Phân tích số dư bộ phận qua 3 năm 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo bộ phận tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 73)

4.3.1 Phân tích số dư bộ phận của phân xưởng 1 qua 3 năm 2010- 2012

Phân xưởng một là bộ phận sản xuất chủ yếu và có từ khi mới thành lập, khi công ty phát triển thì phân xưởng cũng được mở rộng với sản lượng sản xuất luôn lớn nhất. Các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn GMP- WHO đảm bảo cho chất lượng sản phẩm.

Qua bảng 4.10 ta thấy doanh thu, chi phí khả biến, chi phí bất biến thuộc tính, số dư bộ phận tăng qua 3 năm.

- Doanh thu: Doanh thu luôn tăng và liên tục là điều thuận lợi là xu hướng của công ty nhiều năm qua. Cụ thể, doanh thu năm 2011 là 1.279.576 triệu đồng tăng 268.169 triệu đồng tức tăng 26,52%. Đến năm 2012 là 1.532.499 triệu đồng tăng 252.933 triệu đồng tương đương 19.77% . Đây là tỷ lệ tăng gần tương đương với tỷ lệ tăng doanh thu chung của công ty, như đã phân tích cơ cấu doanh thu khi lập báo cáo bộ phận ta biết doanh thu phân xưởng một luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, nên khi tỷ trọng càng cao thì sự biến động của doanh thu phân xưởng một sẽ làm thay đổi làm tăng giảm doanh thu chung. Phân xưởng một vẩn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu với sản phẩm chủ lực đầu tư mạnh về thương hiệu là thuốc giảm đau Hapacol . Đây cũng là mảng hoạt động có biên độ lợi nhuận cao nhất và đóng góp vào doanh thu chung trên 10% mỗi năm. Doanh thu phân xưởng một tăng do nhiều nguyên nhân ngoài nguyên nhân do giá bán tăng chủ yếu là do chiến lược kinh doanh đúng đắn của Dược Hậu Giang. Mỗi năm công ty đều lập kế hoạch đề ra chiến lược thích hợp như năm 2010 với chiến lược “ kiềng 3 chân” cổ đông , khách hàng và người lao động, chiến lược thể hiệu sự quan tâm của DHG đối với khách hàng chính khách hàng là người tin tưởng thì công ty mới đạt được kết quả như vậy. Với năm 2011 có dự án nâng cao năng suất nhà máy điều này góp gần làm sản lượng không ngừng tăng lên và sử dụng hết công suất của nhà máy.

- Chi phí khả biến: Cùng với doanh thu thì chi phí khả biến tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 chi 623.622 triệu đồng tăng 64.664 triệu đồng so với 2010 tức tăng 11,57%. Năm 2012 biếnphí là 748.550 triệu đồng tăng 124.928 triệu đồng tức tăng 20,03 % .Chi phí năm 2012 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng về mặt giá trị tuyệt đối thì doanh thu tăng nhiều hơn chi phí điều này làm cho số dư đảm phí năm 2012 so với 2011 tăng 128.005 triệu đồng tức tăng 19,52%. Điều này hợp lý khi sản lượng tăng thì biến phí tăng,

62

tăng nhưng hiệu quả, sử dụng chi phí hiệu quả để tăng doanh thu làm lợi nhuận tăng nhiều tốt hơn khi cắt giảm chi phí mà vẫn không mang lại thêm lợi nhuận tăng cho công ty. Nguyên nhân đạt kết quả trên do thành quả của tập thể sản xuất từ bộ phận quản lý có kế hoach sản xuất phù hợp, cung ứng kịp thời đầy đủ vật tư cho sản xuất đến lực lượng công nhân bố trí đúng vị trí, lành nghề góp phần giảm hao hụt nguyên liệu, bao bì.

Chính vì nhận thấy chi phí tăng nhanh hơn doanh thu nên năm 2012 công ty đưa ra biện pháp với chủ đề “giải pháp hôm nay là vấn đề ngày mai” nhằm kiểm soát chi phí quản trị rủi ro và chính sách.

- Số dư bộ phận: Số dư bộ phận là kết quả so sánh giữa doanh thu và chi phí khả biến rồi đến chi phí bất biến thuộc tính nên với các chỉ tiêu trên đã làm cho số dư bộ phận năm 2011 tăng 46,04% so với năm 2010 , số dư bộ phận càng tăng cho thấy mức đóng góp của phân xưởng một vào lợi nhuận càng tăng. Sang năm 2012 số dư bộ phận tăng 125.146 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,71% thấp hơn năm 2011 . Nguyên nhân do năm 2012 kinh tế từng bước đi vào ổn định chứ không xấu và biến động như năm 2011. Số dư bộ phận tăng liên tục qua 3 năm là điều đáng ghi nhận cho thấy xu hướng sản xuất đang hiệu quả. Đồng thời kết quả này cũng cho thấy thành quả quản lý của bộ phận. Tuy nhiên công ty chịu áp lực cường độ sản xuất cao trong điều kiện kho và diện tích xưởng chưa mở rộng.

