Tiến trình cải cách.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHẨN ĐOÁN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰ BÁO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM pdf (Trang 38 - 39)

7. Hệ thống chính sách và quy định pháp luật

7.1.Tiến trình cải cách.

Chính phủ đã bắt đầu chương trình cải cách lĩnh vực tài chính, như một phần của khoản vay từ Chương trình Tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB-PRSC). Điều này hỗ trợ cho sự khởi xướng những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực tài chính, được thiết kế để chuyển đổi Ngân hàng nhà nước Việt Nam thành một ngân hàng trung ương hiện đại, tăng thêm sức mạnh định hướng kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước và phát triển thị trường vốn. Nhằm mục đích này, Thủ Tướng Chính phủ đã ký lộ trình cải cách hệ thống ngân hàng vào tháng 5/2006. Lộ trình này tập trung vào việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước cũng như Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tách chức năng giám sát khỏi chức năng sở hữu, tăng cường chức năng giám sát ngân hàng, và đưa các tiêu chuẩn quản lý pháp quy phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của Ủy Ban Basel. Tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước đựơc dự định cổ phần hoá vào năm 2007và 2008 và một sân chơi bình đẳng có thể được tạo ra cho tất cả định chế trung gian tài chính.

Như là một yêu cầu của việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đang cho phép các ngân hàng nước ngoài nộp đơn xin giấy phép hoạt động kinh doanh ngân hàng đầy đủ. Khi các ngân hàng này vào hàng loạt, họ sẽ cung cấp các sản phẩm bán lẻ mới, ví dụ như khoản cho vay thế chấp bằng tài sản vay vốn và các sản phẩm

tiêu dùng khác, (LCY,) chứng chỉ tiền gửi bằng đồng nội tệ, v.v….Điều này làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổ phần đối với các tầng lớp khách hàng “hàng đầu”. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là “sự phân bổ từ từ” các sản phẩm mới đến những người có mức thu nhập trung bình trong 2 – 3 năm tới.

7.2. Quản trị ngân hàng

Sự mâu thuẫn tiềm tàng của lợi ích và cấu trúc ra quyết định không tương xứng có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển. Những cải tiến hơn nữa cần được thực hiện một cách khẩn cấp để tạo thuận lợi cho cả sự gia nhập của ngân hàng nước ngoài và hợp lý hoá các quy trình hiện hữu (ví dụ cổ phần hóa). Các cải tiến quan trọng nhất là (a) tạo sân chơi bình đẳng bằng cách áp dụng một cấu trúc quản trị ngân hàng giống nhau cho các ngân hàng thương mại nhà nước- NHTMNN (SOCBs) và các ngân hàng cổ phần (JSBs) (b) giải quyết mâu thuẫn lợi ích được đặt ra bởi các vai trò khác nhau của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTMNN -SOCBs, (c) thể hiện rõ năng lực tương ứng của các thành viên của Hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành (d) vai trò đại diện quyền sở hữu trong Ban Kiểm sóat của các NHTMNN (SOCBs) và sự rõ ràng về chức năng của ban Kiểm soát (e) sự tách biệt chức năng kiểm tóan và kiểm soát rủi ro khỏi Ban điều hành ngân hàng và (f) công nhận và tăng cường quyền hạn của các cổ đông thiểu số, cụ thể ở các doanh nghiệp cổ phần hóa và NHCP (JSBs.)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHẨN ĐOÁN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰ BÁO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM pdf (Trang 38 - 39)