3.3.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng
Nhắc đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn là yếu tố ƣu tiên hàng đầu, bởi nó quyết định đến khả năng cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức đƣợc điều đó, trong những năm qua ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang đã chú trọng công tác huy động vốn tại chỗ, đồng thời linh hoạt tiếp nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Tình hình nguồn
vốn của chi nhánh qua các năm từ 2011- 6T/2014 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 3.1 và 3.2 sau:
Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietinbank Kiên Giang
Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh 6T/2013- 6T/2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T/2014 – 6T/2013 Số tiền % Vốn huy động 1.060.860 1.137.547 76.687 7,23 Vốn điều chuyển 1.250.383 1.492.211 241.828 19,34 Tổng nguồn vốn 2.311.243 2.629.758 318.515 13,78
Nguồn: Phòng tổng hợp – Vietinbank Kiên Giang
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của chi nhánh ngày càng tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng lớn mạnh (nguồn vốn càng lớn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng). Nguyên nhân của xu hƣớng này là do mặt bằng lãi suất cho vay giảm theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, lãi suất cho doanh nghiệp và ngƣời dân, điều này làm cho chi phí vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân giảm. Chi phí tài chính giảm làm tăng hiệu quả khoản vay, giảm áp lực về về chi phí vốn, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn tăng lên này, ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang thực hiện các biện pháp gia tăng nguồn vốn bằng việc thu hút vốn huy động từ địa phƣơng và tiếp nhận vốn điều chuyển. Tuy nhiên trên địa bàn thành phố Rạch Giá số lƣợng ngân hàng thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch ngày càng nhiều trong khi lƣợng vốn nhàn rỗi của xã hội không biến động nhiều, nên các biện pháp thu hút vốn huy động chƣa đạt hiệu quả cao làm vốn huy động liên tục giảm qua các năm, năm 2012 giảm 16,27% so với năm 2011, đến năm 2013 giảm 9,03% so với năm 2012.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.438.652 1.204.643 1.095.882 (234.009) (16,27) (108.761) (9,03)
Vốn điều chuyển 337.101 1.144.762 1.491.930 807.661 239,59 347.168 30,33
Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động của nguồn vốn huy động ta tiến hành phân tích biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động tại ngân hàng giai đoạn 2011- 6T/2014:
Nguồn: Phòng tổng hợp – Vietinbank Kiên Giang
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động tại ngân hàng năm 2011– 6T/2014
Dựa vào biểu đồ 3.2 ta thấy tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong vốn huy động cụ thể là năm 2011 chiếm 85,73%, năm 2012 chiếm 74,91%, năm 2013 là 70,44%. Tuy nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhƣng có xu hƣớng giảm về giá trị lẫn tỷ trọng trong các năm gần đây. Nguyên nhân của tình trạng biến động này là do tình hình huy động tiền gửi kỳ hạn gặp khó khăn trong cạnh tranh về mặt lãi suất cũng nhƣ sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh về số lƣợng và chính sách huy động, thị phần nguồn huy động có xu hƣớng giảm do ảnh hƣởng gián tiếp cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ đầu tiên ở Châu Âu, tác động đến nền kinh tế ở nƣớc ta, lạm phát nƣớc ta năm 2011 lên đến 2 chữ số. Thêm vào đó là việc áp trần lãi suất huy động, từ năm 2012 có 6 lần thay đổi lãi suất. Kênh tiền gửi có kỳ hạn là một trong vô số kênh đầu tƣ khác nhƣ vàng, chứng khoán, bất động sản. Nhƣng vào thời điểm đó đầu tƣ vào tiền gửi có kỳ hạn không hấp dẫn bằng vàng, giai đoạn 2011 giá vàng tăng cao, trong khi tiền gửi có kỳ hạn bị khống chế ở mức trần lãi suất 14%. Do đó, ngƣời dân có xu hƣớng đổ xô mua vàng đầu cơ tích trữ để bảo toàn giá trị của đồng tiền trƣớc lạm phát. Tuy nhiên, do gia tăng
đƣợc số lƣợng các khách hàng vay vốn cũng nhƣ giá trị nên làm cho số lƣợng tài khoản tiền gửi thanh toán cũng nhƣ số dƣ trên tài khoản gia tăng nên làm cho tiền gửi không kỳ hạn gia tăng.
