7. Bố cục của khóa luận
2.1.3. Nguyễn Văn Siêu nhà xã hội học
Những vấn đề mà Phương Đình Nguyễn Văn Siêu viết trong Phương
Đình Vạn lí tập không chỉ là những vấn đề triết học, mà còn là những vấn đề thuộc về văn hóa - xã hội, vấn đề ra đời và tha hóa của những dòng tư tưởng lớn. Những vấn đề cho đến ngày nay vẫn còn bàn luận chưa thôi.
Xét về thời đại mà Nguyễn Văn Siêu sống và làm quan có thể nói đó là một thời đại văn hóa đạo Nho phát triển. Vua Thiệu Trị mất, Thái tử Hồng Nhậm lên ngôi, tức vua Nguyễn Dực Tông. Niên hiệu Tự Đức (1848). Vua Tự Đức ở ngôi lâu (1848 - 1883) và cũng rất lưu ý đến lĩnh vực văn hóa. Thời kì đầu triều Tự Đức, người tài hội tụ về Kinh đô càng ngày càng đông đúc, các cơ quan biên soạn thư tịch làm việc sôi nổi.
Bản thân Nguyễn Văn Siêu thì rất được nhà vua yêu quý, vua Tự Đức lên ngôi liền thăng cho Thị học sĩ Nguyễn Văn Siêu lên chức Thị độc học sĩ. Và năm sau (1849) lại hạ chuẩn cho ông sung chức Phó sứ đi sứ nhà Thanh.
Tư tưởng của đạo Nho trong ông được thể hiện khá rõ nét đó là phần sáng tác còn lại hiện nay của Nguyễn Văn Siêu đều viết bằng chữ Hán. Không
thấy có tác phẩm bằng chữ Nôm. Vạn lí tập viết nhiều về núi và đá - một biểu
tượng cho chí khí, nhân cách của người quân tử. Trong Phương Đình Lưu lãm
tập ông có viết về hoa cúc: Dị Mai Xuyên Phan thai cái cúc (Gửi Phan Mai
Xuyên xin cúc), Vịnh xuân cúc (Vịnh hoa cúc mùa xuân) - đó là thú chơi tao
nhã, biểu tượng cho hồn cốt của bậc Nho gia; nó có căn cội từ quan niệm văn hóa, tư tưởng, triết học Nho gia. Chính vì thế mà đương thời Nguyễn Văn Siêu được đánh giá rất cao.
Nguyễn Văn Siêu cũng tự hào về bản thân. Khi cùng đoàn sứ bộ đi qua quê hương, ông thấy mình là người mặc áo gấm Thành:
Húc nhật sơ phong Nhĩ thủy tân, Y quan tải đạo tống chinh trần. Cộng truyền Đẩu Bắc phù sà khách, Trung hữu Thành Đông trú cẩm nhân.
(Đồng sứ bộ phát Nhị Hà - Cùng sứ bộ xuất phát ở Nhĩ Hà) Dịch:
Ban mai gió sớm bến Nhĩ Hà, Mũ áo rợp đường đưa sứ bộ.
Sao Bắc Đẩu cũng theo thuyền khách,
Trong có người áo gấm Thành Đông. Nguyễn Văn Siêu từng được nuôi dạy bởi người cha chuộng đạo Nho, ao ước trở thành cao nhân theo quan niệm Nho gia chính thống với sự nghiệp hiển vinh nhưng thi cử thì chỉ đỗ Phó bảng, phẩm hàm đạt được không cao mà nhiều phen thăng giáng. Con người mang tư tưởng Nho gia này sống vào thời kì nhà nước quân chủ mất dần vai trò lịch sử, nhà Nho mất dần chỗ đứng tối thượng trong xã hội. Ông buồn vì bi kịch cá nhân cùng bi kịch thời đại làm tan vỡ nhiều khát vọng cao đẹp nên khi trí sĩ ông đã cáo quan lui về quên mở trường dạy học, gìn giữ nhân cách.
Tài thành thiên tử phúc, Cổ vũ thái bình nhân.
Xử ước duy ngô đạo, Tàng tu quí nhật tân.
