Phương Đình Mạn hứng tập

Một phần của tài liệu Chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 25)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.4.Phương Đình Mạn hứng tập

Cuối bộ Phương Đình Thi loại là tập thơ Mạn hứng. Đây là tập thơ tùy

hứng mà Phương Đình làm chủ yếu với bạn bè, đồng nghiệp ở Hà Nội. Toàn tập có 325 bài, trong đó có một số bài giúp chúng ta hiểu thêm chuyến đi sứ

và thơ Vạn lý của Phương Đình.

Như vậy Phương Đình Thi loại với 4 tập thơ, có 1083 bài thơ. Đúng là

một thế giới thơ mênh mông thăm thẳm, đương thời đã được các bậc danh sĩ, kể cả vua chúa, có thể kể như: Vua Tự Đức, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Cao Bá Quát, Ngô Thế Vinh, Chu Doãn Tri,… đã ca ngợi, tôn vinh rất mực.

Trong bài Ký Nguyễn Phương Đình, Miên Thẩm- một trong bốn đại danh:

Siêu, Quát, Tùng, Tuy thì đã viết về thơ Phương Đình là:

…Lãng vân lão bút khí phiêu phiêu Thi thảo do ưng nhiến mãn biều…

Nghĩa là:

Khi bút già dặn cao trên tầng mây vời vợi Bài thơ mới làm nên kèm theo bầu rượu đầy

Lời khen này cũng gần với lời khen của Phan Bội Châu về thơ Cao Bá

Quát trong lời thơ Độc Cao Chu Thần hậu đề(Đề sau khi đọc thơ Cao Chu

Thần):

Mây gió xoay tròn đầu ngọn bút Càn khôn chép lóng nửa tròng người.

Tóm lại, công trình thơ ca Phương Đình Thi tập (Vạn lí tập, Anh ngôn

thi tập, Mạn hứng tập, Lưu lãm tập) bao gồm hai phần “Văn” và “Thơ”. Công trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về danh nhân văn hóa này, những cống hiến đóng góp của ông, cũng như bước đầu có những đánh giá về văn thơ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu cả về giá trị nội dung và nghệ thuật. Qua sáng tác thơ văn của ông, người đọc có thể hiểu được tư tưởng của một nhà văn hóa lớn của Thăng Long - Hà Nội, cũng từ đó có thể hiểu được những giá trị văn hóa của mảnh đất kinh đô nghìn năm.

Chƣơng 2: Nguyễn Văn Siêu- Nhà văn hóa lớn thế kỷ XIX 2.1. Nguyễn Văn Siêu - ngƣời có vốn hiểu biết uyên bác

Nguyễn Văn Siêu là người có vốn kiến thức rộng lớn về địa lý, lịch sử, văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn cả của Trung Hoa. Điều đó được thể

hiện trong công trình Dư địa chí nổi tiếng Phương Đình Địa dư chí. Sách đã

thâu tóm khá nhiều hiểu biết về địa lý, lịch sử từ trước cho đến đương thời. Công trình này, ngoài tư liệu phong phú, sắp xếp khoa học, còn có một số phát hiện và kiến giải mới cho đến nay vẫn có giá trị khoa học nhất định. Qua đó, thể hiện được tầm tư tưởng lớn của Nguyễn Văn Siêu.

Trong bộ Phương Đình Thi tập thì tập thơ Phương Đình Vạn lí tập thể

hiện rõ nét nhất tầm hiểu biết sâu rộng của ông về địa lý, lịch sử Việt Nam cũng như của Trung Hoa. Từ đó cho thấy ông là một học giả nghiêm túc, có nhiều phát hiện đáng quý.

