Nguyễn Văn siêu và khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đà

Một phần của tài liệu Chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 44)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Nguyễn Văn siêu và khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đà

Đài Nghiên

Thăng Long - Hà Nội là địa danh được thể hiện nhiều nhất trong thơ ông. Đơn giản bởi đây là nơi ông đã sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ông. Bởi vậy, Thăng Long - Hà Nội là một suối nguồn lớn trong mạch nguồn thơ ca của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, mà ở đó những địa danh, phong cảnh, con người luôn đẹp hơn, nên thơ hơn.

Nguyễn Văn Siêu viết về hai con sông Hồng và Tô Lịch, hai hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây, hai thành Cổ Loa và Thăng Long... với lối viết tả thực khá sinh động, bộc bạch lòng yêu quê hương thiết tha, đượm chút u hoài... Đó là cảnh hùng vĩ của sông Hồng:

Vạn cổ càn khôn nhất thủy lưu Lâm lưu cố lũy khám tân lâu

Dịch nghĩa:

Đất trời muôn thuở một dòng sông,

Chảy sát lũy xưa, nhòm xuống ngôi lầu mới. Cùng với sự hung dữ, luôn luôn đổi dòng của nó:

Sa châu khứ tuế dựng trung lưu, Kim tuế di lai bắc ngạn đầu. Thủy thế tự lai đa hoán chuyển, Nhân sinh ưng giác dị trầm phù.

(Nhĩ Hà nhị thủ - Anh ngôn thi tập)

Dịch nghĩa:

Năm ngoái, cồn cát nổi lên giữa dòng sông Năm nay đã chuyển đến đầu bờ bắc.

Thế sông nước từ xưa đến nay nhiều lần chuyển đổi, Đời người nên biết dễ nổi chìm.

Rồi cảnh vỡ đê sông năm Đinh Tỵ (1857), khiến có thể đi thuyền từ hồ

Tây ra sông Hồng: “Mùa đông năm Đinh Tỵ, đi ra phường Quảng Bố, huyện

Vĩnh Lại, xem đoạn đê sông bị vỡ, đi thuyền về Hồ Tây, cảm khái làm thơ ngũ ngôn theo thể cổ phong gồm 20 vận” (Mạn hứng tập).

Với sông Tô, thì câu thơ trở nên thơ mộng hơn, đúng với cảnh hiền hòa vốn có của nó, mặc dù đây là cảnh sông Tô sau trận vỡ đê sông Hồng:

Sông Tô uốn khúc ôm lấy thành, Dải sông bãi cát như suối đỏ.

Vốn là dòng trong, vì lũ mà biến đổi, Cùng một màu với Nhĩ Hà ngút ngát trời.

(Xem dòng sông Tô - Anh ngôn thi tập). Thơ miêu tả cảnh hồ Tây thì toát lên lòng ngưỡng mộ trước cảnh thiên nhiên cùng với những ẩn chứa lịch sử của hồ:

Kim cổ dĩ như thử

Giang sơn diệc thức phầu? Thành trì không lịch lịch, Thiên thủy tự du du.

(Du Tây hồ - Anh ngôn thi tập)

Dịch nghĩa:

Từ xưa nay đã như thế! Non sông có biết không? Thành trì vẫn tồn tại rõ ràng, Trời và nước cứ tự miên man.

(Đi chơi ở Tây hồ)

Với hồ Gươm, Nguyễn Văn Siêu không những để lại những vần thơ hay, lời văn đẹp mà còn để lại những kiến trúc như Tháp Bút, Đài Nghiên, cùng

với bút tích của mình ở bài minh trên nghiên đá, mà năm 1887 đã được một học giả người Pháp tên là G. Doumitier dịch ra tiếng Pháp, cũng như ngày

nay đã được nhiều người dịch ra Quốc ngữ. Ông cũng viết về cảnh đẹp hồ

Gươm, về lầu chuông của đền Ngọc Sơn nhìn xuống.

Nhất trản trung phù địa, Trường lưu đảo tải thiên. Ngư chu xuân tống khách, Hồi trạo túc hoa biên.