Sáu tháng đầu năm 2014 vốn huy động bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại so với cùng kì năm 2013. Cả tiền gởi có kỳ hạn và không kỳ hạn đều tăng trở lại một phần là chính sách ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát đã phát huy tác dụng, nền kinh tế tƣơng đối ổn định và đi vào quỹ đạo, thêm vào đó giá vàng có xu hƣớng giảm nên sức hấp dẫn cũng giảm vì vậy ngƣời dân có xu hƣớng gởi tiền trở lại, phần còn lại là sự nổ lực của ngân hàng trong việc tăng cƣờng công tác huy động vốn thu hút khách hàng của ngân hàng.
Do nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay nên ngân hàng sử dụng nguồn vốn có chi phí cao hơn là nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Năm 2012 vốn điều chuyển tăng mạnh lên đến 239,59% so với năm 2011; nguyên nhân tăng của nguồn vốn điều chuyển là do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đƣợc mở rộng, nhu cầu vốn tăng, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nên phải vay thêm từ cấp trên. Sau đó tăng chậm lại ở mức 30,33%
năm 2013 so với 2012, 6T/2014 so với 6T/2013 chỉ còn 19,34 %, việc giảm này cho thấy ngân hàng đang từ bƣớc điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn, bằng việc giảm tỷ trọng vốn điều chuyển vì chi phí từ nguồn vốn này cao hơn so với chi phí huy động đƣợc từ nguồn vốn tại chỗ và tăng tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động đầu tƣ và cho vay. Chính vì thế, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phƣơng, tích cực hơn trong công tác nâng cao chất lƣợng phục vụ để luôn giữ vững niềm tin đối với khách hàng.
3.3.2 Tình hình cho vay tại Ngân hàng
Bên cạnh việc chú trọng tăng cƣờng hoạt động huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu là việc sử dụng nguồn vốn đó, đƣợc biểu hiện cụ thể qua hoạt động cho vay của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay của ngân hàng trong thời gian qua, ta cùng xem xét bảng 3.3 và 3.4:
Bảng 3.3: Tình hình cho vay tại chi nhánh qua 3 năm 2011- 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietinbank Kiên Giang
Bảng 3.4: Tình hình cho vay tại chi nhánh 6T/2013-6T/2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
6T/2014- 6T/2013 Số tiền (%)
1. Doanh số cho vay 2.137.058 2.336.342 199.284 9,33
Ngắn hạn 2.023.301 2.163.518 140.217 6,93 Trung và dài hạn 113.757 172.824 59.067 51,92 2. Doanh số thu nợ 2.404.636 2.366.581 (38.055) (1,58) Ngắn hạn 2.304.451 2.237.446 (67.005) (2,91) Trung và dài hạn 100.185 129.135 28.950 28,90 3. Dƣ nợ 2.047.355 2.519.650 472.295 23,07 Ngắn hạn 976.282 1.405.085 428.803 43,92 Trung và dài hạn 1.071.073 1.114.565 43.492 4,06 4. Nợ Xấu 4.783 6.364 1.581 33,05 Ngắn hạn 4.311 6.204 1.893 43,91 Trung và dài hạn 472 160 (312) (66,10)
Nguồn:Phòng tổng hợp- Vietinbank Kiên Giang
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 2.269.904 2.818.855 4.433.135 548.951 24,18 1.614.280 57,27
Ngắn hạn 1.888.337 2.657.160 4.210.486 768.823 40,71 1.553.326 58,46 Trung và dài hạn 381.567 161.695 222.649 (219.872) (57,62) 60.954 37,70 2. Doanh số thu nợ 2.016.857 2.233.694 4.198.179 216.837 10,75 1.964.485 87,95 Ngắn hạn 1.838.045 2.124.562 3.988.905 286.517 15,59 1.864.343 87,75 Trung và dài hạn 178.812 109.132 209.274 (69.680) (38,97) 100.142 91,76 3. Dƣ nợ 1.729.772 2.314.933 2.549.889 585.161 33,83 234.956 10,15 Ngắn hạn 724.834 1.257.432 1.479.013 532.598 73,48 221.581 17,62 Trung và dài hạn 1.004.938 1.057.501 1.070.876 52.563 5,23 13.375 1,26 4. Nợ Xấu 1.756 4.172 3.299 2.416 137,59 (873) (20,93) Ngắn hạn 657 3.807 3.052 3.150 479,45 (755) (19,83) Trung và dài hạn 1099 365 247 (734) (66,79) (118) (32,33)