2.1.1. Nguyễn Văn Siêu - nhà địa lý học

Năm Kỉ Dậu, Nguyễn Văn Siêu được vua Tự Đức phái đi sứ nhà Thanh

với chức Phó sứ. Sắc chỉ: “Khanh thiên tính thông minh, học vấn uyên bác,

thành thử nghi thu tập văn, tác trẫm nhĩ mục, lịch lãm Bắc triều chư danh lam thắng cảnh, cập chư địa phương phong tục, tức mệnh quản thành tử chu

tường, sĩ hồi trình tiến lãm, tá trẫm minh kiến vạn lý chi ngoại”. Nghĩa là: “Khanh thiên bẩm thông minh, học vấn uyên bác, đi chuyến này nên thu thập những điều mắt thấy tai nghe, làm tai mắt cho trẫm, qua các nơi danh lam thắng cảnh cùng phong tục các nơi bên Bắc triều, phải ghi chép kĩ càng, đợi về dâng lên, giúp trẫm thấy được ngoài muôn dặm”. Vâng theo sắc chỉ,

Nguyễn Văn Siêu quan sát các nơi đã đi qua và ghi chép lại. Khi về nước, ông

dâng lên tập Như Yên lịch trình tấu thảo (Bản tấu về chuyến hành trình đi Yên

Kinh), chép lại cảnh vật mười ba nơi đoàn sứ bộ đi qua, từ Nam Quan sơn lộ đến Bắc Bình, phong vật mỗi nơi đều nêu được nét đặc sắc với bút pháp hết sức điêu luyện, ghi chép lại dịa lí đất ta, địa lí đất tàu rồi sự quan tâm sản vật,

phong thủy,… của ông đối với từng vùng đất. Chính vì thế, tập Vạn lý tập có rất nhiều bài thơ đi kèm với những bài Tựa như để giải thích rõ hơn, sâu hơn cho mọi người cùng hiểu được về địa hình cũng như sản vật, phong thủy ở những địa dnh, thắng cảnh mà Nguyễn Văn Siêu đã từng đặt chân tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Văn Siêu đọc sách rất nhiều sách địa lý để biết tính hình sông núi, ông rất thích phong thủy. Trên hành trình từ biệt ải Nam Quan để sang

cửa Long Giang, Nguyễn Văn Siêu đã đọc sách Thương Ngô Vương liệt

truyện, Quảng dư ký, Mã Viện truyện,… của Trung Quốc để có thêm những vốn hiểu biết về địa hình sông núi ở vùng đất Long Giang:

Giao Chỉ sơn hà cổ Lạc cương, Tây Vu lộ biệt Thái Bình hương. Lệ Minh giang khẩu tam kỳ thủy,

Cao Lạng khê nguyên chất lạm thương.

…Long Giang hữu nhị nguyên, nhất xuất Lạng Sơn Kỳ Cùng giang; nhất xuất Cao Bằng hợp Thái Nguyên chư thủy vi Trăn Hiến giang viết Đại Thủy. Nguyên do Long Châu lưu kinh thượng Hạ Đống Châu, chí Ninh Minh châu Bắc hợp Minh giang lưu hạ Bạch Tuyết đường vi Lệ Giang, giang khúc oánh hồi vị chi Văn tự thủy. Lưỡng biên giai sơn vi ngạn. Sơn thế đại để dữ ngã Ôn Châu Hữu Lũng tương tự, nhi hùng tuấn tắc quá nhiên. Thủy bất tương xứng sơn, tổng vi biên địa, tự kỳ nhất phong nhất lĩnh nhi quan diệc túc tư hứng.

(Long giang khẩu - Mạn hứng tập)

Dịch nghĩa:

Non sông Giao Chỉ là biên cương đất Lạc xưa, Lộ Tây Vụ có hương Thái Bình riêng.

Cửa sông Lệ Minh chia làm ba sông,

Các sông đều bắt nguồn ở Cao Bằng, Lạng Sơn rồi chảy sang. … Long Giang có hai nguồn; một bắt nguồn từ sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn; nguồn khác là các sông ở Cao Bằng và Lạng Sơn họp lại, làm thành sông Trăn Hiến, gọi là Đại Thủy. Nguồn từ Châu Long, chảy qua Thượng

Đống Châu, Hạ Đống Châu, đến phía bắc châu Ninh Minh, hợp với Minh Giang, chảy xuống Bạch Tuuyết Đường là Lệ Giang, sông gấp khúc đẹp nên gọi là Văn tự thủy (sông như chữ viết). Hai bên sông đều là núi. Thế núi đại thể giống núi ở Hữu Lũng. Ôn Châu nước ta, nhưng hùng vĩ hơn. Sông không tương xứng với núi; nhìn chung đất là biên giới, nhìn từng dãy núi, từng ngọn núi rất hứng thú.

