Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 109 - 135)

3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

Sau khi thống kê tính toán, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra thực nghiệm sư phạm

Lớp HS Số Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 32 0 0 0 0 2 4 7 5 4 6 4 7,22 ĐC1 30 0 0 0 2 4 6 5 6 4 2 1 6,13 TN2 36 0 0 0 1 2 2 8 8 5 7 3 7,17 ĐC2 37 0 0 0 3 4 6 8 8 5 2 1 6,14 ∑ TN 68 0 0 0 1 4 6 15 13 9 13 7 7,19 ∑ ĐC 67 0 0 0 5 8 12 13 14 9 4 2 6,13

Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy tích

Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xitrở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 1 5 1,47 7,46 1,47 7,46 4 4 8 5,88 11,94 7,35 19,40 5 6 12 8,82 17,91 16,18 37,31 6 15 13 22,06 19,40 38,24 56,72 7 13 14 19,12 20,90 57,35 77,61 8 9 9 13,24 13,43 70,58 91,04 9 13 4 19,12 5,97 89,71 97,01 10 7 2 10,29 2,99 100 100 Σ 68 67 100 100

Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập

Lớp % Yếu - Kém % Trung bình %Khá – Giỏi

TN 7.35 30.88 61.77 ĐC 19.4 37.31 43.29 Hình 3.2: Biểu đồ kết quả học tập 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0 10 20 30 40 50 60 70

% Yếu - Kém % Trung bình %Khá – Giỏi

TN

Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng Lớp x ± m S V% TN 7.19 ± 0,16 1.33 18.49 ĐC 6.13 ± 0,16 1,32 21.60 Lớp TN : n1 = 67 ; x1 = 7.19; 2 1 s = (1, 33)2 Lớp ĐC: n2 = 68, x2 = 6.13; 2 2 s = (1.32)2 Kiểm định F: F = (S2)2/(S1)2 = 0.99; bậc tự do: f1 = 67; f2 = 68; α = 0,05;

Fα = 1,53⇒ F<Fα, chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1.

Kiểm định t: s = 1.325; t = 4,65; bậc tự do f = 134; α = 0,05; tα = 1,658.

Vậy t >tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa tin cậy. Dựa trên kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, thể hiện:

– Tỉ lệ phần trăm HS yếu, kém, trung bình của lớp TN luôn thấp hơn lớp ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).

– Tỉ lệ HS khá, giỏi của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).

– Đồ thị đường lũy tích của khối TN luôn nằm bên phải phía dưới đường lũy tích khối ĐC. Điều này chứng tỏ các HS lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp ĐC.

– Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC.

– Kiểm định giả thuyết thống kê, ta thu t >tα được nghĩa là kết quả học tập học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa tin cậy.

 Các kết quả trên chứng tỏ khi HS có hứng thú học tập sẽ giúp các em hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn, điều này chứng minh được hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính

Cuối đợt thực nghiệm, phát phiếu tham khảo ý kiến HS nhằm tìm hiểu kết quả khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập trong dạy học hóa học ở trường THPT.

Bảng 3.6. Sở thích của HS đối với các biện pháp gây hứng thú học tập

Mức độ Biện pháp Rất thích Thích Bình thường Ghét Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Sử dụng thí nghiệm hứng thú 57 42,22 32 23,70 45 33,33 1 0,74 Sử dụng phim mô phỏng 35 25,93 43 31,85 55 40,74 2 1,48 Kể chuyện hóa học 29 21,48 48 35,56 57 42,22 1 0,74 Vận dụng tình huống gắn với thực tiễn 31 22,96 44 32,59 56 41,48 4 2,96 GV thân thiện với HS 58 42,96 45 33,33 32 23,70 0 0,00 Mang sự hài hước vào

trong bài học 35 25,93 59 43,70 34 25,19 7 5,19

Nhận xét: Từ bảng 3.6 cho thấy hầu hết các em đều cho rằng các em thích và rất thích học các giờ có sử dụng các biện pháp gây hứng thú. Thứ tự yêu thích của các biện pháp gây hứng thú học tập được các em đánh giá như sau:

– Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú (65,92%). – Kể chuyện hóa học (57,04%).