(Một chén trong lòng đất nổi Nước dài trở lật trời qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuyền ca ngày xuân đón khách, Quay chèo về ngủ bên hoa).

Vạn hồ mênh mang mà ví như chén nước. Cách nhìn thật độc đáo. Nhưng chưa hết: nước lăn tăn chạy dài như lật trời mà chở về xa. Tứ thơ thật lạ mà táo bạo! Và thế là mùa xuân hiển hiện lên trong hình dáng một con thuyền bé đang quay mái chèo về nép cạnh bờ hoa. Xuân đẹp, xuân hữu tình nhưng man mác buồn, vì đây là xuân của một thời khá đen tối trong lịch sử.

Phương Đình còn nhiều bài viết khác nhau về hồ Gươm: Chơi hồ Gươm,

Lên lầu chuông đền Ngọc Sơn, Trên núi ngọc trông xuống,... Đề tài hồ Gươm quả là quen thuộc trong thơ ông. Nguyễn Văn Siêu không chỉ có tài thơ văn mà còn có kiến thức sâu rộng về triết học, địa lý và cả kiến trúc. Ông đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn các di tích văn hóa Thăng Long. Chính ông là người đã cùng với Tín Trai (Cư sĩ làng Nhị Hà) đứng ra lập hội Hướng Thiện, trùng tu thắng cảnh Hồ Gươm của Hà Nội, xây dựng và sửa sang Đền Ngọc Sơn thành một nơi thắng tích rất đượm chất thơ với cầu Thê Húc (Đậu ánh ban mai), lầu Đãi Nguyệt (đợi trăng); có tính cách văn học với đài Nghiên tháp Bút cùng những câu đối nhắc kẻ sĩ phải trau dồi cả tài lẫn đức; có ý

nghĩa xã hội như đình Trấn Ba (đình chắn sóng), ngăn chặn những làn sóng tệ hại làm xói mòn nền đạo lý xã hội.

Rồi ông còn bồi đắp thêm cho núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút với ý tứ sâu sắc: “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh) tức là viết tư tưởng lên trời xanh, so với mặt trời, với trăng sao, phải chăng đó là viết ra cái chính khí hạo nhiên của con người chân chính? Và đã có bút tất phải có nghiên. Cho nên, cạnh Tháp Bút ngay ở đầu cầu Thê Húc, Phương Đình cho xây Đài Nghiên, một cái cửa cuốn trên có xây một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào. Ở thành nghiên có khắc bài minh do Phương Đình soạn và Vũ Tá Trữ - đỗ tú tài, có hiệu là Thọ Pháp - viết theo lối chữ lệ:

Cổ hữu huyệt địa tiến nghiên Chú đạo đức kinh

Nghiên đại phương nghiễn, Trứ Hán Xuân thu Thạch tư nghĩa dã, Phi tượng hà hình Bất phương bất viên Diệu tồn chư dụng. Bất cao bất hạ, Vị hồ quyết trung

Ứng thượng thai nhi thổ vân vật, Hàm nguyên khí nhi ma hư không.

Dịch nghĩa:

Xưa lấy hốc đất làm nghiên, Chú kinh đạo đức

Nghiền ngẫm bên nghiên lớn Viết sách Hán Xuân thu Từ đá tách ra làm nghiên vậy, Chẳng có hình dáng.

Không vuông, không tròn

Dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao, không thấp,

Ngôi ở chính giữa Cúi soi hồ Gươm, Ngửa trông gò Bút đá

Ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, Ngậm nguyên khí mà mài hư không.

Đầu bên kia là lầu Đắc Nguyệt (được trăng). Qua lầu này tới ba nếp đền. Ở mặt nếp đền nhìn ra hồ ông cho khắc đôi câu đối:

“Đạo hữu chủ trương, Đẩu Bắc văn minh tri tượng, Nhân đồng chiêm ngưỡng, Giao Nam lễ nhạc chi đô.”

