chỉ tiêu
2.3.1.1. Về đáp ứng nhu cầu của du khách
Tỷ lệ số khách quay lại trên tổng số khách
Theo điều tra của http://vietbao.vn/Kinh-te/, Số lượng khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam chỉ đạt 15%, đây là con số được đánh giá là quá thấp.
Nghiên cứu của một tác giả khác trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng Số 5 (40) 2010 tiến hành điều tra 300 khách du lịch nội địa, trong đó 41% khách có nhu cầu trung bình và thấp về sự đa dạng và 59% khách du lịch có nhu cầu cao về sự đa dạng, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số lượng khách du lịch nội địa quay trở lại Nha Trang như sau:
Bảng 2.3 : Tỷ lệ khách quay lại Nha Trang năm 2010
Chỉ tiêu
Nhóm có nhu cầu trung bình và thấp về sự đa dạng
Nhóm có nhu cầu cao về sự đa dạng
Tỷ trọng mẫu 41% 59% Quyết định quay trở lại Nha
Trang 84% 66%
(Nguồn:Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng Số 5(40)2010)
Theo kết quả điều tra của nhóm điều tra cho nghiên cứu này, điều tra 300 mẫu khách du lịch, trong đó có 50 khách quốc tế và 250 khách nội địa, kết quả cho thấy tỷ lệ du khách quay trở lại Nha Trang như sau:
Bảng 2.4: Tỷ lệ khách quay lại Nha Trang năm 2011
Chỉ tiêu Khách nội địa Khách quốc tế Tỷ trọng mẫu 83,33% 16,67%
Quyết định quay trở lại Nha Trang
84,8% 48%
(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
Theo bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ khách nội địa quay trở lại Nha Trang là lớn, chiếm 84,8%. Tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Nha Trang còn thấp, chỉ chiếm 48%, tuy nhiên đây lại là một tỷ lệ lớn so với các khu du lịch khác ở Việt Nam.
Số ngày lưu trú bình quân
Điều tra các khu lưu trú của khách du lịch bao gồm 5 khách sạn từ 1 đến năm sao, kết quả điều tra cho thấy ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa và quốc tế như sau:
Bảng 2.5: Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Nha Trang
(ĐV: Ngày)
Ngày khách lưu trú BQ 2.14 Khách quốc tế 2.62 Khách trong nước 2.03
(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
Số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa là 2,03 ngày thấp hơn số ngày lưu trú bình quan của khách quốc tế (2,62 ngày). Số ngày lưu trú bình quân chung của khách du lịch là 2,14 ngày. Lý do của sự chênh lệch này là khách nội địa hiểu biết rõ hơn về vị trí địa lý của Nha Trang, mặt khác nhu cầu du lịch của khách nội địa chủ yếu là ngắm cảnh quan thiên nhiên ít chú trọng đến các sản phẩm du lịch khác. Trong khi đó nhu cầu của khách quốc tế là ngoài ngắm cảnh quan thiên nhiên ra, họ còn chú trọng vào việc hưởng thụ các sản phẩm du lịch khác như tìm hiểu phong tục tập quán, mua các loại sản phẩm truyền thống, ...
Tỷ lệ các rủi ro về sức khỏe do du lịch/tổng số khách
Rất may mắn cho những du khách đến tham quan du lịch ở TP.Nha Trang – nơi có khí hậu tương đối mát mẻ, quanh năm khá ôn hòa, do vậy mà tỷ lệ rủi ro về sức khỏe do du lịch chiếm rất ít.
Một kết quả bất ngờ từ cuộc điều tra là tỷ lệ du khách nội địa gặp rủi ro về sức khỏe lại lớn hơn tỷ lệ du khách quốc tế. Phải chăng du khách quốc tế có tình trạng sức khỏe tốt hơn người Việt Nam, hay là do khách quốc tế thích nghi tốt hơn với vấn đề thay đổi thời tiết khí hậu mà môi trường sống.
Bảng2.6 : Tỷ lệ rủi ro về sức khỏe do du lịch tại Nha Trang
ChỈ tiêu Khách trong nước Khách quốc tế Tỷ lệ ốm 5/250 1
Tỷ lệ rủi ro do tai nạn 1/250 0
2.3.1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên
Lượng chất thải chưa được xử lý: Theo thống kê của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch là rất lớn. So với các địa phương khác thì TP Nha Trang có tỷ lệ rác thải được xử lý là lớn - 80%. Tuy nhiên lượng rác thải còn lại – 20% cũng là một tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường và có tác động xấu tới ngành du lịch.
Lượng nước tiêu thụ của mối du khách: Điều tra ở các khách sạn cho thấy có sự tăng lên về lượng nước tiêu thụ của các khách sạn qua các năm. Điều này được giải thích là do số lượng du khách ngày càng nhiều, mặt khác lượng nước bình quân mỗi du khách sử dụng trong một ngày cũng tăng.
