Rất nhiều cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém nhưng thông tin dành cho nhà đầu tư còn rất sơ sài. Các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông tin về ngành nghề, tổng vốn đầu tư... rất tổng thể. Trong khi đó còn rất nhiều thông tin cụ thể mà nhà đầu tư cần lại không có. Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi: khi một dự án đầu tư vào địa phương phải chịu những loại thuế, phí nào với tỷ lệ bao nhiêu thì đa số thường không trả lời đầy
đủ được, thông tin XTĐT chưa thể hiện được cái chúng ta cần và cũng chưa đưa đến được điều mà nhà đầu tư muốn.
Kinh phí tổ chức các hoạt động XTĐT hiện còn rất hạn chế. Đa số các hoạt động xúc tiến đều tổ chức bằng tiền tài trợ, hoặc phối hợp với các hoạt động khác chứ chưa có một nguồn kinh phí nào dành riêng cho XTĐT. Nhiều chuyên gia kinh tế tính toán rằng, nếu đầu tư lại cho công tác xúc tiến 1% số tiền thu hút được thì hoạt động xúc tiến sẽ trở nên chủ động và hiệu quả hơn.
Hệ thống tổ chức các cơ quan XTĐT từ Trung ương đến địa phương tuy đã được hình thành nhưng còn nhiều điểm hạn chế. Các Trung tâm XTĐTcủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ở ba miền Bắc - Trung - Nam mới được thành lập nên điều kiện, cơ chế hoạt động đang ở trong giai đoạn hoàn thiện. Trong khi đó, các Trung tâm XTĐT của địa phương lại chưa được thống nhất từ cách thức tổ chức, tên gọi cho đến cơ chế hoạt động. Trung tâm XTĐT ở tỉnh này thì thuộc Sở KH&ĐT, tỉnh khác lại thuộc Sở Thương mại, có tỉnh gộp cả thương mại - đầu tư - du lịch trong văn phòng UBND tỉnh... Một chuyên viên của Trung tâm XTĐT Khánh Hoà đã thừa nhận: Chúng tôi rất lúng túng, không biết cần làm những việc gì để đạt kết quả trong XTĐT. Đứng trước yêu cầu thu hút đầu tư của tỉnh, yêu cầu thông tin của các nhà đầu tư thì chúng tôi luôn rơi vào tình huống chưa chuẩn bị sẵn sàng.
Tổ chức mỗi nơi một khác khiến cho hoạt động của các Trung tâm XTĐT chưa được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, thiếu sự phối hợp. Hậu quả là sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động XTĐT.
phương đua nhau đưa ra các chính sách riêng, cạnh tranh thu hút đầu tư đã gây ra thiệt hại về lợi ích cho Việt Nam. Thực tế, mặc dù đưa ra nhiều ưu đãi, nhưng hiệu quả thu hút đầu tư vẫn thấp. Cảnh báo về tình trạng này Bộ KH&ĐT đã phải có công văn nhắc nhở các địa phương chấn chỉnh ngay các hoạt động XTĐT như thời gian vừa qua. Đồng ý với ý kiến này, các chuyên gia của công kiểm toán quốc tế KPMG nhận định: Nhiều địa phương quá chú trọng ưu đãi về thuế, tài chính, đất đai, nhưng đây không phải là vấn đề quyết định. Các yếu tố về độ thông thoáng của các cơ quan hành chính, mức độ thực hiện cam kết đầu tư, hạ tầng, môi trường xã hội và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương cũng rất cần được coi trọng.
1. Việc quy hoach các khu công nghiệp còn chồng chéo, gây cản trở cho các doanh nghiệp
2. Việc điều chỉnh các khu công nghiệp cũng ko hợp lí, ko tận dụng đc tiềm năng của địa phương
3. Hàm lượng công nghệ trong các KCN còn chưa cao, nếu ko nói là rất thấp
4. Chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp cũng không đồng bộ
5. Vấn đề giải phóng mặt bằng, môi trường, trình độ lao động ở các KCN