(Giáp Tý nguyên đán - Mạn hứng tập)
Dịch nghĩa :
Tài chế hoàn thành được là phúc của nhà vua, Vui mừng nhảy múa là người thời thái bình. Chọn cách sống kiệm ước duy chỉ có đạo Nho ta,
Ẩn mình mà lo sửa trị thì quí ở đời mỗi ngày một đổi mới. (Tết nguyên đán năm Giáp Tý - 1864) Một điểm nữa cho ta thấy rõ trong con người ông luôn mang nặng tư tưởng Nho gia, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dòng tư tưởng văn hóa này đó là vị thần được thờ trong đền Ngọc Sơn - công trình mà Nguyễn Văn Siêu đã có nhiều đóng góp xây dựng. Đó chính là Quan Vũ, vị thần tượng trưng cho sự
trung tín lễ nghĩa. Trong tập thơ đi sứ, Nguyễn Văn Siêu có bài Đề Tương
Sơn tự chí hậu- tịnh dẫn (Đề sau Tương Sơn tự chí kèm bài dẫn) cùng với thái độ đả kích, phê phán Phật giáo một cách sâu sắc:
Hội Xương ách vận hảo tòng quyền, Ỷ tục vi tăng hữu biệt truyền.
Phật hóa nãi ư Đường quý thế, Sư bao diệc xuất Tống suy niên.
Dịch nghĩa:
Bị ách vận ở Hội Xương mà khéo tòng quyền, Dựa vào đời tục mà làm sư cũng là biệt truyền. Phật hóa là vào cuối đời Đường,
Được khen tặng lại vào thời Tống suy.
Nguyễn Văn Siêu rất am hiểu nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Chuyến đi sứ là trải nghiệm để ông tích lũy, và có thêm những vốn hiểu biết mới, sâu rộng. Đi đến mỗi vùng đất mới, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, ông
lại ghi ghép, tìm hiểu một cách tỉ mỉ, và làm thơ xướng họa. Khi đoàn Sứ bộ qua Lư Câu kiều vào Yên Kinh. Cảnh tượng Kinh đô này thời bấy giờ được Phương Đình miêu tả như sau:
Vương khí do tại Yên Đông phương mộc đắc thế Bắc diện triều chư hầu Cung điện giai Minh chế U Bái khí dĩ thuần
Mãn Hán văn tương tế Căn bản Bát Kỳ trung Xu hướng thiên hạ thế Tam quý uy nghi phồn Nhất tâm cung kiệm thể Lâu các bạch vân nhàn Trì đài mạn thảo ế Trùng môn vô thốn binh Bách chấp nhược hư để Xa giá tại Minh Viên Thành thị giao tương tế.
Dịch nghĩa:
Vương khí vẫn còn đất ở Yên Phương Đông mộc được thọ Mặt Bắc chư hầu chầu Cung điện thời Minh chế Khí cũ nay đã thuần Mãn Hán văn tương tế
Gốc rễ trong Bát Kỳ Mở ra thiên hạ thế Hoa thơm dấy uy nghi Một lòng cung kiệm thể Lầu gác mây trắng bay Ao đài dây leo kỹ Các cửa không lính gác Trăm tòa không quan coi Xe vua ngự Minh Viên Thành phố vẫn buôn thế.
Cung đình Mãn Thanh sinh hoạt không quá bó buộc, Viên Minh Viên là Hành cung, bình thường không canh gác nghiêm ngặt; dẫu khi vua ngự, triều đình vẫn cho dân chúng vào mua bán đông vui.
