Trƣớc đây một thời gian dài thì ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang và hầu nhƣ tất cả các NHTM khác chủ yếu tập trung vào cho cho vay sản xuất kinh doanh, điều này dẫn đến mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Xu hƣớng tất yếu việc cạnh tranh là các NHTM cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm của ngân hàng mình, trong đó thì cho vay tiêu dùng cũng đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, nó vẫn chƣa đƣợc khai thác xứng đáng với tiềm năng, vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cho vay. Cụ thể qua bảng 4.1 và 4.2
Bảng 4.1: Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 2.269.904 2.818.855 4.433.135 548.951 24,18 1.614.280 57,27 DSCV tiêu dùng 145.969 168.003 291.370 22.034 15,09 123.367 73,43 2. Doanh số thu nợ 2.016.857 2.233.694 4.198.179 216.837 10,75 1.964.485 87,95 DSTN tiêu dùng 143.494 152.942 240.937 9.448 6,58 87.995 57,53 3. Dƣ nợ 1.729.772 2.314.933 2.549.889 585.161 33,83 234.956 10,15 Dƣ nợ tiêu dùng 41.980 57.041 107.474 15.061 35,88 50.433 88,42 4. Nợ Xấu 1.756 4.172 3.299 2.416 137,59 (873) (20,93) Nợ xấu tiêu dùng 776 218 156 (558) (71,91) (62) (28,44)
Nguồn: Phòng tổng hợp – Vietinbank Kiên Giang (Ghi chú: DSCV- doanh số cho vay; DSTN-doanh số thu nợ)
Bảng 4.2 : Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 6T/2013 – 6T/2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietinbank Kiên Giang (Ghi chú: DSCV- doanh số cho vay; DSTN-doanh số thu nợ)
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T/2014-6T/2013 Số tiền %
1. Doanh số cho vay 2.137.058 2.336.342 199.284 9,33 DSCV tiêu dùng 124.415 132.036 7.621 6,13 2. Doanh số thu nợ 2.404.636 2.366.581 (38.055) (1,58) DSTN tiêu dùng 122.022 126.688 4.666 3,82 3. Dƣ nợ 2.047.355 2.519.650 472.295 23,07 Dƣ nợ tiêu dùng 59.434 112.822 3.388 89,83 4. Nợ Xấu 4.783 6.364 1.581 33,05 Nợ xấu tiêu dùng 218 520 302 138,53
Doanh số cho vay
Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng tăng trƣởng qua các năm. Giai đoạn 2013 – 2012 tăng cao nhất 57,27% là kết quả sau những động thái hạ lãi suất của Nhà Nƣớc để hỗ trợ doanh nghiệp, số lƣợng khách hàng của chi nhánh cũng tăng mạnh. Giống với sự tăng trƣởng của doanh số cho vay, doanh số cho vay tiêu dùng có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 15,09% so với năm 2011, năm 2013 tăng 73,43% so với năm 2012, 6T/2014 tăng 6,13% so với cùng kì. Năm 2013 có mức tăng trƣởng cao nhất là vì thực hiện theo văn bản của ngân hàng nhà nƣớc cụ thể là Thông tƣ số 11/2013/TT- NHNN qui định về cho vay hỗ trợ nhà ở.
Dựa vào hình 4.1 ta thấy tuy tăng trƣởng qua các năm nhƣng cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay, năm 2011 chiếm 6,43%, năm 2012 chiếm 5,96%, năm 2013 chiếm 6,57%, 6T/2013 chiếm 5,82%, 6T/2014 chiếm 5,65% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ là vì:
Các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là những nƣớc phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh thì loại hình cho vay tiêu dùng đã phát triển mạnh từ lâu. Còn ở Việt Nam, trƣớc đây ngân hàng truyền thống chủ yếu cho vay với hoạt động sản xuất kinh doanh, hƣớng đến đối tƣợng doanh nghiệp là chính với khá nhiều phiền phức từ thủ tục rƣờm, mất nhiều thời gian cho việc chờ đợi xử lý hồ sơ… riêng đối với cho vay tiêu dùng chỉ mới đƣợc khai thác trong vài năm trở lại đây vì vậy nó còn khá mới mẻ với ngƣời dân.