– Sử dụng phim mô phỏng (57,78%).

– Vận dụng tình huống gắn với thực tiễn (55,55%). – GV thân thiện với HS (76,29%).

Bảng 3.7. Ý kiến của HS về những ưu điểm khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Ý kiến Tỷ lệ

Nâng cao hứng thú học tập bộ môn 112 82,96

Giúp các em hiểu bài, nhớ lâu hơn 98 72,59

Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét 80 59,26 Tạo không khí lớp học sinh động, hấp dẫn 102 75,56 Mở rộng kiến thức, vận dụng vào thực tế 97 71,85

Giúp các em tin tưởng vào khoa học 89 65,93

Yêu thích môn học hơn 102 75,56

Rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò 115 85,19 Nâng cao tính tích cực trong học tập 95 70,37

Nhận xét:

Bảng 3.7 cho thấy hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú được nghiên cứu trong đề tài. Trong đó, những ưu điểm được chiếm phần lớn sự đồng tình của HS là:

– Rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò (85,19%). – Nâng cao hứng thú học tập bộ môn (82,96%). – Yêu thích môn học hơn (75,56%).

– Tạo không khí lớp học sinh động, hấp dẫn (75,56%).

Bảng 3.8. Ý kiến của HS về những hạn chế khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học

Nội dung Ý kiến Tỷ lệ

Mất nhiều thời gian. 110 81.48

Thí nghiệm kém hấp dẫn, khó quan sát. 35 25,93

Hình ảnh phim không rõ, chưa sinh động, thu hút. 37 27,41 Nội dung câu chuyện nhàm chán, chưa đặc sắc. 31 22,96 Kiến thức của tình huống chưa cập nhật, chưa liên hệ thực tế. 26 19,26

Sự hài hước chưa duyên, còn gượng ép. 42 31,11

Nhận xét:

Từ bảng 3.7 cho thấy bên cạnh những ưu điểm khá lớn mà các biện pháp gây hứng thú mang lại thì vẫn còn tồn tại những điểm mà HS không thích khi GV sử dụng các biện pháp trong dạy học hóa học (xếp theo thứ tự giảm dần):

– Mất nhiều thời gian (81.48%).

– Sự hài hước chưa duyên, còn gượng ép (31.11%).

– Hình ảnh phim không rõ, chưa sinh động, thu hút (27.41%). – Thí nghiệm kém hấp dẫn, khó quan sát (25.93%).

– Nội dung câu chuyện nhàm chán, chưa đặc sắc (22.96%).

– Kiến thức của tình huống chưa cập nhật, chưa liên hệ thực tế (19.26%). – Làm em không tập trung (10.37%).

Kết luận

Qua kết quả đánh giá ta thấy rằng những lớp mà được GV có sử dụng các biện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy học thì thu được những kết quả khả quan hơn so với lớp đối chứng.

Tuy sự đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng qua kết quả thu được, ta thấy việc sử dụng các hình thức gây hứng thú trong học tập đã đem lại kết quả tốt trong học quá trình dạy học. Từ đó đã giúp HS yêu thích môn hóa học và đạt kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN ----  ---- 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài: Một số biện pháp gây hứng thú học tập hóa học cho HS lớp 10 Trung học phổ thông” tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian và tài liệu tham khảo nhưng đề tài cũng đã đạt được một số kết quả sau:

1.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử vấn đề và các tài liệu tham khảo, đề tài đã xây dựng được một số cơ sở lý luận về quá trình dạy học cùng hứng thú và hứng thú học tập. Cụ thể:

– Về quá trình dạy học, đề tài nêu khái niệm và làm rõ khái niệm biện chứng giữa dạy học cùng vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học.

