Lý do thứ nhất là Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa. Nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính chất tự nhiên sang một nền kinh tế thị trường có nghĩa là chúng ta đang trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản xuất lớn ngày càng hiện đại.
Lý do thứ hai là các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc khi sang Việt Nam vẫn còn gặp những khó khăn về việc tìm hiểu một cách đầy đủ về môi trường đầu tư nước ta do hệ thống luật pháp còn chưa hoàn chỉnh, các thủ tục đầu tư gây cản trở tới việc tham gia đầu tư vào thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc còn khó tìm được đối tác lý tưởng ở Việt Nam, khi chưa tạo được lòng tin với doanh nghiệp và chính quyền địa phương vì một số doanh nghiệp Trung Quốc đã không giữ chữ tín, ý thức thương hiệu kém, dịch vụ hậu mãi kém nên đã ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam. Theo ý kiến của một số nhà đầu tư Trung Quốc thì Việt Nam vẫn chưa thực sự là một địa điểm đầu tư phù hợp và lý tưởng còn vì họ cho rằng không gian phát triển của Việt Nam có hạn, đồng thời Việt Nam không được miễn thuế hoàn toàn và bị hạn ngạch xuất khẩu một số mặt hàng khi xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ trong khi mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và công nghệ không cao ra nước ngoài.