Rồi khi đoàn sứ quân đậu thuyền dưới thành phủ Thái Bình, Nguyễn

Văn Siêu đã viết bài thơ Châu bạc Thái Bình phủ thành hạ, tìm hiểu cái tên

huyện Sùng Thiện: Huyện Sùng Thiện là phụ trách tây bắc của phủ Thái Bình; có sông Sùng Thiện bắt nguồn ở huyện Sùng Quan Sơn, cho nên có tên là Sùng Thiện. Nhà Đường coi là quận ngoài phụ thuộc, nhà Tống đặt Thái Bình trại, nhà Minh thăng là phủ; nay bỏ phủ Tư Minh, giáng làm Ninh Minh châu Thái Bình kiêm Ty; nhưng là cái khóa của Nam Quan, thế đất nơi này tăng thêm quan trọng.

Thanh Liên sơn dẫn giang như đới, Thành quách nhân dân cộng nhất hồ.

Dịch nghĩa:

Núi Thanh Liên dẫn liền đến sông giống như cái đai,

Thành quách và nhân dân giống như ở chung trong một quả bầu. Khi đến thành Quý Huyện (tên huyện, thuộc phủ Tầm Châu, tỉnh Quảng Tây), Nguyễn Văn Siêu lại tìm hiểu rất chi tiết, tỉ mỉ địa mạch, thủy mạch nơi đây:

Lộ nhập Tây Âu thủy tự Đông, Tiểu khê hoành vọng thú lâu không Nhân yên đới quách tà lâm chử,

Xuân vũ liên giang vãn hệ bồng. (Quý Huyện thành châu thứ hứng tác - Thuyền đỗ ở thành Quý Huyện hứng

Dịch nghĩa:

Đường vào Tây Âu theo sông từ phía Đông,

Trên con suối nhỏ nhìn hai bên thấy chòi biên phòng bỏ không.

Khói nhà dân theo tường thành nghiêng xuống bến, Mưa mùa xuân nối giòng sông chiều với các con thuyền.

Đặc biệt thông qua sách Huyện chí, Nguyễn Văn Siêu đã tìm hiểu rất kĩ

lưỡng các giếng nổi tiếng ở vùng đất này: Đất này có nhiều giếng nổi tiếng, do mạch thiêng chảy ra. Có giếng Cốc Vĩnh, khơi mãi được; có giếng Đông; nước theo đá lạ tràn ra… Và ông cho biết ở đời Đường có Hà Lý, Hà Quang đến ẩn cư ở đây.

Dừng chân tại mảnh đất Quế Bình (nay là huyện Quế Bình, thuộc miền đông Quảng Tây - Trung Quốc. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 trước Công nguyên, khi quân đội nhà Tần chiếm hết miền

Nam Trung Hoa ngày nay), Nguyễn Văn Siêu đã sáng tác bốn bài thơ viết về

Quế Bình rất hay: Quế Bình tứ tuyệt (Tứ tuyệt về Quế Bình) và kèm theo lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dẫn: “Tứ tuyệt về Quế Bình nằm trong Bát cảnh của phủ Tầm Châu. Đó là

Nam Tân Cổ Độ (Bến đò xưa ở ghềnh Nam), Bắc Ngạn Ngư Tiều (Chài lưới tiều phu ở bờ Bắc), Đông Tháp Hồi Lan (Sóng quành ở Tháp Đông), Kim Liên Dạ vũ (Mưa đêm ở Sen Vàng), đó thực là thắng cảnh…”.

Hành trình đi sứ này là cơ hội để Nguyễn Văn Siêu có thêm những vốn hiểu biết mới, những trải nghiệm đáng quý và thể hiện thể hiện tài năng văn chương của mình. Có thể nói, những bài thơ cùng với các bài đề tựa, lời dẫn,

bút kí trong hành trình đi sứ được tập hợp trong Vạn lí tập đã thể hiện rất rõ

tính chất đại gia, đại bút của “Thần Siêu”. Ở thời trung đại, thơ văn của nhiều vị sứ thần Việt Nam đi sứ Trung Hoa là không hiếm. Nhưng thử hỏi đã ở đâu tỏ rõ một năng lực quan sát tỉ mỉ, một sự am hiểu sâu rộng về sử sách, đất

nước xứ, người dân đến những lời nhận xét, phản biện khảo nghiệm thông thái, sắc sảo như ở đây của “Thần Siêu”, mặc dù chỉ mới là nói thoáng, nói qua?