– Về hứng thú, đề tài đưa ra các khái niệm về hứng thú; phân loại hứng thú theo các khía cạnh; nêu các thành tố cấu tạo nên hứng thú và vai trò của hứng thú đối với hoạt động của con người.

– Về hứng thú học tập, đề tài đề cập một số khái niệm về hứng thú học tập. Bên cạnh đó, đề tài còn làm rõ những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập, quá trình hình thành và phát triển cùng nghiên cứu một số đặc điểm và biểu hiện của hứng thú học tập, đặc biệt là tác dụng của hứng thú học tập đối với quá trình dạy học.

1.2. Tìm hiểu thực trạng việc gây hứng thú học tập hóa học ở trường phổ thông.

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng gây hứng thú học tập hóa học với 110 HS theo phiếu khảo sát (Phụ lục 1) tại 3 trường THPT ở TP HCM như Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Cần Thạnh và Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý.

Qua kết quả điều tra, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

– Phần lớn HS yêu thích bộ môn, HS thấy được sự phong phú về nội dung của môn Hóa học. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận chưa xem trọng, hứng thú với bộ môn và xuất hiện tiểu số HS sợ môn này.

– GV có áp dụng những biện pháp gây hứng thú học tập nhưng chưa khai thác tối đa sự hấp dẫn của các nội dung hóa học, các phương tiện trực quan, thí nghiệm để làm cho kiến thức hóa học không còn trừu tượng khó hiểu mà trở nên gần gũi với đời sống các em.

– GV cần khai thác tốt hơn sức mạnh của quan hệ thầy - trò trong việc gây hứng thú học tập cho HS.

1.3. Nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú cho HS lớp 10 THPT.

Trên cơ sở đặc trưng của bộ môn hóa học cùng các yếu tố trong quá trình dạy học, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm 6 biện pháp gây hứng thú học tập cho HS như sau:

1.3.1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú

Dựa trên những tác dụng của các loại thí nghiệm hóa học trong dạy học, chúng tôi đã đề cập một số lưu ý khi sử dụng thí nghiệm gây hứng thú: đảm bảo một số yêu cầu của thí nghiệm (khoa học, kinh tể, trực quan, an toàn), có thể kết hợp những lời dẫn dắt, những câu hỏi cuốn hút người xem.

Chúng tôi đã sưu tầm và thiết kế 14 thí nghiệm đơn giản, hiện tượng thú vị kích thích tò mò của HS đồng thời phù hợp với nội dung hóa học 10, gần gũi với cuộc sống của các em.

1.3.2. Sử dụng phim mô phỏng

Làm thế nào để gây hứng thú học tập thông qua sử dụng phim mô phỏng. Đề tài đã đề cập những nguyên tắc lựa chọn phim mô phỏng giúp gây hứng thú và giới thiệu 2 đoạn phim mô phỏng điển hình.

- Vai trò của tầng ozon.

1.3.3. Kể chuyện hóa học

Thông qua hoạt động kể chuyện, kiến thức bài học được truyền đạt đến HS một cách nhẹ nhàng, thoải mái cùng những bài học giáo dục thú vị. HS phần nào cảm nhận được bề dày lịch sử hóa học, học hỏi những đức tính, kĩ năng cần cho nghiên cứu và cho cuộc sống hàng ngày thông qua các câu chuyện phát hiện những nguyên tố, những câu chuyện xung quanh cuộc sống của các nhà hóa học liên quan đến nội dung chương trình hóa học lớp 10. Cũng như các biện pháp trên, đề tài gợi ý giúp gây hứng thú bằng hình thức kể chuyện đồng thời cung cấp 16 câu chuyện hóa học liên quan giúp cho GV dể dàng lựa chọn và sáng tạo theo cách của riêng mình.

1.3.4. Vận dụng tình huống gắn với thực tiển

Hóa học gần gũi và phục vụ cuộc sống hằng ngày. Phần lớn các hiện tượng xảy ra điều liên quan đến hóa học. GV biết được tầm phổ biến của hóa học nhưng làm thế nào để áp dụng vào quá trình giảng dạy. Đề tài tổng hợp 14 tình huống gắn hóa học với thực tiễn giúp gây hứng thú học tập cho HS.