Doanh số cho vay
Quan sát bảng 3.3, 3.4 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, cụ thể năm 2011 chiếm 83,19%, năm 2012 là 94,26%, năm 2013 là 94,98%, 6T/2013 là 94,68%, 6T/2014 là 92,61%. Ngân hàng hỗ trợ vốn vay ngắn hạn nhằm mục đích chính là bổ sung vốn lƣu động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, tái sản xuất kinh doanh, dịch vụ, ngoài ra cung cấp cho bà con nông dân sản xuất, đầu tƣ vào các đối tƣợng nhƣ: phân bón, con giống, thức ăn, cây trồng, ….Hơn nữa mục đích vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt trong mùa vụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, buôn bán nhỏ...Doanh số cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay (lần lƣợt là 16,81%, 5,74%, 5,02%, 5,32%, 7,39%) và có xu hƣớng tăng giảm không ổn định cụ thể năm 2012 giảm 57,62%, năm 2013 tăng 37,70% so năm 2013, 6T/2014 tăng 51,92% so với cùng kì năm trƣớc. Điều này cho thấy ngân hàng chú trọng cho ngắn hạn vì thông thƣờng kỳ hạn cho vay càng dài, mức độ rủi ro càng cao và làm cho tính thanh khoản của ngân hàng thấp hơn. Năm 2012 là năm doanh số cho vay dài hạn giảm nhanh nhất 37,70% so với năm 2011 vì biến động lãi suất trên thị trƣờng lớn nên cả khách hàng lẫn ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro và để dễ thay đổi chiến lƣợc trong thời gian điều chỉnh lãi suất. Hoạt động kinh doanh trong ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên những món vay tƣơng đối lớn và trong thời gian dài thì rủi ro càng cao nên công tác thẩm định đối với những món vay này cần đƣợc xem xét thật kỹ càng.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, tƣơng đối ổn định và tăng qua các năm, cụ thể là giai đoạn 2011- 2012 tăng 15,59%, giai đoạn 2012-2013 tăng 85,75%. Do trong giai đoạn này ngân hàng chú trọng các món vay có thời hạn ngắn vì các khoản vay này có độ rủi ro thấp, thời gian thu hồi nợ nhanh. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng nguồn vốn vay trong thời gian trƣớc có hiệu quả đem lại lợi nhuận và có tích lũy, điều này đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn. 6T/2013- 6T/2014 giảm 2,91% là do đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản là là ngành tiềm năng tại địa bàn nhƣng 6T/2014 giá cá giảm, ngƣời nuôi có số bị lỗ hoặc một số lời ít thì để lại tái đầu tƣ, vì vậy ảnh hƣởng đến công tác thu nợ. Doanh số thu nợ dài hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp trong tổng doanh số thu nợ và tăng giảm không ổn định, năm 2012 giảm thấp nhất 38,97% so với năm 2011. Nhƣ đã nói trên năm 2012 là năm tình hình kinh tế không ổn định, trong khi mặt bằng lãi suất quá cao, hàng loạt doanh nghiệp đang trong tình trạng cầm cự, giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào đều
tăng, cuối năm 2011 lạm phát lên đến 2 chữ số tạo áp lực khá lớn lên ngƣời dân và doanh nghiệp, điều này gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh và thu nhập ngƣời dân, ảnh hƣởng ít nhiều cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Năm 2013 tốc độ doanh số thu nợ dài hạn tăng cao nhất 91,76% sao với năm 2012, 6T/2014 cũng tăng lên 28,90% so với 6T/2013 là vì chính sách ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát đã phát huy kết quả, tình hình kinh tế địa phƣơng đƣợc cải thiện, các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn nên công tác thu hồi nợ nhanh chóng hơn.