(Đạo có chủ tể, đó là vẻ đẹp sáng của sao Bắc Đẩu,

Người đều ngửa trông, ấy thật đô thành lễ nhạc của cõi Nam). Người xưa quan niệm, sao Bắc Đẩu là chủ mọi vì sao, là gốc của đạo lớn trong vũ trụ. Và lễ chính là trật tự xã hội, suy rộng ra là chính trị, còn nhạc là hoà hợp nhịp nhàng, tức là văn hóa. Đôi câu đối của Phương Đình đã khẳng định quả nơi đây: Hà Nội, Thăng Long là nơi muôn nẻo chầu về, là trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước. Thời ấy nhà Nguyễn đã rời đô vào Huế trên sáu chục năm mà ông vẫn khẳng định như vậy, điều này cho thấy tầm vóc của bản lĩnh Phương Đình.

Phía ngoài đền ông cho xây đình “Chắn sóng” (trấn Ba Đình). Ở đây cũng có câu đối:

“ Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy Văn tòng đại khối thọ như sơn.”

(Kiếm sót dư linh ngời ánh nước Văn cùng trời đất thọ như non).

Với việc trùng tu đền Ngọc Sơn cụ Nguyễn Siêu xứng đáng được coi là một nhà kiến trúc có tài. Ông đã nâng vùng Hồ Gươm lên gần như quang

cảnh ngày nay, đặc biệt còn để lại bút tích trên bức cuốn thư đắp nổi ở cổng Đền. Nhà sư phạm và nhà thơ Vũ Tông Phan nổi tiếng cuối Thế kỷ XIX đã đánh giá công lao văn hoá của Cụ Nguyễn Văn Siêu như sau:

“Bút Phương Đình một đời Bên Hồ Gươm muôn thuở”

Tại đây ngoài những bài thơ như Ngồi uống rượu trong thuyền trước

đêm trăng hồ Hoàn Kiếm, Bài minh trên Đài Nghiên, miêu tả cảnh hồ ra, còn

có những bài văn xuôi: Bài ký Lại chơi hồ Hoàn Kiếm, Thay làm bài văn bia

cho miếu Văn Xương, Bài chí Tháp bút, v.v... nói về lịch sử cũng như đặc điểm của hồ...Với quán Trấn Vũ, Nguyễn Văn Siêu có những nỗi niềm u hoài, nhớ lại trước đây nhiều người trước khi đi thi đến quán này cầu mộng. Ngô Hoán từng làm thơ nói sự ứng nghiệm ấy. Nguyễn Văn Siêu thì cho rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thân mưu dĩ hướng tâm trung định Thần mộng hà tu ý ngoại cầu. Nhật mộ thiên cao phong cánh cấp, Thả tương qui khứ mạc đăng lâu.

(Xuân du Trấn Vũ quán y Vũ Hoán Phủ lưu đề nguyên vận - Anh ngôn thi tập)

Dịch nghĩa:

Thân tính hướng đi, trong lòng đã định sẵn, Sao cần thần báo mộng, ngoài ý mong cầu Cuối ngày trời cao, gió càng gấp,

Hãy sắp sửa ra về, không lên lầu nữa.

(Ngày xuân chơi quán Trấn Vũ họa nguyên vận bài thơ lưu đề của Vũ Hoán).

Đối với thành Thăng Long xưa, Nguyễn Văn Siêu cảm thấy nuối tiếc khi Thăng Long không còn là kinh đô thuở nào, ở đây ông tỏ ý khâm phục nhà Tây Sơn, triều đại cuối cùng định đô tại Thăng Long:

Tây Sơn ra Bắc, thẳng tới Long Biên, Từ ấy đến nay, đã bốn chục niên..

(Thăng Long hoài cổ - Anh ngôn thi tập) Còn với thành Cổ Loa thì tự hào:

Bách Việt là tên đầu đời Tần, Phong Khê là tên sau đời Hán.

(Tham quan miếu An Dương Vương ở thành Cổ Loa cảm tác về cung Long Thủ còn để lại - Mạn hứng tập).

Như vậy, không chỉ nổi danh ở lĩnh vực văn chương, Nguyễn Văn Siêu còn được lịch sử kiến trúc Việt Nam thời phong kiến ghi nhận là một nhà kiến trúc tài năng. Quần thể di tích nổi tiếng và là một trong những biểu tượng của Hà Nội: đền Ngọc Sơn - Cầu Thê Húc - Tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm ghi dấu công lao lớn của Nguyễn Văn Siêu. Với quần thể kiến trúc - mỹ thuật - văn học Ngọc Sơn mà ông là tác giả, Nguyễn Văn Siêu xứng đáng là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ danh tiếng của Thăng Long.