Lượng điện tiêu thụ của mỗi du khách : Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, du khách cư trú tại các khu lưu trú ngày càng được chăm sóc tốt hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn bởi sự đa dạng của các dịch vụ. Do vậy mà lượng điện tiêu thụ của mỗi du khách đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2007, bình quân mỗi du khách sử dụng 10 kWh/ngày, năm 2008, bình quân mỗi du khách sử dụng 10,3 kWh/ngày, năm 2009, bình quân mỗi du khách sử dụng 11 kWh/ngày, năm 2010, bình quân mỗi du khách sử dụng 12 kWh/ngày, năm 2011, bình quân mỗi du khách sử dụng 12,7 kWh/ngày. Sự tăng lên về mức sử dụng điện của khách du lịch này đang tạo áp lực lớn cho ngành điện lực Nha Trang, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ dịch vụ, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện.
Diện tích cảnh quan bị xuống cấp : Nhờ sự quản lý tốt của các ban ngành cũng như ý thức bảo về tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương mà Nha Trang vẫn bảo tồn và duy trì được cảnh quan thiên nhiên của địa phương. Không những thế, hiện nay ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã trồng được tổng cộng 6,5 ha rừng ngập mặn ở khu vực đầm Bấy, tại thêm nét đẹp tự nhiên cho khu du lịch Nha Trang.
Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm: Thực tế điều tra các khách du lịch cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm vẫn
còn xảy ra với tỷ lệ lớn, 10,38% trong tổng số khách du lịch sử dụng loại sản phẩm này. Đó là các loại động vậy như nai, hoẵng, lợn rừng, nhím, rắn, …
2.3.1.3. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ kinh tế
Trên phân hệ kinh tế, tính bền vững của du lịch được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau :
Tỷ lệ số lao động trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương: giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ của ngành du lịch. Hiện nay trên toàn TP Nha Trang có tổng cộng 83 nghìn lao động hoạt động trong tất cả các ngành, trong đó lao động trong ngành du lịch chiếm 7,95%. Tuy con số này đang thấp so với các ngành khác, nhưng nó góp phần không nhỏ vào việc ổn định trật tự xã hội, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Tỷ lệ GDP của kinh tế địa phương do du lịch mang lại: Tuy lao động của ngành du lịch chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhưng tỷ lệ GDP mà ngành du lịch đóng góp cho kinh tế địa phương lại rất lớn – chiếm 42% tổng GDP. Đây là một kết quả bất ngờ, nó chứng minh cho ngành du lịch – một ngành phục vụ cho bậc nhu cầu cao của con người.
Tỷ lệ giá trị hàng hóa địa phương trên tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch: Hàng hóa tiêu dùng cho du lịch được tạo từ hai nguồn, do địa phương cung cấp và nhập khẩu từ các nơi khác về. Nha Trang chú trọng vào phát triển lĩnh vực du lịch dịch vụ nhưng không có nghĩa là không chú trọng vào các lĩnh vực linh tế khác. Tuy nhiên tỷ lệ hàng hóa tiêu dùng cho du lịch do địa phương cung cấp vẫn chưa cao, chỉ chiếm 12,33%. Do vậy TP Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đang xây dựng các giải pháp vừa đẩy mạnh du lịch dịch vụ, vừa chú trọng vào công nghiệp hàng tiêu dùng để tận dụng nguồn lực du lịch của địa phương.
2.3.1.4. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn
Trên cơ sở điều tra phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, tình bền vững của du lịch lên phâ hệ xã hội – nhân văn tại TP Nha Trang được đánh giá như sau :
Về dịch bệnh liên quan tới du lịch : Đây là điều ko thế không có trong mỗi khu du lịch, tuy nhiên mức độ cao hay thấp là do biện pháp quản lý của chính quyền địa phương và ý thức của người dân. Xét ở phạm vi TP Nha Trang, tình trạng dịch bệnh liên quan tới du lịch có xảy ra nhưng xảy ra ở mức độ thấp, như dịch bệnh tay chân miệng ở người . Tuy nhiên do có được sự quản lý sát sao của chính quyền và có các biện pháp phòng chống kịp thời, hữu hiệu nên tình trạng dịch bện đã giảm đi rất nhiều.
Về tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch: Các khu du lịch là một trong những địa điểm để những thành phần bất hảo của xã hội thực hiện những hành vi xấu liên quan đến tệ nạn xã hội như sử dụng chất kích thích, ma túy, mại dâm, trong đó mại dâm là tệ nạn phổ biến nhất. Vừa qua Công an TP Nha Trang đã bắt được ổ mại dâm lớn tại khách sạn Thiên Bình 2 (25 Tô Hiến Thành) và khu vực đường Bến Chợ và đường Trương Định. Ngoài ra còn có các vụ khác liên quan đến sử dụng ma túy và chất kính thích (thuốc lắc) tại các phòng hát karaoke giải trí cho khách du lịch.
Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa phương: Hiện nay các di tích lịch sử văn hóa tại Nha Trang đang được bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt.
Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống: lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán… là những phong tục truyền thống thu hút nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu. Các phong tục này đã được giới thiệu đến du khách và nhận được nhiều sự quan tâm của các du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, các phong tục này chỉ nằm ở mức độ giới thiệu, việc đưa các phong tục này thành các sản phẩm du lịch mang lại doanh thu chưa được quan tâm nhiều.