Do đặc điểm của các khoản vay tiêu dùng là nhỏ lẻ, phục vụ cho sinh hoạt tiêu dùng nên tỷ trọng nhỏ, nhƣng điều này không đồng nghĩa với việc số lƣợng khách hàng cũng nhỏ, ngƣợc lại số lƣợng doanh nghiệp đến vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh rất ít, nhƣng một hợp đồng vay của họ nhu cầu về số vốn lớn gấp nhiều lần so với một khách hàng vay tiêu dùng.
Trƣớc tình hình kinh tế khó khăn trong thời gian qua cũng ảnh hƣởng tới đến việc cân nhắc trong chi tiêu mua sắm, ngƣời dân hạn chế tiêu dùng. Một phần vì ngƣời dân còn e ngại tiếp xúc với ngân hàng vì mang nặng tâm lý thiếu nợ ngân hàng, nhất là việc cho vay tiêu dùng, họ thƣờng nghĩ tích góp để dành đủ số tiền mới mua nhu cầu họ cần.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm từ 2011 đến 2013 nhờ chỉ đạo của NHNN nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 điều chỉnh lãi suất liên tục để hỗ trợ các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn nên số lƣợng khách hàng doanh nghiệp tăng lên, năm 2013 tình hình kinh tế bắt đầu tƣơng đối ổn định trở lại nên việc thu hồi nợ dễ dàng hơn, 6T/2014 giảm nhẹ 1,58% so với 6T/2013, ngƣời dân đây chủ yếu sống chủ yếu từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong khi 6T/2014 sản lƣợng thu hoạch trong dân không nhiều do trong những tháng đầu năm giá cá giảm trong thời gian dài, ngƣời nuôi thua lỗ phải ngừng hoạt động. Nguồn trả nợ cho vốn vay tạm thời bị ảnh hƣởng, công tác thu nợ cũng khó khăn hơn.
Trong khi đó doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng vẫn tăng ổn định qua các năm tốc độ tăng lớn nhất là năm 2013 tăng 57,53% so với năm 2012 vì thực hiện theo tin thần chỉ đạo của Thông tƣ số 11/2013/TT-NHNN qui định về cho vay hỗ trợ nhà ở. Tuy nhiên tỷ trọng doanh số thu nợ lại giảm dần từ trong 3 năm 2011, 2012, 2013, mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên nhƣng doanh số cho vay doanh nghiệp tăng nhiều hơn và cần số lƣợng vốn lớn nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ 2011, 2012 biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị trƣờng, giá cả,…
Dư nợ
Từ bảng số liệu ta thấy giống với dƣ nợ cho vay, dƣ nợ cho vay tiêu dùng cũng có xu hƣớng biến động tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2012 mức tăng là 15,09% so với năm 2011, năm 2013 tƣơng ứng với mức tăng 73,43% so với năm 2012, 6T/2014 mức tăng là 6,13% so với cùng kì. Ngoài việc giữ chân các khách hàng truyền thống, ngân hàng còn thu hút thêm một số khách hàng mới, tuy vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong dƣ nợ cho vay nhƣng số lƣợng cho vay ngày càng nhiều, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng đƣợc mở rộng.
Nợ xấu
Tình hình nợ xấu trong những năm qua có sự biến động, năm 2012 nợ xấu tăng 137,59% trong điều kiện kinh tế khó khăn, bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên không tránh khỏi ảnh hƣởng, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ chậm, thu hẹp nhu cầu đầu tƣ, các khoản phải thu thì chƣa thu đƣợc. Năm 2013 giảm 20,93% so với năm 2012 là do trong năm 2013 thì ngân hàng tích cực thu hồi nợ xấu cũng nhƣ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Nợ xấu tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất
44,19% vào năm 2011 sau đó giảm dần qua các năm. Năm 2012 sau khi tạm ngƣng triển khai hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp thì nợ xấu giảm rõ rệt. 6T/2014 nợ xấu tăng 138,53% so với 6T/2013 nguyên nhân là vì việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại về thị phần tín dụng tiêu dùng tại địa phƣơng, ngân hàng rầm rộ đƣa ra hàng loạt các gói sản phẩm tiêu dùng với hình thức vay tƣơng đối dễ dãi, nên ngƣời vay dễ dàng thu hút nhiều khách hàng mới với những món vay này giá trị không lớn, ý thức trả nợ tƣơng đối kém từ các khách hàng mới thay vì các khách hàng đã từng giao dịch nhiều lần với ngân hàng.