Đánh giá chung về du lịch Nha Trang

Một phần của tài liệu phát triển du lịch nha trang (khánh hòa) theo hướng bền vững (Trang 92 - 98)

2.3.2.1. Thành tựu

Tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn

Về khách du lịch:Lượng khách năm 2007 đạt hơn một triệu, đã về trước kế

hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 2007 đến 2011 lượng khách du lịch luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng . Khách du lịch quốc tế

tăng 1,77 lần từ 1.230.563 lượt (năm 2007) lên 2.180.008 lượt (năm 2011). Khách du lịch nội địa ước tăng 2,46 lần, từ 886.005 lượt năm 2007 lên khoảng 3.494.755 lượt năm 2008.

Về thu nhập du lịch:Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội.

Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương.

Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu Du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài. Ước hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 2.000 lao động trực tiếp và khoảng 4.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ.

Bảng 2.8: Kết quả đạt được từ hoạt động du lịch tại Nha Trang

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lượt khách (triệu lượt) 1230563 1377000 1531224 1672103 2180008 Doanh thu(tr.đ) 1.086.066 1.301.107 1.561.328 1.873.288 2.252.674 GDP 32% 33,19 36,87 39,86 42%

* Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Trong những năm qua TP Nha Trang đã tập trung chỉ đạo đúng mức, hình thành nên các điểm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phát triển nhanh về số lượng từng bước đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.

+ Cơ sở lưu trú du lịch:

Bao gồm các khách sạn từ 1 đến 5 sao, khu du lịch ( Resort )…phát triển hợp lý các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo sự độc đáo hấp dẫn khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đến năm 2010 toàn TP có 145 cơ sở lưu trú với tổng số 2.103 phòng với 3595 giường, trong đó. Khách sạn 5 sao: 09 cơ sở Khách sạn 4 sao: 08 cơ sở Khách sạn 3 sao: 31 cơ sở Khách sạn 2 sao: 62 cơ sở Khách sạn 1 sao: 19 cơ sở Khu nghỉ Resort: 06 điểm

+ Cơ sở ăn uống:

Các cơ sở ăn uống du lịch bao gồm các nhà hàng, làng ẩm thực, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn uống… Các cơ sở phục vụ ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Các cơ sở ăn uống nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ khách tham quan du lịch và các tầng lớp dân cư địa phương.

Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 40 đến 50 ghế/quán, phục vụ các món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyên đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.

Hệ thống các điểm tham quan và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách du lịch. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: Đi bộ dạo phố, ngắm cảnh quan thiên nhiên, đi chợ và tham quan tìm hiểu các nét văn hoá dân tộc

+ Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách:

Những phương tiện vận chuyển khách du lịch Nha Trang chủ yếu là các phương tiện chuyên chở khách du lịch đường bộ và đường biển. Các phương tiện này phần lớn thuộc sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Phương tiện vận chuyển khách du lịch trên bộ hiện có 75 xe từ 04 đến 45 chỗ ngồi với sức chứa 1200 khách, khoảng 15 đầu xe taxi chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Nha Trang và các laoij tàu thuyền phục vụ tham quan vịnh và biển.

+ Nâng cao số lượng và chất lượng lao động ngành du lịch

Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách .

Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang

lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

Trong quá trình phát triển du lịch, nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại được đặc biệt coi trọng. Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể hoạt động du lịch liên quan đến an ninh, quốc phòng đều có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Trong chỉ đạo phát triển du lịch, nhất là phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổ chức các tour du lịch..., vấn đề an ninh quốc gia luôn được nhấn mạnh. Cán bộ công nhân viên chức và người lao động ngành du lịch, đặc biệt là các cán bộ quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách và cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, quốc phòng và có ý thức bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác. Hoạt động du lịch trong thời gian qua rất sôi động, nhưng cơ bản vẫn giữ được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, chấp hành tốt qui định về sĩ quan dự bị, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Việc phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần rất tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đất liền.

2.3.2.2. Tồn tại

Sự phát triển du lịch Nha Trang chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một trong 21 khu vực du lịch trọng điểm của Quốc gia. Du lịch Nha Trang chưa có những sản phẩm đặc trưng, dịch vụ du lịch thiếu tính độc đáo, chưa tạo được thị trường khách riêng cho mình, mối quan hệ liên kết với các tỉnh trong nước còn hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả.

Tuy ngành du lịch Nha Trang đã không ngừng nâng cấp, xây dựng mới các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch, nhưng nhìn chung qui mô xây dựng hầu hết là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ. Thiếu những điểm vui chơi giải trí và những lễ hội, sự kiện ấn tượng để tạo sức hấp dẫn khách, không có sản phẩm lưu niệm đặc trưng, ẩm thực kém phong phú. Các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn phát triển tự phát, trùng lắp chưa gắn với một quy hoạch chung thống nhất, chưa tạo sự đa dạng về hình thức và phong phú về chủng loại.

Du lịch lữ hành nội địa và quốc tế tuy có tiến bộ nhưng thị trường còn nhỏ lẻ, thiếu đầu tư quảng bá lớn trong và ngoài nước, hiệu quả của công tác xây dựng tour tuyến chuyển biến chậm .

Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiều bất cập. Đáng chú ý là hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.

Hạn chế kéo dài của du lịch Nha Trang là việc đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư vào các khu điểm du lịch đã được phê duyệt còn chậm. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và chính sách đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển du lịch Nha Trang

Những kết quả đạt được của du lịch Nha Trang thời gian qua gắn liền với sự lãnh đạo của Thành ủy - UBND, sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của trường trực tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban ngành hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, sự năng động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và sự thân thiện mến khách của các tầng lớp nhân dân TP Nha Trang.

Tuy nhiên, cần phân tích nguyên nhân yếu kém để có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Thời gian dài ngành du lịch chưa được quan tâm đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng và cả cơ chế chính sách. Quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện thường không gắn với quy hoạch. Vai trò tham mưu trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn còn chưa ngang tầm. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch phát triển tự phát nhỏ lẻ, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết giữa du lịch Nha Trang với du lịch trong và ngoài nước còn bó hẹp, chưa phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận những nguyên nhân khách quan đang cản ngại không nhỏ đến sự phát triển của du lịch Nha Trang. Đó là, cơ sở hạ tầng yếu kém nên thiếu sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, việc đầu tư vào một khu du lịch, khu vui chơi giải trí ấn tượng, một nhà hàng khách sạn tầm cỡ đòi hỏi phải có diện tích đất rộng, vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, do đó nếu huyện không có chính sách ưu đãi đầu tư thật tốt thì khó có thể thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch nha trang (khánh hòa) theo hướng bền vững (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)