Trong dài hạn, với sự đóng góp phân xưởng một cần được duy trì và phát huy.Về kỹ thuật sẽ kết hợp với phòng nghiên cứu phát triển, phòng cơ điện thay đổi quy trình sản xuất, thay mới thiết bị, tăng sản lượng của dây chuyền.

63

Bảng 4.10 SO SÁNH SỐ DƯ BỘ PHẬN CỦA PHÂN XƯỞNG 1 QUA 3 NĂM 2010- 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu 1.011.348 100 1.279.516 100 1.532.449 100 268.169 26,52 252.933 19,77 Biến phí 558.958 55,27 623.622 48,74 748.550 48,85 64.664 11,57 124.928 20,03 Số dư đảm phí 452.390 44,73 655.894 51,26 783.899 51,15 203.505 44,98 128.005 19,52 Định phí bộ phận 17.701 1,75 21.069 1,65 23.928 1,56 3.368 19,03 2.859 13,57 Số dư bộ phận 434.689 42,98 634.825 49,61 759.971 49,59 200.137 46,04 125.146 19,71 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.5, bảng 4.7 bảng 4.9

64

4.3.2 Phân tích số dư bộ phận của phân xưởng 2 qua 3 năm 2010- 2012

Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy số dư bộ phận của phân xưởng 2 (Xưởng sản xuất dạng rắn beta – lactam) qua 3 năm đều tăng với tỷ lệ tăng trên 15% so với năm trước, qua phân tích báo cáo bộ phận từng năm so sánh giữa các phân xưởng ta biết trong dài hạn phân xưởng 2 là phân xưởng đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận. Đạt được số dư bộ phận cao đã khó mà duy trì và gia tăng số dư bộ phận này qua các năm càng đòi hỏi quyết tâm và nổ lực hết mình. Kết quả phấn đấu của phân xưởng hai thể hiện qua doanh thu, tình hình chi phí, số dư đảm phí, số dư bộ phận sau đây.

- Doanh thu: tăng qua 3 năm là xu hướng chung của các phân xưởng và phân xưởng hai cũng không ngoại lệ. Doanh thu năm 2011 đạt 861.464 triệu đồng tăng 99.054 triệu đồng tương đương 12,99% . Đến năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng 19,07% so với năm 2011. Nguyên nhân là do phân xưởng 2 vẩn duy trì tỷ lệ cao trong tổng doanh thu với sản phẩm chủ lực đầu tư mạnh về thương hiệu là thuốc kháng sinh klementin đóng góp hơn 10% tổng doanh thu.

Đây là một trong hai phân xưởng sản xuất chính của công ty, doanh thu tăng liên tục qua 3 năm và tốc độ gia tăng lớn là điều hợp lý.Tuy tốc độ gia tăng năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng về giá trị đã tăng đến 202.933 triệu đồng. Nguyên nhân có sự sụt giảm tốc độ tăng doanh thu là do ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt, một số doanh nghiệp dược khác trong nước đang có tốc độ tăng doanh thu cao trong tương lai sự canh tranh này ngày càng cao hơn. Cạnh tranh nội bộ ngành là đặc điểm chung của doanh nghiệp dược.Thêm nữa từ năm 2012 doanh thu hệ điều trị giảm do tác động của thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn về đấu thầu giá thuốc trong cơ sở y tế tập trung hơn vào giá thuốc sau khi đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật. Thông tư đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược nước ngoài như Ấn Độ, Hàn Quốc trúng thầu do giá bán thấp hơn. Vì vậy cạnh tranh trong hệ điều trị ngày càng gay gắt.

-Biến phí tình hình biến phí trong 3 năm qua của phân xưởng 2 (xưởng Bêta –lactam) có sự biến động phức tạp giảm xuống rồi lại tăng lên nên cần có sự theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng và lợi nhuận.