2.3. Nguyễn Văn Siêu - nhà văn hóa có tâm với nhân dân, với đất nƣớc

Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng với tài thơ. Văn chương Thần Siêu hào sảng, tinh tế, chất chứa những tư tưởng mới, vươn tới đất trời - hòa vào vũ trụ và tình yêu thương nhân dân, đất nước.

Thơ Thần Siêu ấp ủ một khối Tình và luôn trăn trở suy tư, tìm cách hiến dâng tài trí của mình cho đời:

Đầu xanh, tóc bạc người đây đó Nước chày mây trôi cảnh vắng tanh Thành cổ nắng thu, chiều tỏa lạnh Nhớ ai việc cũ dạ không đành.

Là một quan chức triều Nguyễn nhưng Nguyễn Văn Siêu có cái nhìn cận dân, thân dân nên thơ ông chủ yếu phản ánh cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn, cơ cực, loạn lạc của nhân dân ta lúc bấy giờ.

Ngòi bút của Nguyễn thật cứng cáp mà tươi, sắc mà tinh tế, nghiêm mà có tình. Vốn lớn lên giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy thoái, hoài bão đem tài học ra giúp dân giúp nước của ông không có điều kiện thi thố. Bài tán do chính ông đề vào bức chân dung vẽ trên lụa nhân dịp ông 70 tuổi (1868), đã nói lên cả một tâm sự, một cách nhìn nhận cuộc đời:

Hòa quang đồng trần, Phi tâm trí khoái. Hi cổ bạt tục, Tắc lực bất đãi. Mục kiến nhĩ văn, Vô hồ bất tại Thứ cơ tồn tồn Dĩ tiến ngô thoái.

Nguyễn Vinh Phúc dịch:

Hòa sáng với bụi đời Thì lòng ta chẳng thích. Noi xưa vượt thói thường Thì sức ta không kịp Điều mắt thấy tai nghe Chẳng có gì không thật. Tiến bước trong cảnh lui Giữ sinh tồn muôn vật.

Ông cảm thấy trước mắt ông nhiều bụi quá. Không bụi sao được khi dân tình khốn quẫn mà vua quan thì phè phỡn trên mồ hôi, xương máu dân lành.

Ông không thể đem sự trong sáng của tâm hồn hoà vào cái bẩn đục của cuộc

thế. Nhưng ông cũng hiểu: Hi cổ bạt tục - Tắc lực bất đãi, tức là vượt ra ngoài

lề thói thông thường - như ông bạn Cao Bá Quát vừa “bạt tục” nổi dậy chống lại triều đình, thì bản thân ông không đủ sức theo.

Cho nên trước thực tế đáng buồn làm ông thất vọng, ông chỉ còn một cách giải quyết là rút ra khỏi quan trường bụi bặm, đành lấy “thoái” để “tồn tồn”, đưa những điều “mắt thấy tai nghe” vào trong tác phẩm. Có lẽ vì thế trong thơ, ông tỏ ra có cái nhìn hiện thực khá sắc. Đi từ Bắc Ninh sang Hải

Dương, ông chứng kiến cảnh sống cơ cực của nhân dân, ông đã viết bài Lộ

quá Bắc Ninh, Hải Dương tức sự hữu cảm ngũ cổ thập lục vận (Đi đường qua Bắc Ninh, Hải Dương, thấy sự việc xúc cảm làm bài thơ ngũ ngôn cổ thể mười sáu vần) với những vần thơ như cứa vào tâm can người đọc:

Ai tai Bắc Kỳ dân, Cập tư Mậu Ngọ xuân. Đông tây hằng chuyển tỉ, Ngã biễu vô nhai tân

Khung thương tân đẩu thược, Đãi bổ di nhật tuần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mễ lạp thanh đáo thủ, Cương phó tử tương điền.

Dịch nghĩa:

Thương thay dân Bắc Kỳ, Gặp xuân này Mậu Ngọ (1858). Khắp nơi dân chuyển đi,

Chết đói không bờ bến. Thưng đấu tính chi ly, Dân ngồi chờ bố thí.