Dư nợ
Qua bảng số liệu 3.3, 3.4 ta thấy dƣ nợ có xu hƣớng tăng qua các năm là do nhu cầu vay vốn tại địa phƣơng ngày càng nhiều, cho vay trung dài hạn tăng qua các năm nên điều hiển nhiên làm dƣ nợ tăng. Trong đó, dƣ nợ ngắn hạn hầu nhƣ chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng nhanh hơn dƣ nợ trung dài hạn. Cụ thể năm năm 2012 tăng 73,48 % so 2011, 2013 tăng 17,62% so với 2012, 6T/2014 tăng 43,92% so 6T/2013. Điều này dễ hiểu vì ngân hàng đang hạn chú trọng đầu tƣ vào cho vay ngắn hạn bởi đặc điểm cho vay ngắn có thời gian luân chuyển ngắn, mau thu hồi vốn nên hạn chế đƣợc rủi ro do lạm phát, lãi suất…Dƣ nợ trung dài hạn tƣơng đối ổn định và tăng nhẹ qua các năm cụ thể là tăng 5,23% giai đoạn 2011-2012, 1,26% ở giai đoạn 2012-2013, 6T/2013- 6T/2014 tăng 4,05%, nguyên nhân là ngân hàng thắt chặt hơn đối với các khoản vay trung và dài hạn bằng công tác thẩm định, nhằm hạn chế rủi ro và thực hiện đúng chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng tăng trƣởng đi đôi với đảm bảo chất lƣợng tín dụng.
Nợ xấu
Năm 2011 nợ xấu là 1.756 triệu đồng, năm 2012 tăng 2.416 tăng 137,59% so với năm 2011. Năm 2013 nợ xấu có xu hƣớng giảm 873 triệu đồng so với năm 2012. Trong tổng nợ xấu thì:
Nợ xấu ngắn hạn biến động tăng giảm: Trong tổng nợ xấu, năm 2011 tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn chỉ chiếm 37,41%, năm 2012 tăng mạnh chiếm 91,55%, năm 2013 tiếp tục tăng chiếm 92,51%, 6T/2014 lên đến 97,49%. Nợ xấu ngắn hạn tăng cao nhất vào năm 2012 với 3.807 triệu đồng tƣơng ứng tăng 479,75% so với năm 2011, nợ xấu ngắn hạn năm 2011 chỉ chiếm 38,44%, khi tình hình kinh tế khó khăn, việc huy động vốn ngày càng giảm thì ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn để giúp nguồn vốn luân chuyển nhanh hơn. Ngoài việc thua lỗ trong sản xuất kinh doanh của khách hàng do cầm cự không nổi trƣớc những biến động thị trƣờng nhƣ giá cả càng tăng, việc tiêu thụ chậm, dẫn đến hàng tồn kho…Thêm vào đó nguyên nhân từ phía ngân hàng công tác
thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng chƣa chính xác, chất lƣợng món vay chƣa hiệu quả, hay nói đúng hơn là việc quản trị rủi ro của ngân hàng chƣa tốt.
Nợ xấu dài hạn xu hƣớng giảm: Năm 2011 nợ xấu dài hạn chiếm 62,59% tổng nợ xấu, năm 2012 là 8,45%, năm 2013 là 7,49%, 6T/2014 còn 2,51%. Chính vì chuyển đổi cơ cấu tập trung cho vay từ dài hạn sang ngắn hạn, thêm vào đó trƣớc tình hình khó khăn của những năm qua để hạn chế rủi ro thì các khoản cho vay trung và dài hạn đƣợc ngân hàng thẩm định khá kỹ, cho vay có chọn lọc với chiến lƣợc tăng chậm nhƣng ổn định. Điều đó đã giúp giảm tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn mạnh.
3.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các nhà kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng hƣớng đến, ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang cũng không ngoại lệ. Là một trong những ngân hàng lớn dẫn đầu ngành ngân hàng của tỉnh, trong những năm qua lợi nhuận đều tăng, chủ yếu là do Ngân hàng đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí, cải tiến và mở rộng các sản phẩm dịch vụ. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5: Tình hình kinh doanh tại chi nhánh qua 3 năm 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 393.368 385.849 352.536 (7.519) (1,91) (33.313) (8,63) 2. Chi phí 361.278 350.183 307.961 (11.095) (3,07) (42.222) (12,06) 3. Lợi nhuận 32.090 35.666 44.575 3.576 11,14 8.909 24,98
Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietinbank Kiên Giang
Bảng 3.6: Tình hình kinh doanh tại chi nhánh 6T/2013 - 6T/2014