Uất Giang hữu sơn danh Đại Thủy, Lưỡng huyện trung gian sơn thế khởi. Giang lưu uyển chuyển Thập Tam Đường, Thanh thúy tung hoành tam bách lý.

(Tư Nam Bình Tùng Lĩnh Đường chí Đằng Huyện Tam Giang khẩu - Vạn lí tập)

Dịch nghĩa:

Huyện Uất Giang có núi gọi là Đại Thủy, Giữa hai huyện, thế núi vồng lên.

Sông chảy uyển chuyển ở Thập Tam Đường, Màu xanh biếc rải rác ba trăm dặm.

(Từ Tùng Lĩnh Đường ở Nam Bình đến Tam Giang khẩu ở Đằng Huyện)

Trong Vạn lí tập còn rất nhiều bài thơ khác Nguyễn Văn Siêu miêu tả

phong cảnh, địa hình sông núi rất đẹp và nên thơ: Ngô Châu lãm cổ, Giang

vũ, Ninh Minh Giang Châu thứ, Đăng Tượng Tỵ sơn lâu, Vũ trung vọng Bắc Chướng sơn,… Đọc các bài thơ viết về địa lý của ông một mặt chúng ta mở mang thêm tri thức địa lý cổ, mặt khác chúng ta cũng cảm nhận được văn hóa địa lý mà tác giả muốn gửi gắm.

2.1.2. Nguyễn Văn Siêu - nhà sử học

Nguyễn Văn Siêu cũng rất chú ý đến Sử học. Đối với lịch sử nước nhà, ông tỏ ra là một học giả có quan điểm Sử học dân tộc vô tư và vững vàng.

Điều này được thể hiện rất rõ qua từng lời thơ, qua các phần ông đề dẫn, chú giải.

Nguyễn Văn Siêu còn mạnh dạn đánh giá lại các nhân vật lịch sử. Và quan niệm đánh giá lịch sử có tính cá nhân, độc lập, sắc sảo với những lời hùng biện đanh thép. Ngay dưới thời triều Nguyễn mà vua quan triều đình nhà Nguyễn vẫn coi nhà Tây Sơn là Nguỵ là Tặc, ai nói trái lại sẽ bị kết tội

phản nghịch, nhưng trong bài Thăng Long hoài cổ, ông đã kín đáo ca ngợi

công ơn của nhà Tây Sơn là đã duy trì được nền độc lập tự chủ cho đất nước và bày tỏ nối niềm luyến tiếc ngậm ngùi:

Tây Sơn trực Bắc thướng Long Biên, Thử nhật hồi đầu tứ thập niên.

Vạn cổ sơn hà nhưng đế Việt, Tam triều văn vật ủy Nam thiên. Thương nhan bạch phát do tồn giả, Lưu thủy hành vân khước điểu nhiên. Nhật lạc cô thành thu sắc mộ,

Kỷ hồi vãng sự cánh thùy liên.

Dịch nghĩa:

Tây Sơn ra Bắc đến Long Biên, Thấm thoát nay đà bốn chục niên Muôn thuở núi sông vua Việt đóng Ba triều văn vật cõi Nam riêng. Mày xanh tóc bạc người còn đó, Nước chảy mây trôi cảnh tự nhiên Thành lở, trời tà thu sắc muộn Người xưa chuyện cũ xót xa thêm.

Đến bài Điếu thành tây Loa Sơn cổ chiến trường xứ (Viếng núi ốc, nơi chiến trường xưa ở phía tây thành Hà Nội), tác giả lên án mạnh mẽ hành động hèn hạ của Chiêu Thống bán nước và sự ngu ngốc của Tôn Sĩ Nghị xâm lược.

Sự ký đồi ba bất khả chi, Tây Sơn quật khởi diệc tùy di. Tha nhân ỷ trọng nan vi quốc, Khách địa khinh phù mãn khí sư. Tự thử quan hà đa hữu lệ,

Tùng tiền thảo mộc tận sinh bi. Khả liên tích cốt vô quy nhật, Loạn dữ quần sơn nhứt vọng nguy.

