0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Các ngân hàng trên đỉnh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHẨN ĐOÁN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰ BÁO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PDF (Trang 34 -37 )

6. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH 1 Thị trường vốn

6.8. Các ngân hàng trên đỉnh

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có vốn sở hữu Nhà nước mới được thành lập, được chuyển đổi thành một định chế từ Quỹ hỗ trợ phát triển (DAF), đóng vai trò như 1 tổ chức trên đỉnh. Ngân hàng này sẽ đưa vốn vào những lĩnh vực ưu tiên và các dự án phát triển của Chính Phủ. Ngân hàng thế giới cũng đã thành thành lập một cơ chế tài trợ tập trung để cung cấp nguồn vốn cho vay lại đến các định chế tài chính ở nông thôn. Một số lượng vốn tập trung tương tự hiện có ở nhiều ngân hàng thương mại Nhà nước. (SOCBs.) Chính Phủ dự định sẽ hợp nhất tất cả các nguồn vốn này vào Ngân hàng Phát triển Việt nam. (VIB.)

Lưu ý : Trong tái liệu của IFC ghi nhầm là Ngân hàng Đầu tư VN (VIB) – TÊN

ĐÚNG LÀ Ngân hàng Phát triển VN (VDB).

6.9. Các hiệp hội ngành nghề tài chính-ngân hàng

Việt Nam dành một vai trò quan trọng cho Hiệp hội các nhà ngân hàng, (VNBA), được thành lập năm 1994 và hiện tại đã phát triển thành một tổ chức của các thành viên tự nguyện với sự tham gia của 48 định chế tài chính bao gồm 5 NHTM Nhà nước (SOCBs), 35 NHTM cổ phần (JSBs), 1 NH liên doanh (JVB) và 7 định chế tài chính khác không phải là ngân hàng. Hiệp hội này đã mở rộng hoạt động vào các lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo, tư vấn pháp lý, và hợp tác trong các diễn đàn / hội thảo quốc tế. So với các Hiệp hội ngành nghề khác, VNBA được xem là hoạt động có hiệu quả và bền vững do sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực ngân hàng.

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) được thành lập năm 2004. Cho đến nay VAFI đã có gần 200 thành viên, trong đó 28 là các tổ chức. Hiệp hội này là chiếc cầu nối giữa các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ. Hiệp hội này được thành lập với mục tiêu chính là cải thiện môi trường đầu tư, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính trong nước và ở nước ngoài, và đề xuất ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước về cá qui định và chính sách tài chính.

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (AVI) được thành lập năm 1999, có 29 thành viên chính thức là các công ty bảo hiểm và 25 thành viên liên kết là các nhà môi giới, người tính toán xử lý tổn thất bảo hiểm, v.v. Hoạt động chính của Hiệp hội này bao gồm cung cấp các văn bản, tài liệu pháp lý liên quan đến bảo hiểm, đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm và hoạt động đào tạo .

6.10. Huấn luyện, đào tạo, tư vấn

Lĩnh vực ngân hàng tùy thuộc rất nhiều vào trường Đại học ngân hàng trong nước và các bộ phận đào tạo nội bộ của các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân sự của họ. Trung tâm đào tạo về ngân hàng (BTC) có thể cung cấp các sản phẩm đào tạo chất

lượng cao, hiện đại nhưng không phải là nhà cung cấp dịch vụ đào tạo lớn nhất. Gần đây BTC đã mở rộng các dịch vụ của mình bao gồm dịch vụ tư vấn và các cuộc khảo sát thị trường tài chính Việt Nam. Có một số các công ty tư vấn và đào tạo trong nước và nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, tuy nhiên, không có công ty nào chuyên tập trung vào cộng đồng tài chính.

Sự bùng nổ của thị trường vốn gần đây và sự tham gia của các định chế tài chính nước ngoài vào thị trường đã đặt ra một sức ép khắt khe về đội ngũ lao động có kinh nghiệm và có trình độ cao. Điều này dẫn đến rủi ro vận hành cao hơn trong khắp lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

6.11. Công nghệ

Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể trong vòng 3 năm qua như được mô tả trong Bảng 10 dưới đây, trình độ công nghệ của các định chế tài chính Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước láng giềng như Thái lan, Singapore và Malaysia. Trình độ công nghệ giữa các ngân hàng cũng có sự khác nhau đáng kể. Hầu hết các ngân hàng dẫn đầu trên thị trường (Ngoại thương, Kỹ thương) có hệ thống công nghệ ngân hàng lõi khá tiên tiến đã hỗ trợ cho các dịch vụ ngân hàng đầy đủ (bao gồm dịch vụ ngân hàng qua internet, ATMs, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại….) cũng như quản lý rủi ro. Tuy nhiên, các dịch vụ được cung cấp như dịch vụ ngân hàng qua internet vẫn còn giới hạn trong việc đáp ứng những yêu cầu cơ bản về vấn tin số dư tài khản và những giao dịch trong quá khứ. Mặt khác, phần lớn các ngân hàng thương mại nông thôn và các ngân hàng thương mại đứng trong nhóm thứ hai và cả các ngân hàng thương mại Nhà nước lớn hơn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, còn thiếu công nghệ tiên tiến. Nhiều ngân hàng trong số này vẫn còn hoạt động trên những hệ thống riêng lẻ lạc hậu và dựa vào các chứng từ bằng giấy – không thể thu nhận trực tuyến, làm cho các ngân hàng này đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về vận hành và quản lý các danh mục cũng như hiệu quả hoạt động thấp. Nhìn chung, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn toàn có ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước và tính một cách bình quân thì công nghệ là một điểm yếu trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài như Citibank, HSBC,

Deutsche Bank, ANZ , chẳng hạn, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng qua internet, tuy nhiên chỉ cung cấp giới hạn cho các khách hàng doanh nghiệp.

Bảng 10 Tình trạng công nghệ của

các Ngân hàng Việt Nam

Các ứng dụng ngân hàng hiện đại 2007 2004

Ngân hàng có hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) Giao dịch trực tuyến/ngày (triệu)

Các ngân hàng được trang bị máy rút tiền tự động (ATM) và các điểm giao dịch (POS)

- Số lượng máy ATM - Số lượng POS

Các ngân hàng phát hành thẻ thanh toán. - Số lượng thẻ (triệu)

Ngân hàng có Internet banking

12 3 – 4.5 15 3,820 21.875 25 6,2 17 8 1.5 – 2 12 800 16.283 20 1,9 3

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHẨN ĐOÁN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰ BÁO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PDF (Trang 34 -37 )

×