đồng trong quá trình phát triển du lịch
Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường
du lịch và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.
Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi.v.v...Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Nha Trang, tác giả rút ra được một số kêt luận như sau:
Nha Trang là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế bởi tài nguyên du lịch phong phú:
Tài nguyên tự nhiên ở Nha Trang đa dạng trong đó nổi bật nhất là tài nguyên biển đảo với các vịnh, biển, đảo có phong cảnh tự nhiên đẹp thu hút lòng người. Bên cạnh đó thời tiết khí hậu cũng được ưu ái bởi nhiệt độ ôn hòa quanh năm, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn cũng được kể đến với nhiều lễ hội, phong tục tập quán của người dân địa phương. Ngoài ra Nha Trang tài nguyên di tích lịch sử cũng tạo thêm sự phong phú cho tài nguyên du lịch Nha Trang.
Cở sở hạ tầng phục vụ cho du lịch Nha Trang đang được củng cố và dây dựng. Theo đó số lượng các khu lưu trú ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, truyền tin ngày càng được củng cố để phục vụ cho phát triển du lịch.
Với những điều kiện đó, ngành du lịch đã phát triển nhanh qua các năm, số lượng du lịch ngày càng nhiều, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống người dân ở địa phương, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân và đặc biệt là đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động.
Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được, du lịch Nha Trang còn một số hạn chế như sau:
Kinh tế xã hội địa phương tuy phát triển hơn nhưng ô nhiễm môi trường lại trở thành mối đe dọa cho người dân địa phương và khách du lịch tham quan Nha Trang.
Tình trạng săn bắt động vật quý hiếm để kinh doanh lấy lợi nhuận cao làm tổn hại đến tài nguyên du lịch vẫn còn xảy ra.
Chất lượng dịch vụ tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn kém do trình độ của người lao động trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế.
Tình hình dịch bệnh,các tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra tại các điểm đến du lịch.
Số lượng khách du lịch đến thăm Nha Trang ngày càng nhiều nhưng hiện tại vẫn chưa khai thác được hết các tiềm năng du lịch đang có.
Với những hạn chế đó, trên cơ sở định hướng phát triển ngành du lịch Nha Trang, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch một cách bền vững. Trong đó bao gồm các giải pháp về đầu tư phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, bảo vệ môi trường, tổ chức quản lý hoạt động du lịch. Ngoài ra còn có các giải pháp liên kết giữa các tác nhân trong xã hội và sự tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch bền vững.
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn do vậy có thể còn có một số thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TSKH. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, Nxb TP. HCM, TP. HCM. 2. GS. TSKH Lê Huy Bá chủ biên (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển
bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, TP. HCM.
3. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2004), Du lịch bền vững, Nxb Quốc gia, Hà Nội.
4. Ngô Thắng Lợi (2000), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB ĐH Kinh tế quốc dân
5. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXBGD
6. La Nữ Ánh Vân (2005), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận án thạc sĩ khoa học Địa lý, trường Đại học Sư phạm TP. HCM, TP. HCM
7. Nguyễn Đức Tuấn, Địa lý kinh tế học (2007), NXB Đồng Nai năm 2007
8. PGS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS. PTS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS. PTS. Lê Thông, PTS.Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, Nxb TP. HCM, TP. HCM.
9. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực,
chủ động hội nhập quốc tế.Hà Nội, ngày 29/6/2010.
10. Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch Khánh Hòa (2007, 2008, 2009), Các báo cáo, văn bản liên quan.
11. Cục Thống kê du lịch TP Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà (từ tháng 01/208 – 5/2011)
Tiếng Anh
1. Colin Hunter, John Shaw (2007), The ecological footprint as a key
indicator of sustainable tourism, Tourism Management, Volume 28, Issue 1.
2. David Leslie (2006), Managing Sustainable Tourism – A legacy for the
future, Tourism Management, New York.
3. Frances Heyward Currin (2002), Transformation of paradise:
Geographical perspectives on tourism development on a small Caribbean
island(Utila, Honduras), Master’s thesis, the Department of Geography and