thực tập nghề nghiệp và sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm đọc, phân tích và khái quát các tài liệu, các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát: chúng tôi thực hiện phương pháp này bằng cách tham dự và quan sát hoạt động thực tập nghề nghiệp sinh viên tại đơn vị thực tập nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lý luận để làm cơ sở công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu sau này.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: chúng tôi thực hiện phương pháp này bằng cách trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giảng viên hướng dẫn, sinh viên thực tập nhằm làm sáng tỏ các biện pháp nâng cao và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng của sinh viên với hoạt động thực tập trong quá trình học tập ở ĐHTCM.

- Phương pháp thống kê toán học: chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả nghiên cứu. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

Phân tích sử dụng thống kê mô tả: + Điểm trung bình cộng (Mean) + Tính tần suất (Frequency) + Chỉ số phần trăm (Percent)

Phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau: + Hệ số tương quan Pearson (r)

- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Đây là phương pháp chủ đạo để nghiên cứu thực trạng thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM thông qua hoạt động thực tập nghề nghiệp. Việc xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến gồm 2 bước:

+ Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm 54 sinh viên bậc Đại học chính quy khóa 2008 – 2012 chuyên ngành Thương mại quốc tế thuộc khoa Thương mại, ĐHTCM với mục đích hoàn thiện và chính xác hóa mẫu phiếu trưng cầu ý kiến. Xin ý kiến chuyên gia và giảng viên hướng dẫn về mẫu phiếu trưng cầu ý kiến.

+ Bước 2: Xây dựng chính thức 3 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát thực trạng thực tập nghề nghiệp và sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM.

Mẫu 1: Khảo sát sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM thông qua hoạt động thực tập gồm 20 câu hỏi(phụ lục 1), trong đó có các loại câu hỏi:

+ Câu hỏi mở: để cho người được hỏi tự đưa ra quan điểm của mình về vấn đề nghiên cứu.

+ Câu hỏi kết hợp: Bao gồm các phương án trả lời có sẵn và phần cho người được hỏi đưa ý kiến của mình nhằm thu thập thêm thông tin.

- Trong bảng hỏi, những câu hỏi dùng để đánh giá sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên được biểu hiện ở 3 mặt của đời sống tâm lý là nhận thức, thái độ và năng lực hành vi. Cụ thể chúng tôi chia nhóm câu hỏi theo các chỉ số sau:

+ Nhóm câu hỏi khảo sát sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở nhận thức đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên (câu 1,2,3,4,5,6,7).

+ Nhóm câu hỏi khảo sát sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở thái độ đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên (câu 8,9,10,11).

+ Nhóm câu hỏi khảo sát sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở năng lực thực hiện các công việc thực tập của sinh viên (câu 12,13,14).

+ Nhóm câu hỏi khảo sát sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân tác động đến sự thích ứng (câu 15,16).

+ Nhóm câu hỏi khảo sát sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở việc tìm hiểu những giải pháp nâng cao sự thích ứng (câu 17,18,19,20)

- Để tính toán độ tin cậy của các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tô đã tính toán độ tin cậy Alpha của Cronbach. Độ tin cậy có thể dao động từ 0 đến 1. Nếu hệ số Alpha nhỏ hơn 0.6, độ tin cậy không đảm bảo, cần xem lại các câu hỏi trong thang đo/bảng hỏi, đặc biệt là những câu có độ tin cậy nhỏ hơn 0.2.

+ Từ 0.6 đến thấp hơn 0.8: độ tin cậy đảm bảo + Từ 0.8 đến thấp hơn 0.95: độ tin cậy tốt

Kết quả tính toán hệ số tin cậy Alpha của Cronbach của các nhóm câu hỏi được thể hiện ở bàng 2.1.2.

Bảng 2.1.2. Bảng tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Câu Nội dung Nhóm câu Hệ số

Mặt nhận thức

2 Khó khăn thực tập 2.1 đến 2.7 0.6651

4 Y nghĩa thực tập 4.1 đến 4.9 0.7402

5 Nội dung thực tập 5.1 đến 5.3 0.7006

6 Công việc thực hiện 6.1. đến 6.8 0.7476

7 Phẩm chất cần thiết 7a1. đến 7a6

0.8335

Năng lực cần thiết 7b1. đến 7b12 Mặt thái độ

9 Hứng thú công việc 9.1 đến 9.8 0.7591

11 Biểu hiện thái độ 11.1 đến 11.8 0.6523

Mặt hành vi

13 Thực hiện công việc 13.1 đến 13.8 0.7196

14 Năng lực làm việc 14.1 đến 14.12 0.8480

Yếu tố ảnh hưởng

15 Yếu tố chủ quan 15a1 đên 15a9

0.7969

Yếu tố khách quan 15b1 đến 15b5

Xử lý kết quả: trong phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng theo thang đo 3 mức độ tương ứng với mức 1 điểm, 2 điểm và 3 điểm. Kết quả thống kê được quy ra điểm trung bình (X ) và ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo.

Điểm trung bình = (Maximum - Minimum)/n = (3 - 1)/3 = 0.67

X Mức độ

1.00 - 1.67 Thấp 1.68 - 2.32 Trung bình 2.33 - 3.00 Cao

Mẫu 2:Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập gồm có 8 câu hỏi (phụ lục 2).

Chúng tôi tiến hành các bước như đối với phiếu trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên nhằm trưng cầu ý kiến đánh giá của họ về vấn đề thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng cũng như kiến nghị nhằm nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp cho sinh viên.

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING (Trang 49 -53 )

×