III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Thành phần hóa học và tính chất
chất
GV: Giới thiệu xi măng thông dụng là xi măng Pooc lăng. Yêu cầu HS tìm hiểu và nêu thành phần hóa học của xi măng.
GV: Thành phần của xi măng là 3CaO.SiO2, 2CaO.SiO2, 3CaO.Al2O3 GV yêu cầu HS: Quan sát mẫu xi măng Pooc lăng và cho biết:
- Màu sắc? - Trạng thái ? GV: nhận xét và kết luận về tính chất của xi măng. Chúng ta cần sử dụng xi măng làm vật liệu kết dính. HS tìm hiểu SGK và trả lời HS quan sát và nêu tính chất. 2. Phương pháp sản xuất
GV chiếu các công đoạn của quá trình sản xuất xi măng.
Giới thiệu sơ đồ lò quay sản xuất clanhke.
GV yêu cầu: Nêu qui trình sản xuất xi măng.
GV nhận xét và kết luận.
HS quan sát
HS trả lời:
(Đá vôi, đất sét, quặng sắt) clanhke xi măng.
Nung
Nghiền với phụ gia
Vậy thì quá trình đông cứng xi măng là gì?
GV kết luận về sự đông cứng xi măng. GV chiếu pthh :
3CaO.SiO2 +5H2O →Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
2CaO.SiO2 + 4 H2O→ Ca2SiO4.4H2O 3CaO.Al2O3+ 6 H2O→
Ca3(AlO3)2.6H2O GV đặt câu hỏi:
- Bảo quản xi măng như thế nào? - Tại sao sau khi đổ bê tông khoảng 24h người ta thường phải phun nước hoặc ngâm nước để bảo dưỡng xi măng?
GV giới thiệu một số nhà máy sản xuất xi măng: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên,…
HS trả lời: là sự kết hợp của các hợp chất có trong xi măng với nước tạo nên những tinh thể hidrat đan xen vào nhau tạo nên khối cứng và bền.
HS dựa vào quá trình đông cứng của xi măng để giải thích.
- Bảo quản ximang ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt , vì ximang gặp nước sẽ bị đông cứng lại và gọi đó là ximang “chết” - quá trình đông cứng của ximang kéo dài
nhiều ngày để đạt được độ đông cứng tối đa, quá trình này cần có nước.
- Hàng ngang số 1: 2 chữ cái - Một vật liệu có tính chất cứng, xốp, cốt màu trắng, gõ kêu . (SỨ)
- Hàng ngang số 2: 8 chữ cái - Vật liệu không có cấu trúc tinh thể, là chất vô định hình, có nhiệt độ nóng chảy không xác định. (THỦY TINH)
- Hàng ngang số 3: 5 chữ cái- Thủy tinh chứa nhiều chì oxit dễ nóng chảy và trong suốt được gọi là thủy tinh gì? (PHA LÊ)
- Hàng ngang số 4: 5 chữ cái – Tên của vật liệu được sản xuất chủ yếu từ đất sét và cao lanh. (ĐỒ GỐM)
- Hàng ngang số 5: Khi nung các nguyên liệu trong lò quay ở 14000 -16000 C thu được hỗn hợp nào? ( CLANHKE)
- Hàng ngang số 6: Sau khi đổ bê tông 24 h, người ta thường làm việc này để bảo dưỡng bê tông . (PHUN NƯỚC).
- Hàng ngang số 7: Tên của một loại axit, ăn mòn thủy tinh (AXITFLOHIDRIC) TỪ KHÓA: TÀI NGUYÊN.
GV giao bài tập về nhà:
Nhóm 7: Tìm hiểu về những ảnh hưởng của ngành công nghiệp silicat đến môi trường. Vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hiện nay.
Nhóm 8: Có một nhà đầu tư muốn cải tạo đoạn đường nối giữa thôn Đông và thôn Đoài. Hãy đóng vai trò là người tư vấn em hãy đưa ra phương án cải tạo đoạn đường đó và thuyết minh cho phương án lựa chọn của em.
CÔNG NGHIỆP SILICAT VÀ CUỘC SỐNG ( TIẾT 2)I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. Thấy được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc bảo vệ môi trường
Môn địa lý:
- Hiểu được khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, cách phân loại tài nguyên thiên nhiên. - Biết được khái niệm, mục tiêu và cơ sở của sự phát triển bền vững.
Môn vật lý: Biết được khi tăng nhiệt độ thì các vật rắn tăng chiều dài hoặc khối lượng
(được gọi là sự nở dài hoặc nở khối).
Biết được ứng dụng và cách làm giảm tác hại của sự nở vì nhiệt của vật rắn.
2. Kỹ năng:
Hóa học: Quan sát, nhận biết một cách định tính các khí thải của một số nhà máy, khu công
nghiệp và lò gốm thủ công. Biết sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh, sử dụng ximang,... đúng cách.
Địa lý: Biết cách sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên trong sinh hoạt và sản xuất.
GDCD: Tham gia các hoạt động phù hợp góp phần bảo vệ môi trường ở trường, lớp khu
dân cư.
Vật lý: Giải thích những hiện tượng liên quan đến sự ở vì nhiệt của vật rắn.
Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết bài toán thực tiễn: Vấn đề đặt ra là ta cần phải làm đọan đường nối liền hai thôn Đông và thôn Đoài. Bằng kiến thức của em và tìm hiểu thêm trên mạng, sách báo hãy đưa ra phương án phù hợp, mang tính thuyết phục nhất để làm đoạn đường trên. Trình bày những lưu ý khi tiến hành làm đoạn đường này.
3. Thái độ
- Biết và có ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên như: điện, nước, gas,... trong sinh hoạt hàng ngày.
- Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường; phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.