Dịch nghĩa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc lớn khi đã như song rã, thế khôn chống đõ được nữa.

Dầu tài cao sức mạnh như Tây Sơn hung hăng nổi dậy cũng phải nghiêng đổ nữa thay!

Quá tin cậy ở người ngoài, vua Lê Chiêu Thống đã không thể giật lại được non sông đất nước đã mất.

Mà đất khách bồng bềnh, luống mong người cứu viện, binh người cầu không được, còn binh mình mang theo thì chết lần chết mòn.

Bởi vậy từ đó non sông xiết bao ngậm ngùi khóc tình ly biệt,

Những cây cỏ hồi ấy, nếu may còn sống sót đến giờ, thì trông xơ xác buồn rầu như chưa hàn gắn được vết can qua ngày trước.

Đáng thương thay những đống xương ai để lại kia! Ngày nào thì trở về quê nhà?

Thoáng trông qua thấy lô nhô như gò đống lẫn lộn với núi non. Không chỉ am hiểu lịch sử Việt Nam, Nguyễn Văn Siêu còn có nhiều

với mảng kiến thức địa lý thì Nguyễn Văn Siêu còn kết hợp với lịch sử để giải thích cũng như đánh giá thật chính xác về từng địa danh, từng di tích, từng nhân vật trong lịch sử Trung Hoa. Đánh giá của ông về lịch sử nước tàu cũng mang tính cá tính, độc lập. Khi đến Tuyên Hóa, ông lại nhớ đến tích xưa:

Kim Thành tự cổ quy Giao quận, Đồng trụ tha niên thuộc Mã tông. Thảo mộc sơn xuyên quang thái tại, Liễu Văn Địch Tiết bán luân công.

( Tuyên Hóa vịnh hoài cổ tích - Đến Tuyên Hóa vịnh nhớ cổ tích)

Dịch nghĩa:

Kim Thành thời cổ là đất quận Giao Chỉ, Cột đồng năm ấy thuộc Tổng binh họ Mã. Màu sắc núi sông cây cỏ vẫn còn,

Bàn về công thì Liễu Hậu, Địch Thanh mỗi người một nửa. Nguyễn Văn Siêu còn cho biết thêm Tuyên Hóa sau thời Minh là quận lỵ của Nam Ninh, thành rất cao rộng. Thời Hán là quận Gian Chỉ,…

Đến Vĩnh Thuần, Nguyễn Văn Siêu có bài đề tựa giới thiệu sơ qua về

vùng đất này: “Từ Vĩnh Thuần đến Cổ Điểu Hoành Châu là đất Man, đời

Đường đặt Man Châu, có dốc Vọng Tiên ở phái bắc huyện. Địch Thanh, Tôn Miện, Dư Tịnh đời Tống đi đánh Nùng Trí Cao đóng quân ở đây. Về sau, Thứ sử Đài Bật đã dựng đình Tam Công ở đây”.

Khi xem sách sử xưa về Ngô Châu, Nguyễn Văn Siêu đã nói về việc “vua Thuấn đi tuần phía Nam không trở về, mai táng ở đất Thương Ngô. Nước Tần đặt ba quận ở Lĩnh Ngoại, đó là Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải.Thời Tần, Tần Nhị Thế loạn lạc, Triệu Đà làm chức Lệnh ở Long Xuyên, thay làm việc Úy ở Nam Hải, tự xưng là Nam Việt Vũ Đế, truyền được năm

đời. Năm Nguyên Đĩnh thứ sáu, đi đánh và diệt. Lại chia Lĩnh Ngoại làm chín quận.” Nhưng qua đó Nguyễn Văn Siêu còn bộc lộ niềm cảm thương cho Triệu Vũ Đế đã chôn kiếm thần ở núi Hỏa Sơn, khiến cho ban đêm có ánh sáng:

Khá lân Triệu Vũ Đế, Kiếm khí Hỏa Sơn dư.”

(Đáng thương cho Triệu Vũ Đế, Khí hiếm để thừa trong Hỏa Sơn.)

Qua Vũ Xương, cố đô của Ngô Tôn Quyền, đoàn Sứ bộ đi vào thành theo đường sông lớn, men theo phía bắc núi Phượng hoàng. Đó là di tích đã

Một phần của tài liệu Chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 25)