Nhà Thanh, về nghi lễ, nói chung vẫn theo các triều trước. Việc đón tiếp Sứ giả các nước, vẫn theo quan lễ thời Hán. Sứ giả đến Kinh đô vào chào, gọi là “tiểu kiến”; vào sân triều chầu gọi là “pháp kiến”. Nguyễn Văn Siêu có làm
bài thơ Viên Minh Viên tiểu kiến (Tiểu kiến ở vườn Viên Minh):
Cổ thụ nhàn viên lý Ty cung hữu chí tôn
Thanh sơn hoành ngự tháp Khê thủy nhiễu hoàn viên Khanh sĩ Tây liên bộ Thân Vương hạ đại ngôn Chính trung từ bái khể Ký vấn phụng ôn tồn
Dịch nghĩa:
Trong vườn rộng rãi có cây lâu năm Có cung nhỏ của bậc chí tôn
Nơi núi xanh đặt ngang sập vua nghỉ Có khe nước vòng quanh tường nhà lớn Các bậc khanh sĩ thả bộ ở phía Tây
Vị Thân Vương bước xuống nói thay lời vua Đứng ở chính giữa từ từ chắp tay cúi đầu Gửi lời hỏi thăm kính cẩn ôn tồn
Thơ đi sứ của nước ta có sớm và hết sức phong phú, xứng đáng là một
chuyên đề nghiên cứu. Trong đó Vạn lý tập của Phương Đình vẫn có chỗ đặc
sắc. Chỗ đặc sắc ấy là tả thực nhiều nơi mà đoàn sứ bộ đi qua. Cũng có thể nói, thơ trong Phương Đình Vạn lý tập bao gồm được cả ba yếu tố là tình, cảnh, sự.Thơ đi Sứ của ta có khá nhiều, nhưng những bài như thế cũng ít thấy.
Kiến văn uyên thâm, tài văn chương xuất chúng, cộng thêm khả năng quan sát kỹ lưỡng và hết sức tinh tế đã giúp Nguyễn Văn Siêu để lại cho hậu thế những áng thơ văn, những thiên tùy bút xuất sắc. Nhờ thế mà văn đàn Hán Nôm Việt Nam có thêm một tên tuổi lớn ở thể loại thơ văn, đặc biệt là văn xuôi. Những đoản văn từ hơn 150 năm trước sẽ lại thêm sức sống khi mà sự giao lưu văn hóa và nhu cầu du lịch của con người mỗi tăng lên trong xu thế hội nhập của thời đại ngày nay. Quả là thời đại của những tốc độ siêu nhanh, của những Internet đã và sẽ còn đem lại cho người ta nhiều tiện lợi, song lại tước đi thú nhẩn nha, tiêu dao… Thiết nghĩ sẽ chẳng có những thiên tùy bút xuất sắc, áng thơ trữ tình tả thực, nếu như cụ Phương Đình cưỡi máy bay Boeing hay Airbus mà đi sứ Yên Kinh! Những tác phẩm ông để lại cho thật là đáng giá, được xem như là những tài liệu thiết thực phục vụ khoa học.
2.2. Nguyễn Văn Siêu - Ngƣời khởi xƣớng phong trào chấn hƣng văn hóa Thăng Long
2.2.1. Nguyễn Văn Siêu và sự nghiệp chấn hưng văn hóa giáo dục của Thăng Long Thăng Long
Nguyễn Văn Siêu là một danh sĩ học thức uyên bác, đạo đức sáng ngời, có công lớn đối với sự nghiệp văn hóa giáo dục trên đất Thăng Long- Hà Nội. Bên cạnh việc trùng tu, xây dựng lại đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Cầu Thê Húc, Nguyễn Văn Siêu cùng với Vũ Tông Phan trong Hội hướng thiện còn có những chủ trương chấn hưng, khẳng định lại mục tiêu văn hóa giáo dục của đất Thăng Long lúc bấy giờ.
Năm 1851 Nguyễn Văn Siêu được bổ chức Án sát Hà Tĩnh, một thời gian ngắn chuyển về Hưng Yên. Hưng Yên hay bị vỡ đê. Nguyễn Văn Siêu gửi về Kinh đô Huế một số điều trần, song không hợp ý vua. Ít lâu sau, Nguyễn Văn Siêu bị giáng chức, ông bị hạ ba cấp. Nguyễn Văn Siêu đã viết
về dự kiến xây dựng Hưng Yên. Ông còn viết bản Trù nghị hà phòng sự nghi
sớ dài, quyết liệt đề nghị cải tạo đê điều ở Hưng Yên cho thấy ông là một con người luôn vì đất nước, vì nhân dân, một lòng trung quân ái quốc theo tư tưởng Nho gia. Suốt những năm tháng ở quan trường, ông luôn muốn đem tài năng của mình để cống hiến cho đất nước. Ở cương vị nào, ông cũng để lại những dấu ấn đậm nét. Nhưng đứng trước thời cuộc có nhiều thay đổi, gian thần loạn đảng ly gián mối quan hệ vua - tôi, Nguyễn Văn Siêu đành ngậm ngùi cáo quan về quê mở trường dạy học tại nhà cũ ở Giang Nguyên. Nhưng trong lòng vẫn canh cánh một nỗi hoài cổ, một tinh thần yêu nước thương dân. Những năm cuối đời ông dành trọn tình cảm, gửi gắm niềm tin vào lớp hậu thế của đất nước:
Lão hĩ hoãn vi thảo dã thần,
Qui dư, ninh tác phiếm nhàn nhân. Phân phân tục sự hoài nan phóng, Lạc lạc tàn biên chí vị thân.
