Hình 2.1: Sơ đồ phân loại thí nghiệm hóa học
Thí nghiệm hóa học Thí nghiệm biểu diễn của GV Thí nghiệm nghiên cứu Thí nghiệm minh họa Thí nghiệm biểu diễn của HS Thí nghiệm nghiên cứu bài
mới Thí nghiệm
thực hành Thí nghiệm
2.1.3. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú
Gây hứng thú bằng thí nghiệm hóa học không những tạo được hứng thú cho HS mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng thí nghiệm cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức đã biết, tìm tòi kiến thức mới để tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng. Để đạt được kết quả trên, thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
– Thí nghiệm phải an toàn.
– Thí nghiệm phải thành công, hiện tượng bắt mắt, dễ quan sát. – Thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và kinh tế.
– Thí nghiệm ít tốn thời gian.
– Nội dung thí nghiệm phải gắn với nội dung bài học và phù hợp với mục đích.
Bên cạnh đó, GV cũng nên khai thác các thí nghiệm vừa mang tính giáo dục, vừa chứng minh cho những điều các em đã học, vừa pha vào đó chút hài hước những câu chuyện gần gũi hấp dẫn giúp các em mau nhớ bài, cảm thấy thích thú với những điều tưởng như không thể làm được nhưng thực ra lại rất gần gũi và đơn giản. Đồng thời, GV có thể kết hợp hệ thống lời dẫn dắt vui nhộn, hấp dẫn cùng các câu hỏi kích thích, tò mò. Qua đó, làm cho các em ngày càng yêu thích bộ môn hơn, không còn cảm thấy quá nặng nề, mệt mỏi hay quá khô khan, nhàm chán. Các thí nghiệm này không những gây hứng thú, bất ngờ cho HS mà còn kích thích các em vận dụng các điều đã học để giải thích hiện tượng. Khi tự mình tìm được lời giải, các em sẽ thích thú khắc ghi và được dịp củng cố những kiến thức đã biết. Với thí nghiệm hóa học được xây dựng từ những kiến thức nâng cao, mới lạ sẽ gây sự chú ý, tò mò cho HS. Khi biết được lời giải, các em sẽ thích thú, say mê tìm hiểu tri thức để mở rộng tầm hiểu biết của mình.