a.Hình thái cấu trúc:
Là thành viên của họ Togavirideae, thuộc giống Pestisvirus,nhưng thấy bộ gen tương ứng với virus thuộc họ Flavirideae hơn, do đó gần đây có đề xuất phân loại Pestisvirus vào họ Flavirideae .
Vius dịch tả lợn thuộc loại ARN virus một sợi đơn, có vỏ bọc là lipoprotein, dưới kính hiển vi điện tử virus có dạng cấu trúc hình cầu với nucleocapsit đối xứng hình khối bao bọc bởi một màng ngoài (envelop). Virion là đơn vị đặc hiệu của virus có đường kính 40-50 nm, đường kính của nucleocapsit khoảng 29nm, là lớp
vỏ bao bọc sợi ARN của virus, với những diềm tua dài 6-8nm tập trung trên bề mặt của lớp vỏ hạt virus, bộ gen của virus là một chuỗi đơn ARN, có độ dài 12 KD, virus có 2 glycoprotein E155 và E246KD ở trên bề mặt và 1 nucleocapsit protein 36KD.
Cấu trúc kháng nguyên và cấu trúc ARN của virus dịch tả lợn rất giống với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò và virus gây bệnh Border ở cừu, do vậy cần lưu ý phân biệt trong chẩn đoán huyết thanh học.
Về độc lực của virus dịch tả lợn, hiện nay tạm chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: gồm các chủng cường độc Alfort, chủng C, chủng Thiverval.
Nhóm 2: gồm các chủng có độc lực thấp hơn phân lập được từ những lợn bị bệnh mạn tính.
b.Đặc tính nuôi cấy:
Có thể nuôi cấy virus trong tổ chức sống của lợn như: tủy xương, hạch lâm ba, phổi, bạch cầu, thận dịch hoàn, lách óc, thai lợn…Trong đó virus nhân lên tốt nhất trên môi trường thận lợn, môi trường nầy thường được sử dụng để nuôi cấy virus. Khi nuôi cấy, virus nhân lên ở nguyên sinh chất, không gây bệnh tích tế bào, sau khi gây nhiễm được 5-6 giờ thế hệ đầu tiên được giải phóng khỏi tế bào, virus lan rộng từ tế bào này sang tế bào bên cạnh nhờ các cầu nối tế bào chất và virus có thể tồn tại lâu bên trong môi trường tế bào.
c.Độc lực của virus:
Vius dịch tả lợn là một loại virus duy nhất, nhưng độc lực của nó khác nhau khá rộng.
Các chủng virus có độc lực cao gây bệnh cấp tính cho lợn và gây tỉ lệ chết cao. Các chủng có độc lực trung bình thường gây nên bệnh á cấp tính hoặc mạn tính cho lợn. có ý kiến cho rằng, độc lực của virus dịch tả lợn có đặc tính không bền vững, nó có thể tăng lên sau một hay nhiều giai đoạn ở lợn.
d.Sức đề kháng:
Dưới tác nhân vật lý, khả năng vô hoạt của virus phụ thuộc phần nào vào chất chứa trung gian. Trong môi trường tế bào, vius bị mất hoạt tính ở 600C, trong đó ở môi trường máu đã tách bỏ tơ huyết, virus không bị mất hoạt tính sau 30 phút ở 680C, virus bền vững ở pH từ 5-10, trên hoặc dưới mức này virus bị mất hoạt tính nhanh.
Các dung môi hòa tan lipit như ete, clorofoc( Chloroform) dezoxycolat ( Dẽoycholat) vô hoạt virus nhanh.
Các chất sát trùng như: xút 2% diệt virus trong nước tiểu sau 15 phút, nước vôi 10% và axit phenic giết chết virus sau 15 phút.
Trong chuồng và phân, víu bị vô hoạt sau vài ngày.
Trong thịt lợn bệnh & sản phẩm của nó, virus có thể duy trì hoạt tính trong vài tháng, đây là nguồn lây nhiễm quan trọng.
Trong tự nhiên Trong phòng thí nghiệm
- Vius dịch tả lợn gây bệnh cho lợn: lợn nhà, lợn rừng ở mọi lứa tuổi, lợn con đang bú hay mới cai sữa mắc nhiều hơn và chết nhiều, lợn cái mắc và truyền bệnh cho lợn con.
- Các loài vật khác và người không mắc bệnh dịch tả lợn.
- Lợn con rất cảm thụ với bệnh.
- Gây bệnh cho lợn con, bệnh xảy ra giống như trong tự nhiên về triệu chứng cũng như bệnh tích.
- Tiêm vius dịch tả lợn cho thỏ & chuột lang sẽ gây bệnh ở thể ẩn.
- Người ta dùng Vius dịch tả lợn tiêm truyền liên tục cho thỏ trong nhiều đời. Độc đối với thỏ tăng lên, độc lực đối với lợn giảm xuống, đến hơn 150 đời thì giống virus này hoàn toàn không độc lực đối với lợn nữa nhưng vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên. Đây là giống virus nhược độc dịch tả lợn qua thỏ dung để chế vacxin.