Gạo tấm đua tay xin, Xác người không kể xiết.

Ông phần nào đã nêu được nguyên nhân của các thảm cảnh trên. Đó là do tình trạng của một xã hội binh đao không ngớt, triều đình bất lực, thiên tai lại xảy ra liên miên, vì thế bọn cướp cũng ngang nhiên hoành hành.

Quái sự, quái sự bất nhẫn văn Bạch trú sát nhân toàn gia khứ Quân lại quá giả cố chi tha, Hương lý tàng nặc bất cảm ngữ.

(Nhân tự Bắc Ninh lai, ngôn Bắc Ninh sự, cảm tác - Anh ngôn thi tập)

Dịch nghĩa:

Sự quái lạ, sự quái lạ, không nỡ nghe Ban ngày vào giết cả nhà người ta rồi đi. Lính tráng quan lại qua đó phải làm ngơ,

Làng xóm cũng dấu diếm sự tình không dám nói. (Có người Bắc Ninh tới thuật chuyện xảy ra ở Bắc Ninh)

Tuy vậy, Nguyễn Văn Siêu không chỉ trích thẳng vào vua. Ông chỉ âm

thầm trách: “Thiên lý xương môn bất tận văn” (Cửa nhà vua cách xa nghìn

dặm, không nghe, không biết hết được việc này). Có lẽ chỉ trong bài thơ vịnh sử, ông mới tỏ rõ được lòng khinh bỉ đối với bọn vua quan ươn hèn cũng như nói hết lòng yêu nước, lòng tự hào về dân tộc mình. Tiễn bạn trên bến Chương Dương, ông hào hứng ca ngợi chiến công đời Trần:

Nguyên nhân vô yếm tứ lăng xâm,

Bách vạn Nam lai độc tựu cầm.

Dịch nghĩa:

Người Nguyên không chán thói xâm lăng càn dỡ, Hàng trăm vạn quân kéo sang Nam đều bị bắt cả.

Nhà thơ đã có một nhận thức thật là mới mẻ về vai trò của quần chúng trong cuộc chiến tranh giữ nước:

Tranh đạo chiết sung đa tướng lược, Thuỷ trì sát Thát thứ nhân tâm.

(Chương Dương độ)

Dịch nghĩa:

Cứ bảo phá được giặc là do nhiều tướng tài,

Biết đâu cái chí sát Thát đã sẵn sàng nơi lòng người.

Có lẽ cũng xuất phát từ tinh thần yêu nước, phê phán quân xâm lược như ông thể hiện trong thơ, Nguyễn Văn Siêu đã có một việc làm trong phong trào chống Pháp. Đó là vào năm 1860, giặc Pháp hết gây chiến ở bán đảo Sơn Trà lại chiếm đóng Gia Định và chiếm luôn ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Triều đình Huế do dự, cầu hoà nhưng trong giới sĩ phu yêu nước đã dấy lên một phòng trào tình nguyện đầu quân dẹp giặc. Lúc này, Phương Đình đang dạy học ở Giang Nguyên và đã động viên được tinh thần yêu nước của môn sinh, nên học trò trường Phương Đình cũng làm một bài biểu dâng vua tình nguyện vào Nam đánh Pháp.

Căm ghét những thế lực tàn bạo, Phương Đình cũng thật sự thông cảm với dân chúng. Họ đau khổ, ông cất tiếng nói đồng cảm, họ hoan hỉ, ông cũng cất tiếng hoà vui. Trên đường đi Nam Định gặp cảnh nông thôn được mùa, ông hồ hởi reo mừng.

Đạo mạch đối giao cù, Bách thất ca đình chỉ.

(Lúa ngô ngập đường xá, Trăm nhà ca hát vui).

Nhà thơ mong mỏi mọi người được yên vui. Lòng mong mỏi đó hồn hậu và chân thật:

Dân nguyện hàn thử điều hòa nhân tiển bệnh Đạo tặc bình tức tuế phong nhương, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tức sử đỗ môn diệc hoan hỉ

Một phần của tài liệu Chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 44)