Chuẩn mực kế toán

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHẨN ĐOÁN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰ BÁO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM pdf (Trang 32 - 33)

6. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH 1 Thị trường vốn

6.5.Chuẩn mực kế toán

Các chuẩn mực kế toán còn thô sơ và sự phổ biến công khai còn yếu kém cũng như tính trung thực của các dữ liệu được công bố. Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam đã thay đổi từ phương thức thực thu thực chi sang phương thức dự thu dự chi và hướng ngân hàng

Thanh toán điện tử liên ngân hàng

đến các chuẩn mực kế toán quốc tế theo IFRS, các chuẩn mực này vẫn chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Như là một phần của tiến trình đổi mới lĩnh vực tài chính hiện đang được thực hiện, các tiêu chuẩn kế toán quuốc tế IFRS được áp dụng như là chuẩn mực kế toán chung.

Như đã đề cập trước đây ở phần về các khoản vay không sinh lời – NPL, sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) liên quan đến việc trích dự phòng thất thoát các khoản vay đã làm giảm đáng kể tỷ lệ NPL của các ngân hàng Việt Nam, điều này dẫn đến việc định giá quá cao tài sản Có của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước sẽ có vốn chủ sở hữu âm do các khoản trích dự phòng thất thoát vốn vay tăng lên nếu họ áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế IFRS một cách nghiêm ngặt.

Điều 7 của quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thiết lập các khoản dự phòng thất thoát các khoản vay theo hệ thống phân loại tín dụng; đó là sự nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) liên quan đến việc trích dự phòng thiệt hại các khoản cho vay.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHẨN ĐOÁN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰ BÁO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM pdf (Trang 32 - 33)