Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 106 - 109)

Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng

Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp TN và ĐC đồng đều nhau.

Bước 2: Chuẩn bị

– Soạn đề kiểm tra 15 phút.

– Soạn phiếu tham khảo ý kiến GV, HS.

Bước 3: Tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC

– Ở lớp TN: Sử dụng kết hợp một số biện pháp gây hứng thú mà đề tài nghiên cứu.

– Ở lớp ĐC: Không sử dụng hoặc lựa chọn sử dụng số ít biện pháp gây hứng thú theo điều kiện thực tế của lớp.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở 2 lớp TN và 2 lớp ĐC.

Bước 5: Tham khảo ý kiến GV và HS

Để nhận được những thông tin phản hồi về ưu điểm, hạn chế của các biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường THPT đã được đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 135 HS.

Bước 6: Xử lí kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học, các bước thực hiện như sau:

1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.

- Trung bình cộng:

ni: tần số của giá trị xi.

n: số HS tham gia thực nghiệm.

k 1 1 2 2 k k i i i=1 1 2 k n x +n x +...+n x 1 x= = n x n +n +...+n n∑

- Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán.

- Hệ số biến thiên V: Đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp hai bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc hai mẫu có qui mô rất khác nhau. Lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều hơn.

- Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng

5. Kiểm định giả thuyết thống kê

Một khi đã xác định được lớp thực nghiệm có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn nhỏ hơn lớp đối chứng thì vẫn chưa thể kết luận. Vì vấn đề đặt ra là sự khác nhau về kết quả đó là do hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú hay chỉ do ngẫu nhiên?

Để trả lời câu hỏi trên, ta đề ra giả thuyết thống kê H0 là “không có sự khác biệt khi sử dụng những biện pháp gây hứng thú” và tiến hành kiểm định để loại bỏ giả thuyết H0, nghĩa là đi tới kết luận sự khác nhau về điểm số giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là do hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập chứ không phải là do sự ngẫu nhiên.

Để tiến hành kiểm định ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn tα. Nếu t ≥ tαthì giả thuyết H0 bị bác bỏ. Ở đây, ta chỉ kiểm định một phía, nghĩa là khi bác bỏ giả thuyết H0 thì ta công nhận hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú học tập.

Trường hợp 1: kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp hai lớp có phương sai bằng nhau (hoặc khác nhau không đáng kể).

2 i i(x -x) 2 n S = n-1 ∑ 2 i i(x -x) n S= n-1 ∑ S V= 100% x x±m S m= n

Đại lượng được dùng để kiểm định là t = x¯ - x2 ¯1 s (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

n1n2 n1 + n2 Với:

x¯ , 1 x¯ 2 là trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. n1,n2 là số HS của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Còn giá trị s = (n1 - 1)s12 + (n2 - 1) s22 n1 + n2 - 2 với s12

, s 22 là phương sai của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Giá trị tới hạn là tα, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm αvà bậc tự do f = n1 + n2 – 2.

 Trường hợp 2: kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp hai lớp có phương sai khác nhau đáng kể.

Đại lượng được dùng để kiểm định là t = x¯ - x2 ¯1 s12 n1 +

s22 n2

Với: x1¯ , x¯ 2 là trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. n1, n2 là số HS của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

s12 , s 22 là phương sai của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Giá trị tới hạn là tα, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm αvà bậc tự do được tính như sau:

f = c2 1 n1 - 1+ (1 - c)2 n2 - 1 ; trong đó: c = s1 2 n1 1 s12 n1 + s22 n2

 Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa. Đại lượng được dùng để kiểm định là: F = s12

s22 (s1 > s2)

Giá trị tới hạn Fα được dò trong bảng phân phối Fisher với xác xuất sai lầm

αvà bậc tự do f1 = n1 – 1, f2 = n2 – 1.

hợp 1. Nếu ngược lại, H2 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Một phần của tài liệu một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 106 - 109)