Đới nhật hữu quang dư bạch phát, Lâm phong bất nhiễm tự truy trần. Hô quan, hô tấu thùy phi khả, Đạo viễn duy ngô hữu thử thân.
(Mông đắc hưu trí đệ tử lai hạ nhân thi thị ý - Mạn hứng tập)
Băng Thanh dịch:
Già cỗi sống gần với dã dân, Về ư, làm kẻ ở an phần.
Bời bời thế tục khôn buông thả, Đau đáu tàn thư chẳng rộng dần. Ngày tháng thoi đưa phơ mái tóc, Gió mưa dầu dãi nẻ bàn chân. Gọi quan, gọi lão ai chẳng được, Đạo lý hèn chi dám dấn thân.
(Ơn vua được nghỉ hưu, học trò đến mừng, nhân tố làm thơ để tỏ ý) Nguyễn Văn Siêu đã kết hợp nhuần nhị giữa nhà khoa học và nhà thơ để trở thành một nhà giáo dục xuất sắc. Ông tỏ ra là một nhà sư phạm có quan điểm giáo dục tiến bộ khi chủ trương thực học và công kích lối học khoa cử.
Ngôi trường hình vuông của ông là một trung tâm giáo dục nổi tiếng của Hà Nội giữa Thế kỷ XIX. Ngôi trường đó ở gần ngôi đền của làng Cổ Lương, ngày nay vẫn còn di tích “Cổ Lương linh từ” ở phố Nguyễn Siêu. Xưa kia, đấy là nơi học trò tứ trấn tìm về, xin ở đậu, ngủ nhờ mong được đến Tòa Phương đình của thầy Nguyễn Siêu để được nghe giảng bài. Nguyễn Văn Siêu đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của đất nước như có công trong việc nghiên cứu, biên soạn các sách phục vụ cho giảng dạy kinh sử như: Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng,..
Học trò của ông đều đạt cao. Nguyễn Văn Siêu rất thương yêu học trò
của mình. Trong tập thơ Lưu lãm tập ông có bài Đối học đồng tự tỉnh (Nhìn
học trò nhỏ tự xét) cho ta thấy nhân cách cao đẹp của một vị thầy:
Tửu bôi phù hạp ý phi khinh Tả tự ôn thư nhật hữu trình Trà đáo yên hồ thái đa sự
Quang âm quá bán thuộc tiên sinh.
Dịch nghĩa:
Chén rượu cơi trầu ý chẳng phải thường Viết chữ đọc sách hàng ngày có trình tự Ấm trà điếu thuốc bao nhiêu việc vặt vãnh Quá nửa thời gian là hầu hạ thầy rồi.
Khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, triều đình Huế do dự cầu hòa, Phương Đình đã động viên được tinh thần yêu nước của môn sinh, nên học trò trường Phương Đình cũng làm một bài biểu dâng vua tình nguyện vào Nam đánh Pháp. Bài biểu này đáng xem là một điểm sáng chói lọi trong nhân cách, tâm hồn, tư tưởng của Thần Siêu. Nó hứa hẹn rằng nếu Người còn sống, một năm thôi, năm 1873, khi giặc Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất thì có nhiều khả năng, tác giả sẽ là một người phất cờ khởi nghĩa chống Pháp như trước đã có là Phạm Văn Nghị cùng học trò tình nguyện vào Đà Nẵng chống Pháp, hoặc sau đó như Nguyễn Thiện Thuật chống Pháp ở Bãi Sậy, Nguyễn Quang Bích chống Pháp ở Tây Bắc, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Tống Duy Tân… chống Pháp ở miền Trung.