Biến phí năm 2011 là 367.025 triệu đồng giảm 3.378 triệu đồng tức giảm 0,91% so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do tổng chi phí nguyên vật liệu năm 2011 giảm so với năm 2010 mà nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí nên là chi phí khả biến cũng sụt giảm, các khoản chi phí khác trong chi phí khả biến tương đối ổn định. Năm 2011 kinh tế có nhiều biến động, chính nhờ quy mô sản xuất lớn, nhu cầu nguyên liệu cao mà công ty đã chủ động nhập khẩu tồn trữ nguyên liệu. Dự trữ được nguyên liệu thì khi giá trên thi trường biến động tăng công ty sẽ có lợi thế về chi phí nguyên vât liệu. Tuy vậy phải tùy vào điều kiện sản xuất tùy loại nguyên vật liệu để có thể đảm bảo chất lượng do các dược liệu bảo quản trong điều kiện kho bãi đạt tiêu chuẩn.

Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy định phí bộ phận qua 3 năm tăng chủ yếu do biến động về giá cả và nguyên giá tài sản cố định, máy móc sản xuất tăng

65

nên các khoản đều tăng nhẹ với tỷ lệ tăng 0,94% so với năm 2010 và 4,53% so với năm 2011.

- Số dư bộ phận: Cùng với số dư đảm phí thì số dư bộ phận của phân xưởng 2 tăng liên tục qua 3 năm, ta cũng thấy tốc độ tăng năm 2012 có phần chững lại so với năm 2011. Đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp khi các nhà máy cũ hoạt động hết công suất và đang đầu tư xây dựng nhà máy mới nhưng nhà máy mới chưa hoàn thành. Với số dư bộ phận chiếm trên 50% doanh thu lại càng tăng qua các năm qua, điều này cho thấy sự hoạt động của phân xưởng ngày càng hiệu quả, sự đóng góp vào lợi nhuận chung càng tăng. Nguyên nhân cũng do tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu như trên, đặc biệt thị trường tiêu thụ được mở rộng do bộ phận bán hàng chủ động tìm kiếm khách hàng, áp dụng chính sách bán hàng hợp lý, chính sách chiết khấu, khuyến mãi được thực hiện tốt.

66

Bảng 4.11SO SÁNH SỐ DƯ BỘ PHẬN CỦA PHÂN XƯỞNG 2 QUA 3 NĂM 2010- 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu 762.410 100 861.464 100 1.064.397 100 99.054 12,99 202.933 19,07 Biến phí 370.403 48,58 367.025 42,60 470.430 44,20 -3.378 -0,91 103.405 21,98 Số dư đảm phí 392.007 51,42 494.439 57,40 593.968 55,80 102.432 26,13 99.529 16,76 Định phí bộ phận 6.639 0,87 6.701 0,78 7.019 0,66 62 0,94 318 4,53 Số dư bộ phận 385.368 50,55 487.738 56,62 586.949 55,14 102.370 26,56 99.211 16,90 Nguồn : Tổng hợp số liệu từ bảng 4.4, bảng 4.6, bảng 4.8

67

4.3.3 Phân tích số dư bộ phận của phân xưởng 3 qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Phân xưởng 3 sản xuất các dạng bào chế lỏng thuộc nhóm Non beta – lactam, sản phẩm loại này không phải là sản phẩm chủ lực so với phân xưởng một và hai doanh thu phân xưởng này còn chiếm tỷ lệ khá thấp. Nhìn chung qua 3 năm doanh thu, số dư đảm phí, số dư bộ phận có sự biến động phức tạp tăng rồi giảm. Cụ thể như sau

- Doanh thu: Qua bảng 4.12 ta thấy doanh thu tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 đạt 209.905 triệu đồng tăng 46.136 triệu đồng tức tăng 28,17% . Nguyên nhân doanh thu tăng do sự đóng góp các nhóm sản phẩm eyelight được đầu tư nhãn hàng thông qua các công cụ truyền thông hiệu quả, đầu tư maketing .

Tuy nhiên sang năm 2012 tình hình doanh thu diễn biến ngược lại. Doanh thu giảm nhẹ từ 209.905 triệu đồng còn 199.372 triệu đồng giảm 5,02% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh thu năm 2012 giảm do cơ cấu doanh mục sản phẩm tiêu thụ có sự thay đổi. Cơ cấu doanh thu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng kinh doanh hàng hóa và giảm hàng tự sản xuất mà sản phẩm của phân xưởng một và hai có thế mạnh nên không cắt giảm mà chủ yếu cắt giảm ở phân xưởng 3.