1.3.5. GV thân thiện với HS

Dạy học là quá trình tương tác hai chiều. Tình cảm thấy trò tác động tương đối lớn đến sự ham thích bộ môn của HS. Đề tài nghiên cứu những phẩm chất mà GV cần có để duy trì và phát huy tác dụng to lớn của tình cảm thầy trò.

1.3.6. Mang sự hài hước vào trong bài học

Đề tài đề cập đến tác dụng của sự hài hước trong việc gây hứng thú học tập cho HS cùng một số trường hợp và các lưu ý khi vận dụng sự hài hước vào trong bài học.

1.4. Thực nghiệm sư phạm

Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi tiến hành thực nghiệm 1 trong 2 giáo án minh họa (bài “Oxi – Ozon”_ Cơ bản) áp dụng những biện pháp gây hứng thú học tập cho 4 lớp 10 ở 2 trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý và THPT Cần Thạnh. Cụ thể:

– Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý: lớp thực nghiệm 10I2 (32HS), lớp đối chứng 10A1 (30 HS).

– Trường THPT Cần Thạnh: lớp thực nghiệm 10A2 (36HS), lớp đối chứng 10A3 (37 HS). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua xử lí điểm bài kiểm tra 15 phút và phiếu tham khảo ý kiến của HS, chúng tôi thu được kết quả sau:

– Về mặt định lượng:

+ Đồ thị lũy tích bài kiểm tra của lớp TN luôn luôn cao hơn lớp ĐC. + Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC.

– Về mặt định tính:

+ Đa số HS đều hứng thú khi GV áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập trong quá trình dạy học.

+ Các em đánh giá cao hiệu quả mà các biện pháp gây hứng thú học tập mang lại.

Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy những biện pháp gây hứng thú học tập đã có tính khả thi và có hiệu quả trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Những kết quả này đã phần nào khẳng định tính thực tiễn của đề tài.

2. Kiến nghị

2.1 Đối với trường THPT

Trường THPT cần tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn cho hoạt động dạy học như: phòng thí nghiệm có đầy đủ thiết bị, hóa chất, dụng cụ dùng cho các thí nghiệm khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, trang bị cho phòng học máy chiếu để GV có thể linh động sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, phim, hình vẽ….

Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những cuộc thi liên quan đến hóa học, kích thích HS hứng thú, say mê bộ môn thông qua việc mang hóa học vào cuộc sống thực tiễn hay cho HS mạnh dạn hóa học trong các em hoặc thuyết trình về một nhà hóa học, công trình nghiên cứu, sự kiện thời sự liên quan đến hóa học…

2.2 Đối với GV

GV cần trao dồi kiến thức chuyên môn lẫn cập nhật những kiến thức hóa học thực tiễn, thời sự và khéo léo mang chúng vào bài học một cách kích thích, hài hước hoặc thân thiện.

Ngoài ra, GV có thể sử dụng những thí nghiệm đơn giản, gần gũi trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa hay khuyến khích HS tìm hiểu, thiết kế thí nghiệm giản đơn, vận dụng kiến thức vừa học… Một khi tự tay làm, tự lực tìm hiểu HS sẽ nhớ lâu hơn, cảm thấy hứng thú với môn học hơn.

Trong quá trình dạy học, GV cần tạo không khí lớp học thoải mái thông qua sự hài hước, những câu chuyện hóa học đậm tính giáo dục, đoạn phim ngộ nghĩnh hay sự thân thiện của thầy trò.

Chúng tôi hy vọng rằng những kiến nghị và thành công của khóa luận sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn An (1996), Lý luận dạy học, Ban Ấn Bản Đại học Sư phạm TP HCM.

2. Hoàng Thị Minh Anh (1995), Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học

Một phần của tài liệu một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 109 - 135)