Như vậy, chúng ta có thể thấy suốt một cuộc đời không hề mệt mỏi, Nguyễn Văn Siêu luôn đem tài năng, trí tuệ của mình để cống hiến cho đất nước. Ngay cả khi đã cáo quan về nghỉ hưu nhưng ông vẫn mệt mài với nghề
thầy giáo, với mong muốn, với khát vọng “ươm mầm tương lai”, bồi dưỡng, đào tạo cho nước nhà đội ngũ nhân tài, trí lực.
2.2.2. Nguyễn Văn Siêu và khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên Đài Nghiên
Thăng Long - Hà Nội là địa danh được thể hiện nhiều nhất trong thơ ông. Đơn giản bởi đây là nơi ông đã sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ông. Bởi vậy, Thăng Long - Hà Nội là một suối nguồn lớn trong mạch nguồn thơ ca của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, mà ở đó những địa danh, phong cảnh, con người luôn đẹp hơn, nên thơ hơn.
Nguyễn Văn Siêu viết về hai con sông Hồng và Tô Lịch, hai hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây, hai thành Cổ Loa và Thăng Long... với lối viết tả thực khá sinh động, bộc bạch lòng yêu quê hương thiết tha, đượm chút u hoài... Đó là cảnh hùng vĩ của sông Hồng:
Vạn cổ càn khôn nhất thủy lưu Lâm lưu cố lũy khám tân lâu
Dịch nghĩa:
Đất trời muôn thuở một dòng sông,
Chảy sát lũy xưa, nhòm xuống ngôi lầu mới. Cùng với sự hung dữ, luôn luôn đổi dòng của nó:
Sa châu khứ tuế dựng trung lưu, Kim tuế di lai bắc ngạn đầu. Thủy thế tự lai đa hoán chuyển, Nhân sinh ưng giác dị trầm phù.
(Nhĩ Hà nhị thủ - Anh ngôn thi tập)
Dịch nghĩa:
Năm ngoái, cồn cát nổi lên giữa dòng sông Năm nay đã chuyển đến đầu bờ bắc.
Thế sông nước từ xưa đến nay nhiều lần chuyển đổi, Đời người nên biết dễ nổi chìm.
Rồi cảnh vỡ đê sông năm Đinh Tỵ (1857), khiến có thể đi thuyền từ hồ
Tây ra sông Hồng: “Mùa đông năm Đinh Tỵ, đi ra phường Quảng Bố, huyện
Vĩnh Lại, xem đoạn đê sông bị vỡ, đi thuyền về Hồ Tây, cảm khái làm thơ ngũ ngôn theo thể cổ phong gồm 20 vận” (Mạn hứng tập).
Với sông Tô, thì câu thơ trở nên thơ mộng hơn, đúng với cảnh hiền hòa vốn có của nó, mặc dù đây là cảnh sông Tô sau trận vỡ đê sông Hồng:
Sông Tô uốn khúc ôm lấy thành, Dải sông bãi cát như suối đỏ.
Vốn là dòng trong, vì lũ mà biến đổi, Cùng một màu với Nhĩ Hà ngút ngát trời.
(Xem dòng sông Tô - Anh ngôn thi tập). Thơ miêu tả cảnh hồ Tây thì toát lên lòng ngưỡng mộ trước cảnh thiên nhiên cùng với những ẩn chứa lịch sử của hồ:
Kim cổ dĩ như thử
Giang sơn diệc thức phầu? Thành trì không lịch lịch, Thiên thủy tự du du.
(Du Tây hồ - Anh ngôn thi tập)
Dịch nghĩa:
Từ xưa nay đã như thế! Non sông có biết không? Thành trì vẫn tồn tại rõ ràng, Trời và nước cứ tự miên man.
(Đi chơi ở Tây hồ)
Với hồ Gươm, Nguyễn Văn Siêu không những để lại những vần thơ hay, lời văn đẹp mà còn để lại những kiến trúc như Tháp Bút, Đài Nghiên, cùng