- Số dư đảm phí: cùng với doanh thu thì số dư đảm phí tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 là 99.156 triệu đồng tăng 75.883 triệu đồng . Năm 2012 so với 2011 số dư đảm phí giảm với số tiền là 17.398 triệu đồng nghĩa là giảm 17,55%. Như vậy số dư đảm phí càng nhỏ thì mức đóng góp vào lợi nhuận chung càng thấp. Trong ngắn hạn các khoản chi phí khả biến cần được tiết kiệm hơn hoặc sử dụng hiệu quả hơn. Hiệu quả hơn ở đây là chi phí vẫn tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tốc độ tăng chi phí phải nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Khi đó chi phí tăng một lần mà tạo ra doanh thu gấp nhiều lần. Năm 2011 công ty đã giảm chi phí khả biến nhưng năm sang năm 2012 lại tăng ta thấy các khoản chi phí luôn biến động và chưa ổn định qua các năm. Nguyên nhân một phần là công tác dự báo thị trường còn nhiều khó khăn có quá nhiều rủi ro trên thị trường. Để đạt được lợi nhuận cao hơn cần tăng cường dự báo chủ động phòng các rủi ro biến động giá nguyên vật liệu, rủi ro về tỷ giá khi nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.

- Số dư bộ phận : qua bảng 4.12 ta thấy số dư bộ phận của phân xưởng 3 từ một tỷ lệ nhỏ đã tăng đáng kể và ổn định hơn trong năm 2012.

Năm 2010 là 18.123 triệu đồng chiếm 11,07% doanh thu năm 2011 là 92.877 triệu đồng chiếm 44,25% năm 2012 là chiếm 38,55% đây là tỷ lệ số dư bộ phận thấp hơn trong các phân xưởng còn lại tuy nhiên số dư bộ phận tạo ra luôn dương cao nhất là năm 2011 với 92.877 triệu đồng cho thấy bộ phận quản lý đã quan tâm kiểm soát chi phí, tiết kiệm chi phí khi kết quả số dư bộ phận năm 2010 chưa cao.Với tỷ lệ trên số dư bộ phận tăng giảm qua 3 năm. Năm 2012 hầu hết các phân xưởng có số dư bộ phận giảm do tình hình chung là chi phí khả biến và bất biến tăng nhanh mà sản lượng và doanh thu của phân xưởng 3 giảm.

68

Bảng 4.12SO SÁNH SỐ DƯ BỘ PHẬN CỦA PHÂN XƯỞNG 3 QUA 3 NĂM 2010- 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu 163.769 100 209.905 100 199.372 100 46.136 28,17 -10.533 -5,02 Chi phí khả biến 140.497 85,79 110.749 52,76 117.614 58,99 -29.748 -21,17 6.865 6,20 Số dư đảm phí 23.273 14,21 99.156 47,24 81.758 41,01 75.883 326,06 -17.398 -17,55 Định phí bộ phận 5.149 3,14 6.279 2,99 4.900 2,46 1.130 21,94 -1.379 -21,96 Số dư bộ phận 18.123 11,07 92.877 44,25 76.858 38,55 74.754 412,47 -16.019 -17,25 Nguồn : Tổng hợp từ bảng 4.5, bảng 4.7 và bảng4.9

69

4.3.4 Phân tích số dư bộ phận của phân xưởng 4 qua 3 năm 2010-2012

Phân xưởng 4 là phân xưởng chuyên sản xuất các loại viên nang mền. Nhìn vào tỷ lệ số dư bộ phận ta có nhận xét chung thành quả bộ phận này đóng góp vào công ty là tương đối cao trên 40% riêng năm 2012 tỷ lệ chỉ 25%. Đạt được kết quả như vậy do biến động doanh thu và chi phí như sau:

- Doanh thu : Từ bảng số liệu 4.13 qua 3 năm ta thấy doanh thu phân xưởng 4 tăng nhanh rồi giảm nhẹ. Kết quả doanh thu năm 2011 đạt được là 159.940 triệu đồng tăng 45.219 triệu đồng tức tăng 39,42 %. Đạt được kết quả như vậy do các nhãn hàng có kết quả kinh doanh tốt, chính sách chăm sóc khách hàng được duy trì, gia tăng giảm giá, khuyến mãi. Ngược lại trong năm 2012 doanh thu phân xưởng 4 đạt 153.068 triệu đồng so với năm 2011 đạt 159.940 triệu đồng giảm 6.872 triệu đồng tức giảm 4,3%. Nguyên nhân do chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp khách, … bị khống chế dưới mức 10% tổng chi phí hợp lý mà công ty đã đầu tư nhiều vào các nhãn hàng có thế mạnh nên

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo bộ phận tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)